Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện một số dự án theo quy hoạch sử dụng đất đến giá đất trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 36 - 40)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh). Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; Tây bắc giáp Thủ đô Hà Nội; Đông và Đông bắc giáp tỉnh Hải Dương; Tây giáp Hà Nội và Hà Nam có sông Hồng làm giới hạn; Nam giáp tỉnh Thái Bình có sông Luộc làm giới hạn.

Hưng Yên nằm trong phạm vi toạ độ : - Vĩ độ Bắc: Từ 20036' - 21000'.

- Kinh độ Đông: Từ 105053' - 106015'.

Toàn tỉnh có 10 huyện, thành phố gồm : Thành phố Hưng Yên và 9 huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ. Tổng số xã, phường, thị trấn toàn tỉnh là 161 với tổng diện tích tự nhiên 926,03 km2, và dân số là 1.132.285 người, mật độ dân số trung bình là 1.223 người/km2 (theo Niên giám Thống kê năm 2010 tỉnh Hưng Yên).

Trên địa bàn tỉnh có hệ thống các tuyến đường giao thông đường bộ quan trọng như : Quốc lộ 5A, 39A, 38; tỉnh lộ 39B, 200, 207, 208, 199 ... và đường sắt Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng, nối Hưng Yên với các tỉnh phía bắc, đặc biệt là với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh; Có hệ thống sông

Hồng, sông Luộc, tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và đi lại.

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình của tỉnh Hưng Yên khá bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Trên bề mặt khá bằng phẳng đó thường xen kẽ các ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) bị ngập nước quanh năm. Cốt bề mặt địa hình tỉnh Hưng Yên biến động từ +0,9 m đến + 10 m. Nơi cao nhất là khu đất bãi thuộc xã Xuân Quan huyện Văn Giang (từ +9m đến +10m), nơi thấp nhất là xã Tiên Tiến huyện Phù Cừ (khoảng +0,9m). Có thể chia thành 5 tiểu vùng như sau:

+ Tiểu khu ngoài đê sông Hồng và sông Luộc hàng năm được bồi đắp thêm phù sa mới, nên phía ngoài đê thường cao hơn phía trong đê và thấp dần từ Bắc xuống Nam theo dòng chảy. Cốt đất cao từ +7m đến +9m thuộc xã Xuân Quan, Phụng Công (Văn Giang) thấp dần tới cốt đất cao +3m đến +4m thuộc xã Thuỵ Lôi (Tiên Lữ), Tống Trân, Nguyên Hoà (Phù Cừ).

+ Tiểu khu Khoái Châu, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ và Văn Lâm có cốt đất cao từ +6m đến +7m.

+ Tiểu khu thành phố Hưng Yên, Phù Cừ, Tiên Lữ kề bên sông Hồng và sông Luộc có tầng đất phù sa dày khoảng 1m đến 1,5m, cốt đất cao +3m đến +3,5 m .

+ Tiểu khu Bắc Văn Lâm có cốt đất cao từ +4m đến +5m.

+ Tiểu khu Ân Thi, Bắc Phù Cừ, Đông Kim Động cốt đất cao +2m.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Hưng Yên nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa và thuộc khu vực phía Đông Bắc bộ, với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh. Khí hậu Hưng Yên có 4 mùa rõ rệt bốn mùa rõ rệt. Trong thời kỳ đầu mùa đông khí hậu tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt; mùa hạ nóng ẩm, nhiều

mưa. Số giờ nắng trung bình 1.650 giờ/năm, nhiệt độ trung bình 23,20C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 160C. Tổng nhiệt độ trung bình năm 8.500 - 8.6000C. Lượng mưa trung bình 1.450 - 1.650mm, nhưng lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 70% lượng mưa cả năm, gây úng lụt, ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lạnh và thường có mưa phùn.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi dầy đặc: Gồm Sông Hồng nằm ở phía tây của tỉnh dài 45 km, Sông Luộc nằm ở phía nam của tỉnh dài 25 km và hệ thống trung đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải nằm đều trên các huyện của tỉnh gồm các sông : Cửu An, Nghĩa Trụ, Sặt, Kim Ngưu, Tân Hưng, Điện Biên, Hồ Kiều, Sậy, ... Cùng với hệ thống sông ngòi tự nhiên còn có hệ thống thuỷ lợi cấp I, cấp II và hệ thống mương nội đồng khá lớn đảm bảo cho việc tưới tiêu bằng nhiều hình thức: Tự chảy, bơm,...

