CHƯƠNG 2 NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE THỰC HIỆN 49 2.1. Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
2.3. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
2.3.1. Hoàn thiện việc thiết kế và thực hiện thủ tục kiểm soát ở cấp độ 2
Các hệ thống câu hỏi dùng cho thủ tục kiểm soát mức độ 2 rất chi tiết, và tập trung nhiều vào các kiểm soát mang tính tự động. Do đó, nếu áp dụng với các khách hàng là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các DN là thành viên của hóng xuyờn quốc gia, công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài, các DN áp dụng hệ thống kế toán và theo dõi hoạt động tự động thì phát huy hiệu quả. Tuy nhiên,
hệ thống câu hỏi này thực sự chưa phù hợp với đặc điểm tổ chức HTKSNB ở các doanh nghiệp VN, nhất là đối với HTKSNB HTK trong DN sản xuất vốn mang tính chất đa dạng và có đặc điểm kế toán của Việt Nam.
Khi áp dụng với các khách hàng là các tổng công ty nhà nước (SOE), các DN tư nhân của Việt Nam, các DN mới đi vào hoạt động,... thỡ khụng phát huy hiệu quả do đặc thù kinh doanh, ảnh hưởng của tập quán kinh doanh dẫn tới rất khó có một khách hàng nào có thể đáp ứng được các yêu cầu của thủ tục kiểm soát mức độ 2. Điều đó, giải thích vì sao, khi kiểm toán các khách hàng này, nhóm kiểm toán thường không thực hiện kiểm tra mức độ kiểm soát mức độ 2 mà tiến hành ngay thử nghiệm cơ bản với quy mô lớn hơn. Điều này dẫn tới khối lượng kiểm tra chi tiết đôi khi rất lớn, gây áp lực cho KTV.
Có thể khắc phục hạn chế này bằng cách:
Thứ nhất, đối với các khách hàng thuộc nhóm có HTKSNB được đánh giá tốt KTV nên dựa vào kinh nghiệm kiểm toán để thiết kế một hệ thống câu hỏi riêng áp dụng cho nhóm khách hàng này thay vì áp dụng theo hệ thống chuẩn của Deloitte toàn cầu (do hệ thống này được xây dựng trên mô hình DN kiểu mẫu ở các nước đang phát triển, khác hẳn với đặc thù các DN của Việt Nam). Điều này chỉ có thể được thực hiện bởi các KTV có kinh nghiệm nghề nghiệp cao và khách hàng kiểm toán lâu năm, KTV có thể tin tưởng được rằng các câu hỏi của mình mang sâu sắc và bao trùm được các hoạt động của HTKSNB.
Thứ hai, dựa trên kinh nghiệm kiểm toán của mình vào các năm, tiến hành khoanh vùng các khoản mục mà rủi ro kiểm soát cao để cập nhật xem chất lượng kiểm soát có được cải thiện hay không để quyết định có thực hiện thủ tục kiểm soát mức độ 2 hay không. Còn đối với các khoản mục trước đây rủi ro kiểm soát là thấp, thì có thể tiến hành thủ tục kiểm soát mức độ 2 để giảm bớt khối lượng kiểm tra chi tiết với chúng. Đồng thời, khi kết thúc mỗi cuộc kiểm toán, kiểm toán viên nên tư vấn cho khách hàng về các điểm yếu trong HTKSNB của họ để khách hàng tự khắc phục, tạo tiền đề thuận lợi cho việc tiến hành kiểm toán năm tài chính tiếp theo.
Cũng như phương án trên, để có thể thiết kế riêng cho từng khách hàng phương án
này đỏi hỏi về kinh nghiệm của KTV và khách hàng kiểm toán quen thuộc. Tuy nhiên phương án này khả thi hơn ở đặc điểm KTV phân vùng rủi ro để thực hiện thử nghiệm kiểm soát cấp độ 2. Trong một cuộc kiểm toán, phương án này sẽ giúp KTV giảm bớt khối lượng công việc. Với quy trình kiểm toán khoản mục HTK, KTV trong quá trình tìm hiểu về HTKSNB HTK có thể phân vùng rủi ro thông qua các chức năng hoặc thông qua các khoản mục hoặc địa điểm để thực hiện thủ tục kiểm soát cấp độ 2 kỹ hơn ở một số mục. Việc phân vùng rủi ro như thế này trong kiểm toán khoản mục HTK sẽ tiết kiệm thời gian hơn vì khoản mục HTK trong DN sản xuất thường có khối lượng và thời gian kéo dài xuyên suốt quá trình kiểm toán.
Thứ ba, khuyến khích áp dụng nhiều hơn các lưu đồ khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát bên cạnh hệ thống bảng câu hỏi và tường thuật như hiện nay. Công việc thiết kế các lưu đồ cần có kế hoạch và thời gian theo dõi lâu dài để đưa các biện pháp vào thực tiễn kiểm chứng trước khi cụ thể hóa thành mô hình.
2.3.2. Hoàn thiện kiểm toỏn các nghiệp vụ phát sinh trong năm
Như đã nói ở trên, tồn tại của kiểm toán khoản mục HTK là chưa có sự quan tâm và thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp với nghiệp vụ phát sinh trong năm.
Khả năng sai phạm tiềm tàng rất cao rất khó phát hiện thông qua các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư HTK cuối kỳ vỡ cỏc nghiệp vụ phát sinh trong năm với các sai phạm trái chiều hoặc thời gian dài không biểu hiện trên số dư HTK cuối kỳ. Nhưng các sai phạm tiềm tàng này có thể ảnh hưởng gián tiếp đến các tài khoản liên quan khác như chi phí, các khoản phải thu, … và khả năng phát triển mở rộng các sai phạm này là lớn.
