ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể bằng công nghệ GIS và viễn thám (Trang 30 - 34)

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ các yếu tố tự nhiên trên mặt đất và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội diễn ra trong khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể thuộc hai xã Khang Ninh và Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phân vùng theo mức độ nhạy cảm đối với yếu tố địa hình, thủy văn, lớp phủ thực vật, giao thông, quản lý, khoảng cách tới các khu dân cư, mật độ dân số và cơ cấu nghề nghiệp tới việc bảo tồn đa dạng sinh học trên bề mặt đất.

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể thuộc xã Khang Ninh và Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

2.2.2. Thời gian tiến hành

- Thời gian thực hiện đề tài: Từ 08/2011 đến 08/2012.

2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Điều tra cơ bản

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:

+ Vị trí địa lý, tọa độ + Địa hình, địa mạo + Khí hậu, thủy văn

+ Tài nguyên sinh vật: thực vật, động vật, tỷ lệ che phủ...

- Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Điều kiện kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân, mức sống của người dân,...

+ Điều kiện xã hội: số dân, số hộ, tỷ lệ lao động /tổng số dân, tỷ lệ tăng dân số (tăng tự nhiên, tăng cơ học), mật độ dân số....

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội - Tình hình quản lý

2.3.2. Xây dựng quy trình thành lập bản đồ phân vùng bảo tồn đa dạng sinh học theo mức độ nhạy cảm

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn đa dạng sinh học.

- Thu thập các thông tin cần thiết về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Phân cấp mức độ ảnh hưởng cho từng yếu tố.

- Tổng hợp kết quả phân cấp tổng hợp.

2.3.3. Ứng dụng phần mềm ENVI giải đoán ảnh vệ tinh

Sử dụng các công cụ của phần mềm ENVI 4.5 để giải đoán ảnh vệ tinh SPOT 2.5 chụp khu vực nghiên cứu năm 2009. Kết quả giải đoán ảnh vệ tinh là phân lớp các đối tượng theo các mẫu đã chọn.

Trên cơ sở các kết quả giải đoán tự động bằng phần mềm ENVI, kết hợp với phương pháp giải đoán bằng mắt dựa trên kinh nghiệm cùng với kết quả điều tra thực địa có chọn lọc để nâng cao kết quả giải đoán hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu. Sản phẩm cuối cùng là bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu thuộc xã Cao Thượng và Khang Ninh của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

2.3.4. Ứng dụng phần mềm ArcGIS xây dựng bản đồ phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm

Dựa trên sản phẩm cuối cùng của quá trình giải đoán ảnh là bản đồ hiện trạng các loại đất, tiến hành phân lớp thành 10 lớp thông tin và xây dựng các bản đồ chuyên đề gồm: địa hình, thủy văn, lớp phủ thực vật, giao thông, quản lý, khoảng cách tới các khu dân cư, mật độ dân số và cơ cấu nghề nghiệp. Sau

đó, thực hiện phân cấp cho từng yếu tố đó dựa trên mức độ ảnh hưởng của nó đối với bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu.

Sau khi đã thực hiện phân cấp cho từng yếu tố, tiến hành chồng ghép các lớp thông tin bằng công cụ chồng ghép của phần mềm ArcGIS 9.2 để tạo thành bản đồ phân cấp tổng hợp.

2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Đối với cơ sở dữ liệu không gian

+ Bản đồ có sẵn: Bản đồ địa hình, bản đồ thủy văn, giao thông, bản đồ hiện trạng sử dụng đất...

+ Giải đoán ảnh vệ tinh SPOT độ phân giải 2.5 - Đối với cơ sở dữ liệu thuộc tính

+ Thu thập số liệu, báo cáo về các mặt:

 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: vị trí địa lý, tọa độ, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn...

 Điều kiện kinh tế: tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân,...

 Điều kiện xã hội: số dân, số hộ, tỷ lệ tăng dân số các năm gần đây, lao động, tỷ lệ đói nghèo, dân tộc, phong tục tập quán...

 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội: hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, thương mại - dịch vụ, y tế, ...

 Tình hình quản lý tại khu vực nghiên cứu.

+ Thu thập các quy định, tài liệu hướng dẫn thực hiện, các công trình nghiên cứu có liên quan...

+ Điều tra, khảo sát, đối chiếu thực địa nhằm xác minh độ chính xác của các số liệu, tài liệu đã thu thập được, kiểm tra kết quả giải đoán và chính xác hóa các thông tin về nội dung hiện trạng đã thu được trong quá trình giải đoán ảnh vệ tinh.

2.4.2. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ

- Giải đoán ảnh vệ tinh SPOT độ phân giải 2.5 chụp năm 2009 tại khu vực Vườn quốc gia Ba Bể bằng phần mềm ENVI 4.5 kết hợp với các số liệu, tài liệu thu thập.

- Biên tập các bản đồ chuyên đề bằng phần mềm ArcGIS 9.2.

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Sử dụng phần mềm ArcGIS phân tích, chồng ghép, chia tách thông tin và phân tích mối quan hệ không gian, từ đó đưa ra lời giải cho bài toán.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phân vùng bảo tồn theo mức độ nhạy cảm tại vùng đệm vườn quốc gia Ba Bể bằng công nghệ GIS và viễn thám (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)