+ Sông Hồng: Đoạn sông chảy qua Hưng Yên dài khoảng 57 km, tạo

thành ranh giới tự nhiên Phía Tây giữa Hưng Yên và Hà Nội, Hà Nam

Sông Hồng có tác dụng cung cấp nước tưới, tiêu, bồi tụ phù sa và là nguồn cung cấp nước lớn trong khu vực. Do nước sông Hồng có nhiều phù sa, dòng chảy sông lớn, nhiều khúc uốn nên sông thường xuyên có hiện tượng sói lở, bồi tụ bờ, tạo nên nhiều bãi nổi, cồn cát. Có thể nói sông Hồng là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng thông thường (cát san lấp, cát xây dựng, đất sét) lớn của tỉnh Hưng Yên

+ Sông Luộc:

Sông Luộc còn gọi là sông Phổ Đà, Đà Lỗ, là phân lưu của sông Hồng ở xã Tân Hưng huyện Tiên Lữ, đổ vào sông Thái Bình ở Quý Cao (Hải Dương). Sông rộng trung bình 150m-250m, sâu 4-6m. Toàn bộ sông dài 70 km, đoạn chảy qua Hưng Yên dài 26 km, tạo ranh giới tự nhiên Phía Nam

giữa Hưng Yên với Thái Bình. Nước sông Luộc cũng có nhiều phù sa và cũng là nguồn cung cấp nước, vật liệu xây dựng thông thường cho tỉnh

+ Sông Cửu An:

Là phân lưu của sông Hồng, sông Cửu An còn được gọi là sông Đào, Kênh Chính Nam, sông Si, Ba Đông, Bằng Ngang. Sông chảy từ Nghi Xuyên xã Chí Tân huyện Khoái Châu đến ngã ba Tòng Hóa - Phù Cừ với tổng chiều dài khoảng 23,5km. Sông Cửu An là một nhánh chính của hệ thống thủy nông Bắc - Hưng - Hải, có tác dụng tưới tiêu nước cho vùng Khoái Châu, Kim Động

+ Sông Kẻ Sặt:

Nối giữa sông Sinh (Hải Dương) với khúc cuối của sông Cửu An. Sông Kẻ Sặt dài khoảng 20 km, chảy từ Thịnh Vạn xã Minh Đức huyện Mỹ Hào đến Nguyên Hòa (Phù Cừ) đổ vào sông Luộc. Sông chảy song song với sông Hồng, tạo nên ranh giới Phía Đông của tỉnh Hưng Yên. Sông Kẻ Sặt có nhiệm vụ tưới tiêu cho tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương

+ Sông Hoan Ái:

Sông này vốn là phân lưu của sông Hồng, sau bị vùi lấp cửa sông nên trở thành một chi lưu chính của hệ thống thủy nông Bắc - Hưng - Hải. Sông Hoan Ái chảy từ cống Xuân Quan đến cống Tranh, dài 36 km, có nhiệm vụ lấy nước từ sông Hồng phân phối cho các sông trong hệ thống trung thủy nông của tỉnh.

+ Sông Nghĩa Trụ:

Sông này bắt nguồn từ sông Hồng, do bị bồi lấp nên hiện nay chỉ còn 2 đoạn. Đoạn thứ nhất bắt nguồn từ huyện Gia Lâm (Hà Nội) chảy qua Văn Giang, Xuân Cầu, Đồng Tỉnh đổ vào sông Hoan Ái. Khi xây dựng công trình thủy nông Bắc - Hưng - Hải, đoạn này được đào rộng ra và gọi là sông Kim Sơn. Sông có nhiệm vụ tưới tiêu nước cho huyện Văn Giang và cả tỉnh. Đoạn

thứ hai nằm ở phía Nam của tỉnh, gọi là sồn Cầu Cáp hoặc sông Điềm Xá, Mai Xá. Sông bắt nguồn từ ngã ba thôn Hà Linh gặp sông Hồ Kiều, sau đó chảy qua Mai Xá (Tiên Lữ). Sông này có tác dụng tưới tiêu nước cho các huyện Tiên Lữ, Phù Cừ.

+ Sông Điện Biên:

Sông này lấy nước từ sông Hoan Ái, chảy từ Lực Điền qua Đồng Tiến, Hồng Tiến (Khoái Châu), sang Kim Động rồi đổ vào sông Cửu An, sau đó chảy xuống Cửu Gàn (TP Hưng Yên). Sông dài khoảng 20 km, có nhiệm vụ tưới tiêu nước cho một phần các huyện Khoái Châu, Kim Động.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện một số dự án theo quy hoạch sử dụng đất đến giá đất trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w