Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thực phẩm Hà Nội (Trang 26 - 29)

1.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.2. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng bậc nhất của các doanh nghiệp. Đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hẳn so với việc đầu tư vào các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm:

- Giúp người lao động thực hiện các công việc một cách tốt hơn, đặc biệt khi ngưòi lao động thực hiện các công việc không đáp ứng đựơc các tiêu chuẩn mẫu hoặc khi người lao động nhận công việc mới

- Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho người lao động

- Tránh tình trạng quản lý lỗi thời, giải quyết các vấn đề về tổ chức, đề ra các chính sách quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp có hiệu quả.

- Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận cho doanh nghiệp - Thoả mãn nhu cầu học tập của người lao động, kích thích họ làm việc tốt hơn, có cơ hội thăng tiến hơn,…

1.2.2.2. Nội dung, hình thức đào tạo nguồn nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực gồm các nội dung:

- Trang bị kiến thức phổ thông - Trang bị kiến thức chuyên nghiệp - Trang bị kiến thức quản lý

Về hình thức đào tạo được chia ra:

- Đào tạo mới: áp dụng đối với những người chưa được đào tạo nghề - Đào tạo lại: đào tạo cho những người đã có nghề song vì lý do nào đó nghề của họ không còn phù hợp.

- Đào tạo nâng cao trình độ: nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận những công việc phức tạp hơn, đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như yêu cầu sự phát triển của doanh nghiệp.

1.2.2.3. Tiến trình đào tạo nguồn nhân lực

Tiến trình đào tạo có thể được chia thành các bước sau:

*/- Xác định nhu cầu đào tạo.

Thông thường, nhu cầu đào tạo thường đặt ra khi người lao động không có đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. Để xác định chính xác nhu cầu đào tạo cần thực hiện nghiên cứu:

- Doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu ở mức độ như thế nào

- Đội ngũ lao động cần có những kỹ năng nào để thực hiện tốt các công việc - Điểm mạnh và điểm yếu của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp là gì?

*/- Thực hiện quá trình đào tạo

- Đào tạo công nhân: Tuỳ theo yêu cầu thực tế, có thể áp dụng các hình thức đào tạo hiện nay là:

+ Đào tạo tại nơi làm việc: Đây là hình thức đào tạo trực tiếp chủ yếu là thực hiện ngay trong quá trình sản xuất, do doanh nghiệp tổ chức. Phương pháp này có ưu điểm:

Có khả năng đào tạo nhiều công nhân cùng một lúc, thời gian đào tạo ngắn Không đòi hỏi các điều kiện về trường sở, giáo viên chuyên trách, bộ máy quản lý,… nên dễ tổ chức và tiết kiệm được chi phí.

Nhược điểm của phương pháp này là:

Học viên nắm kiến thức lý luận không theo trình tự từ thấp đến cao và không có hệ thống.

Thời gian học tập ngắn, việc tổ chức học lý thuyết có nhiều khó khăn nên kết quả học tập bị hạn chế.

+Mở các lớp đào tạo cạnh doanh nghiệp: Đối với những công việc tương đối phức tạp, việc đào tạo trong sản xuất không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, doanh nghiệp phải tổ chức các lớp đào

tạo riêng. Hình thức đào tạo này thường chỉ áp dụng ở những doanh nghiệp tương đối lớn và chỉ đào tạo được cho những doanh nghiệp cùng ngành có tính chất tương đối giống nhau.

Các trường lớp chính quy: Tổ chức thành các trung tâm dậy nghề, các trường dậy nghề tập trung có quy mô tương đối lớn, đào tạo công nhân có trình độ lành nghề. đào tạo theo phương pháp này học viên được đào tạo một cách có hệ thống, từ đơn giản đến phức tạp, từ lý thuyết đến thực hành, đào tạo tương đối toàn diện giúp học viên nắm vững các kiến thức cơ bản và kỹ năng nghiệp vụ.

+ Đào tạo cán bộ chuyên môn: Cán bộ chuyên môn là những người được đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Việc đào tạo cán bộ chuyên môn được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như:

- Đào tạo chính quy dài hạn - Đào tạo tại chức dài hạn - Đào tạo từ xa v.v…

1.2.2.4. Đánh giá kết quả đào tạo

Hiệu quả chương trình đào tạo thường được đánh giá qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: thể hiện qua xem xét học viên đã tiếp thu, học hỏi được những gì sau khoá đào tạo.

- Giai đoạn 2: thể hiện qua việc học viên áp dụng những kiến thức kỹ năng đã học hỏi được vào trong thực tế để thực hiện công việc như thế nào.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thực phẩm Hà Nội (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)