Trên thực tế, việc thiết kế các thủ tục phát sinh trong năm được Deloitte VN thực hiện trong thử nghiệm kiểm soát về HTKSNB. Tuy nhiên, do mục đích là kiểm tra tính tin cậy chung của HTKSNB nên số mẫu các nghiệp vụ HTK được chọn kiểm tra không nhiều, không đại diện được cho các nghiệp vụ phát sinh trong năm của HTK.
Với mục tiêu kiểm toán đặc thù là các nghiệp vụ phát sinh trong năm được ghi nhận đúng với bản chất, đầy đủ chứng từ hợp lệ và giá trị được tính chính xác,
KTV có thể thực hiện thêm thủ tục kiểm toán chi tiết theo sáu loại nghiệp vụ là mua hàng, nhận hàng, lưu kho, xuất hàng, sản xuất và tiêu thụ. KTV xác định tổng thể cần kiểm toán là số phát sinh tăng hoặc số phát sinh giảm của từng loại nghiệp vụ này thông qua hệ thống lọc theo nôi dung nghiệp vụ của kế toán. Tổng thể của thủ tục này được xác định bằng tổng phát sinh tăng hoặc tổng phát sinh giảm trừ đi giá trị được kiểm toán tại số dư khoản mục HTK cuối kỳ. KTV thu hẹp được phạm vi kiểm toán. Sau khi xác định được tổng thể, KTV tiến hành chọn mẫu và kiểm tra chứng từ liên quan. Ngoài ra các kỹ thuật khác như phỏng vấn, điều tra và quan sát cũng có thể được sử dụng trong quá trình kiểm toán.
Giải pháp này xét trong quy trình kiểm toán khoản mục HTK của Deloitte VN có thể được thực hiện song song cùng với các thủ tục khác và bổ sung cho các thủ tục khác khi cần thiết. Do thủ tục kiểm toán này kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong quá khứ và yếu tố hiện vật không thể tìm được nên biện pháp chủ yếu là xác minh tài liệu, hoặc phỏng vấn, điều tra để hiểu rõ bản chất và cách xử lý nghiệp vụ bất thường. Thủ tục này có tính khả thi cao và cung cấp cho KTV những thông tin về thực trạng ghi nhận xử lý kế toán HTK ở khách hàng kiểm toán.
Đây cũng là một thủ tục kiểm toán mở rộng khi KTV cho rằng các mẫu chọn kiểm toán không đủ về số lượng hoặc tính đại diện. Thủ tục này cũng giúp cho KTV cú thờm độ tin cậy với việc tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán lờn cỏc BCTC.
KẾT LUẬN
Ngành kiểm toán của Việt Nam tuy còn non trẻ song với sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ như hiện nay của nền kinh tế nước nhà, các công ty kiểm toán đang ngày càng hoàn thiện hơn chất lượng và uy tín. Công ty TNHH Deloitte Việt Nam là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam hiện nay luôn chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ kiểm toán ngày càng chất lượng hơn bằng cách hoàn thiện các quy trình kiểm toán của mình.
Với hy vọng được tìm hiểu thực tế và học hỏi thêm kiến thức chuyên ngành, đồng thời đóng góp ý kiến vào việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính, Em đã có cơ hội được thực tập tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam. Trong đợt thực tập vừa qua Em đã có điều kiện nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn kiểm toán báo cáo tài chính, đặc biệt là quy kiểm toán khoản mục hàng tồn kho của Công ty. Trong bài viết của mình em đã cố gắng trình bày và phân tích thực trạng kiểm toán tại Công ty trên cơ sở những kiến thức được học tại trường từ đó rút ra một số nhận xét và các giải pháp đề xuất để hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty thực hiện.
Do thời gian và trình độ hiểu biết còn hạn chế, số lượng khách hàng được tìm hiểu không nhiều, nhiều chu trình tìm hiểu còn chưa kỹ lưỡng, những ý kiến nhận xét còn mang tính chất chủ quan, giải pháp đưa ra chỉ mang tính gợi mở và chắc chắn còn nhiều thiếu sót, Em mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các Thầy, Cô giáo, các Anh, Chị trong Công ty TNHH Deloitte Việt Nam để Em hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cám ơn Thầy giáo Hướng dẫn – GS. TS Nguyễn Quang Quynh đã chỉ dạy tận tình Em trong quá trình hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp. Em cũng xin đặc biệt cảm ơn các Anh, Chị trong Công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã giúp đỡ và chỉ bảo Em trong suốt thời gian Em thực tập.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kiểm toán (Auditing) – ALVIN A.ARENS & JAMES K.LOEBBECKE – NXB Thống kê
2. Giáo trình lý thuyết kiểm toán – GS.TS Nguyễn Quang Quynh (Khoa kế toán – Đại học Kinh tế quốc dân) – NXB Tài chính tháng 11/2001
3. Giáo trình Kiểm toán tài chính - GS.TS Nguyễn Quang Quynh (Khoa kế toán – Đại học Kinh tế quốc dân) – NXB Tài chính tháng 7/2001
4. Kiểm toán – NXB Thống kê 2001 – Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh – Khoa kế toán – kiểm toán
5. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
6. Kiểm toán tài chính – NXB Thống kê 2003 – TS Võ Văn Nhị - Trần Anh Hoa – Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Dung
7. Kiểm toán – TS. Vương Đình Huệ - Đoàn Xuõn Tiờn – NXB Tài chính năm 1996
8. Chuẩn mực kế toán Việt Nam
9. Thông tư 13 /2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 đối với các khoản trích lập dự phòng
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Hà Nội, ngày... tháng... năm 2010