CHƯƠNG 2 NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE THỰC HIỆN 49 2.1. Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
2.1.1. Những ưu điểm trong kiểm toán khoản mục hàng tồn kho do Công ty TNHH
Quy trình kiểm toán khoản mục HTK là một quy trỡnh khá hoàn thiện, bao gồm nhiều bước từ tìm hiểu thông tin khách hàng tới các hoạt động sau kiểm toán.
Việc KTV thực hiện nghiêm túc cỏc khõu của quy trình sẽ đảm bảo mức rủi ro cho việc KTV đưa ra ý kiến đồng ý với ghi nhận kế toán trong khi xảy ra sai phạm trọng yếu là rất thấp.
Các giai đoạn trong quy trình đều được tính toán và thiết kế hợp lý sao cho giai đoạn trước hỗ trợ cho giai đoạn sau, các công việc kiểm toán được tiến hành logic và hợp lý, bổ sung cho nhau trong suốt quá trình thực hiện.
Việc thu thập thông tin của khách hàng đầu tiên khiến cho KTV có cái nhìn tổng quan về khách hàng. Khi đã nắm được lĩnh vực hoạt động , ngành nghề kinh doanh của Công ty khách hàng, bộ máy tổ chức và tính liêm chính của Ban giám đốc, KTV sẽ hình dung được rủi ro tiềm tàng của công việc kiểm toán. Do khoản mục HTK là khoản mục mang tính trọng yếu cao và chứa đựng rủi ro tiềm tàng lớn nên trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, KTV đã chú trọng tìm hiểu thông tin về quy trình sản xuất kinh doanh của khách thể kiểm toán, đánh giá mức độ trọng yếu của khoản mục HTK đến toàn bộ BCTC và đồng thời thu thập thông tin và tài liệu cần thiết cho công việc thực hiện kiểm toán sau này. Tất cả các công việc và thông tin KTV thu thập được đều được lưu giữ lại trong Hồ sơ kiểm toán và trong phần mềm kiểm toán AS2. Đây là một điểm mạnh trong phương pháp kiểm toán của Deloitte.
Giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn KTV sẽ có được cách nhìn bao quát nhất về HTK và xác định được vùng rủi ro tốt vì chưa bị áp lực công việc đè nặng. Phương pháp kiểm toán của DTT kết hợp với phần mềm AS2 là kim chỉ nam giúp cho KTV xác định phương hướng. KTV bắt buộc phải tìm hiểu và hoàn thành các giấy tờ làm việc từ mục 1 cho đến mục 4 của Hồ sơ kiểm toán. Trong cỏc gúi kiểm toán được thiết kế khá hoàn thiện, đây là lợi thế cho KTV hiểu rõ được khách thể kiểm toán, HTKSNB và hệ thống kế toán HTK.
Trước khi tiến hành kiểm tra chi tiết bằng chọn mẫu, KTV đã thực hiện công việc đánh giá rủi ro ở mức độ sai sót tiềm tàng. Với hai lựa chọn cho sai sót tiềm tàng, đõy là một thế mạnh của hệ thống và quy trình kiểm toán ở Deloitte vì bằng sự đánh giá này, KTV sẽ có một căn cứ định lượng để xác định mẫu kiểm tra chi tiết.
Mặt khác, AS2 có làm sẵn các MAP trong đó KTV có thể chọn và xác định mức độ an toàn mong muốn phù hợp với từng đối tượng kiểm toán. Với khoản mục HTK có tính trọng yếu cao, KTV thường chọn mức độ đảm bảo cần đạt tới là R = 2. KTV nhập các giá trị yêu cầu vào MAP gồm tên của đối tượng kiểm toán, số dư cuối kỳ, mức độ đảm bảo cần đạt tới, phần mềm sẽ tự động giúp KTV xác định các thủ tục nào cần thực hiện. Quy trình này hỗ trợ rất tốt cho việc xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết và các hoạt động ra kết luận. Ngay từ đầu KTV đã thực hiện thao tác này và đã biết được công việc kiểm toán của mình KTV sẽ có thể chủ động phân bổ thời gian làm việc, thu thập tài liệu, thực hiện các thủ tục kiểm toán có yêu cầu về bằng chứng kiểm toán như nhau…
Trong giai đoạn này, KTV thực hiện các thủ tục phân tích và thử nghiệm kiểm soát. Các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế cho toàn bộ BCTC nói chung và cho sáu chu trình kế toán quan trọng nói riêng. KTV bắt buộc phải thực hiện thủ tục kiểm soát nói chung cho toàn bộ BCTC để xác định ra mức độ an toàn cần đạt đến, vỡ đõy sẽ là căn cứ để hoàn thành chọn mẫu. Cũn cỏc thử nghiệm kiểm soát với từng chu trình cụ thể được thực hiện dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV.
