Nhóm giải pháp vận động, xúc tiến đầu tư vào Hải phòng

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006 - 2010 (Trang 82)

Đối với các hoạt động vận động, xúc tiến đầu tư Thành phố sẽ tập trung vào một số giải pháp sau:

- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài của thành phố trên cơ sở có sự so sánh, rút kinh nghiệm

75

từ các địa phương, đặc biệt là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...các nước trong khu vực và cải thiện khả năng thực hiện các ưu đãi cho dự án.

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài (thông qua Cục Đầu tư nước ngoài, các cơ quan ngoại giao và trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài). Công tác xúc tiến đầu tư cần được hoạch định, lập kế hoạch có mục tiêu cụ thể và xác đáng. Nghiên cứu, phát triển hơn nữa các nội dung xúc tiến đầu tư trên cơ sở nêu bật những ưu điểm của thành phố nhằm tăng khả năng thu hút đầu tư. Cần học tập kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tổ chức các Hội chợ Đầu tư một cách thường xuyên để tìm hiểu rõ hơn nhu cầu của các nhà ĐTNN.

- Nâng cao chất lượng các tài liệu phục vụ xúc tiến đầu tư:

+ Nâng cao chất lượng trang Web về đầu tư, sách giới thiệu về môi trường đầu tư của Hải Phòng đảm bảo có nhiều thông tin về kinh tế - xã hội cũng như cập nhật thường xuyên các chính sách mới của Nhà nước và Thành phố. Có sự phối hợp chặt chẽ giới thiệu trang website của thành phố với những trang website của các Sở, Ngành, doanh nghiệp lớn trong thành phố nhằm tạo nguồn thông tin đầy đủ, chính xác và nhất quán cho nhà đầu tư.

+ Đổi mới nội dung cuốn sách giới thiệu về môi trường đầu tư: các chính sách ưu đãi, các tiềm năng, lợi thế, các loại chi phí, trình tự thủ tục xin giấy phép đầu tư và in bằng nhiều thứ tiếng Anh, Trung, Pháp.

+ Lập danh mục dự án, dự án tiền khả thi cho một số dự án quan trọng để giới thiệu, quảng bá, hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp chủ động lập các dự án tiền khả thi thu hút đầu tư nước ngoài...

- Mở rộng không gian kinh tế trên cơ sở phát triển quan hệ hợp tác giữa UBND Thành Phố, Sở Kế hoạch & Đầu tư với các cơ quan đầu tư của nước ngoài như JETRO (cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản), KOTRA (Hàn Quốc), UNESCAP (Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc),...Chủ động tham gia vào việc phát triển hai vành đai kinh tế với Trung Quốc. Chú trọng trong quan hệ với các đối tác chiến lược và các đối tác kinh tế lớn, các quốc gia có nguồn lực tài chính lớn và công nghệ nguồn (Mỹ, EU, Nhật Bản,...), các công ty đa

76

quốc gia, xuyên quốc gia; tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN, APEC; mở rộng quan hệ kinh tế với Lào, Campuchia. Chú trọng công tác chỉ đạo thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế mà trước hết là nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về tính tất yếu, những thuận lợi to lớn cùng với những thách thức cơ bản của quá trình hội nhập. Từ đó, các ngành, các doanh nghiệp phải có sự chủ động và đầu tư thích đáng nhằm khẩn trương nâng cao khả năng cạnh tranh để giành thắng lợi trong điều kiện hội nhập. Có cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thu hút đầu tư và đầu tư ra nước ngoài.

- Khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào những ngành sử dụng nhiều nhân tố sản xuất mà Việt Nam và Hải Phòng sẵn có (đặc biệt là lao động) thông qua đó sản phẩm sẽ được xuất khẩu chứ không chỉ dừng lại ở việc thay thế nhập khẩu.

- Chủ động tổ chức các đoàn của thành phố đi xúc tiến thương mại và đầu tư có sự tham gia của các doanh nghiệp có nhu cầu về thị trường và tìm đối tác đầu tư. Hỗ trợ một phần chi phí cho các doanh nghiệp tham gia đoàn xúc tiến. Thông qua các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp đã đầu tư tại Việt Nam để tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh của Hải Phòng, môi trường đầu tư, cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư của Hải Phòng.

- Xúc tiến đầu tư qua các doanh nghiệp đã đầu tư ở Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006 - 2010 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)