Thường các KTV chỉ thực hiện thủ tục kiểm soát vơi Doanh thu và HTK. Thực hiện kiểm soát HTK được làm song song với quá trình tìm hiểu khách thể kiểm soát. Sau
đó KTV thực hiện theo hướng dẫn các thử nghiệm kiểm soát HTK. Do quản lý HTK rất phức tạp nên thử nghiệm kiểm soát thiết kế cho HTK gồm rất nhiều phần và áp dụng nhiều phương pháp thu thập bằng chứng. Tuy nhiên trong hướng dẫn chỉ đưa ra tên của một số hoạt động trong HTKSNB cần kiểm toán chủ yếu, KTV vẫn phải tự tìm hiểu, tóm tắt và giải thích các hoạt động trong HTKSNB của khách hàng một cách cụ thể hơn từ đó mới áp dụng các thử nghiệm kiểm soát.
Trên cơ sở các công việc đã thực hiện ở các bước trên, phần mềm AS/2 với các thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết kế sẵn cho từng khoản mục, KTV sẽ thực hiện kiểm toán theo các thủ tục đó. Các thủ tục này được lựa chọn từ các thủ tục kiểm tra chi tiết đầy đủ trong Mô hình thủ tục kiểm toán của Deloitte để đảm bảo mức độ thích hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Thủ tục kiểm tra chi tiết HTK của Deloitte VN được các KTV thực hiện rất thực tế. Với mỗi khách thể kiểm toán khác nhau đặc điểm khoản mục HTK và các phương pháp kế toán, theo dõi đều rất khác biệt nên đòi hỏi sự am hiểu của KTV về đặc điểm của đối tượng trong từng tình huống. Các KTV của Deloitte VN có kiến thức chuyên ngành rất sâu sắc.
Khi thực hiện kiểm toán, các KTV luôn xác định được bản chất của các nghiệp vụ phát sinh, các yếu tố khác để từ đó xem xét, phân loại và thực hiện theo mô hình xây dựng trong MAP. Các KTV luôn tôn trọng nguyên tắc bất cứ thủ tục kiểm toán nào thực hiện đều phải thu thập được những bằng chứng kiểm toán vững chắc để thỏa mãn mục tiêu đặc thù. Trong giấy tờ làm việc của KTV các ước tính, con số, ghi chú đều có nói rõ nguồn và những đặc điểm chứng minh tính hợp lý và trung thực của thông tin trờn cỏc chứng từ. Hồ sơ kiểm toán luôn được xem xét và duyệt lại kỹ càng. Thủ tục kiểm tra chi tiết HTK của Deloitte VN được xây dựng khá bao quát và đầy đủ, quá trình KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán hiệu quả và đạt được các mục tiêu đặc thù cũng như mục tiêu hợp lý chung.
Phương pháp kiểm toán của DTT cũng tạo ra sự logic trong thực hiện kiểm toán khoản mục HTK với các quy trình kiểm toán khác. Quy trình kiểm toán HTK, KTV đi sâu và tăng cường thủ tục chi tiết các sai sót làm số dư HTK cuối năm có chiều hướng tăng. Các sai sót làm số dư HTK cuối năm giảm thỡ cú trong các MAP
của quy trình khác như quy trinh kiểm toán các khoản phải thu, phải trả; quy trình kiểm toán Doanh thu; quy trình kiểm toán Chi phớ… Bất cứ giá trị nào cấu thành nên số dư HTK cuối kỳ đều được kiểm toán và nối với nhau.
Mỗi giai đoạn trong quy trình là một mắt xích có quan hệ mật thiết với nhau, giai đoạn trước là nhân tố đầu vào cho giai đoạn sau và quyết định mức độ của giai đoạn sau.
Sự liên kết chặt chẽ và thống nhất trong toàn quy trình làm tăng tính logic và dễ dàng kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán.
2.1.2. Những tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
Bất cứ phương pháp nào dù hiện đại đến đâu đều có những tồn tại hạn chế.
Phương pháp kiểm toán của Deloitte rất hiện đại và quy trình kiểm toán khoản mục HTK ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại và khó khăn cho KTV khi sử dụng cũng như nhiều tình huống không bao quát hết được đối tượng kiểm toán.
Thứ nhất, về thiết kế và thực hiện thủ tục kiểm soát: Mặc dù thủ tục kiểm soát cấp độ 2 được DTT thiết kế rất chi tiết và khoa học, song việc vận dụng vào thực tiễn các DN tại Việt Nam lại cho thấy có nhiều điểm chưa hợp lý. Đõy là một thủ tục khó áp dụng và việc các hướng dẫn cũng khiến KTV dễ bị nhầm lẫn. Song thử nghiệm kiểm soát cấp độ 2 khi được thực hiện tốt sẽ góp phần giảm thiểu khối lượng công việc kiểm tra chi tiết cho kiểm toán viên. Tuy vậy trên thực tế, nhóm kiểm toán của Deloitte Việt Nam thường chỉ thực hiện thủ tục này ở cấp độ 1, do sự hoài nghi quá lớn đối với chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Sự hoài nghi này cũng có điểm đúng đắn, vì với đa số khách hàng của Deloitte VN đều chưa phát triển một cách hoàn thiện và hiệu quả HTKSNB. Điều này dẫn đến thực trạng việc thực hiện kiểm tra chi tiết có khối lượng quá lớn. Trong quy trình kiểm toán khoản mục HTK, KTV sẽ mất rất nhiều thời gian trong việc quan sát kiểm kê cùng với khách thể kiểm toán, tính toán lại và kiểm tra chứng từ cũng như điều tra phòng vấn trong thời gian rất ngắn. Vỡ cỏc thử nghiệm kiểm soát mức độ 2 được
thực hiện chưa đầy đủ và KTV thường chọn Không dựa vào HTKSNB và mức độ đảm bảo đòi hỏi của thủ tục kiểm toán chi tiết lớn dẫn đến số mẫu cần chọn nhiều.
Ngoài ra, thủ tục kiếm soát ở cấp độ 2 lại được thiết kế rất phức tạp, dẫn đến nếu áp dụng trong thực tế thì khó có DN nào có được chất lượng kiểm soát đạt được yêu cầu của thiết kế nhất là với các khách hàng là các tổng công ty nhà nước, các DN mới đi vào hoạt động hoặc chuyển đổi sở hữu. Mà sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, KTV chỉ có thể chọn một trong hai lựa chọn là Có dựa vào HTKSNB và Không dựa vào HTKSNB.
Thứ hai, các thủ tục tập trung chi tiết vào mục tiêu tính hiện hữu nhiều hơn là các mục tiêu khác. KTV kiểm toán chú trọng đến sự chính xác của số dư cuối kỳ của khoản mục HTK và sử dụng các thủ tục kiểm toán chi tiết chủ yếu để xác nhận số dư cuối kỳ này.Các thủ tục chủ yếu bao gồm quan sát kiểm kê, tổng hợp và tính toán lại HTK là trọng tâm sẽ giúp KTV hạn chế được công sức và thời gian. Tuy nhiên, những thủ tục đó trong nhiều tình huống sẽ là không đủ để đảm bảo rằng số dư các tài khoản HTK trên BCĐKT đã được trình bày trung thực và hợp lý. Trên thực tế hình thành số dư cuối kỳ do sự biến động HTK trong kỳ gây nên. KTV khi kiểm toán lây đối tượng của mình là số dư HTK tại thời điểm 31/12/2009 và các thủ tục chi tiết được sử dụng để kiểm toán số dư này chứ chưa thực sự bao quát được các nghiệp vụ phát sinh trong năm. Rủi ro tiềm tàng các sai phạm ngược chiều tự triệt tiêu là lớn.