PHT là phương tiện hướng dẫn người học thực hiện một số thao tác dé tìm ra kết quả học tập. Vì vậy, PHT bao gồm các thành phần:
Phân dẫn: là điều kiện cho và chỉ dẫn thông tin cần sử dụng.
Phân hoạt động: là yêu cầu đối với người học, có thể là: “ Chọn ý điền vào
33, 6
ô trống”; “ Hoàn thành bảng” hay “ Trả lời câu hỏi”.
Thời gian hoàn thành: PHT chỉ: được hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định. Tuỳ vào khối lượng công việc mà thời gian có thể là: 5°; 10’; 15’ hay dài hơn.
1.1.3.4. Phân loại PHT.
PHT được phân loại theo nhiều các khác nhau. Căn cứ vào mục tiêu phát triển năng lực nhận thức cho HS mà chia thành:
* Phiếu phát triển năng lực quan sát.
- Khái niệm: quan sát là tri giác vật thể có mục đích, có kế hoạch của chủ thể trước một đối tượng. Quan sát có nhiệm vụ phải phát hiện ra các hợp thành của đối tượng, mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành với nhau hay mối liên hệ của hiện tượng khảo sát với hiện tượng khác. Từ quan sát các hiện tượng riêng rẽ, đoán chất nhiều lần đề đi tới phát hiện cái chung, cái bản chất.
- Đề phát triển kỹ năng quan sát cho HS, GV phải tập cho HS biết:
Mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện quan sát.
Biết sử lí số liệu quan sát.
Biết rút ra kết luận quan sát.
- Hình thức biểu thị.
Dang bảng: HS quan sát, tìm hiểu đối tượng để hoàn thành bảng. Đây là dạng chủ yếu.
Dạng sơ đổ: quan sát và thiết lập mối liên hệ giữa các thành phần cấu trúc
dưới dạng sơ đồ.
Dạng câu hỏi, bài tập: HS quan sát đối tượng đê trả lời câu hỏi.
Dạng hình vẽ: HS quan sát và thê hiện cấu trúc cơ bản của đối tượng dưới dạng sơ đồ.
Dạng phiếu quan sát thường được dùng trong giảng dạy kiến thức khái niệm. Đặc biệt có hiệu quả khi dạy khái niệm cụ thể. Đôi khi được sử dụng
trong giảng dạy kiến thức quá trình. Phiếu quan sát thường dùng trong khâu dạy bài mới.
* Phiếu phát triển kỹ năng phân tích.
- Khái niệm: Phân tích là sự phân chia trong tư duy đối tượng hay hiện tượng
thành các yếu tố hợp thành, các dấu hiệu hay các đặc tính riêng biệt của đối
tượng thành nhiều yếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa toàn thể với bộ phận.
- Hình thức biểu thị:
Dạng sơ đỗ phân tích: dựa trên nguyên tắc cái toàn thể được chia thành các
thành phần. Thường thì trên sơ đồ chỉ nên trình bày một loại khái niệm: hoặc
chỉ cấu tạo, hoặc chỉ chức năng sinh lý.
Dạng bảng hệ thống: các yêu tô hợp thành và mối quan hệ giữa chúng được biểu thị trong một bảng với các ô, các cột.
Dạng tranh hay sơ đồ: biểu thị đối tượng ở mức độ không chỉ tiết. Dùng tranh, sơ đồ kết hợp với lời nói để diễn đạt.
Dạng phiếu này thường dùng trong giảng dạy kiến thức khái niệm. Thường dùng trong khâu dạy bài mới hoặc có thể ở khâu ôn tập, củng có.
* Phiếu phát triển kỹ năng so sánh.
- Khái niệm: So sánh là sự phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng nhằm phân loại sự vật, hiện tượng thành các dạng khác nhau. So sánh là thao tác cơ bản trong dạy học sinh học, là điều kiện cơ bản để nhận thức sâu sắc đôi tượng.
- Yêu cẩu so sánh: chỉ so sánh những đối tượng đồng loại. Tuỳ mục đích mà phương pháp so sánh có thê nặng về tìm sự giống nhau hay khác nhau giữa các đối tượng. Các đối tượng, nội dung so sánh được phức tạp dần, luôn luôn định hướng mục đích.
- Hình thức biểu thị: dạng bảng, dạng câu hỏi.
Phiếu dạng này thường dùng trong khâu ôn tập, củng có.
* Phiếu phát triển kỹ năng quy nạp — Khái quát hoá.
- Khải niệm: quy nạp là logic tư duy đi từ nhận thức sự vật, hiện tượng riêng lẻ đến nhận thức cái chung.
Khái quát hoá là tách ra các dấu hiệu bản chất, chung cho một lớp đối tượng hay hiện tượng. Là quá trình nhận thức phức tạp gồm: phân tích, so sánh, tổng hợp...
- Hình thức biểu hiện: dạng bảng, dạng điền từ, dạng câu hỏi hay dưới dạng sơ đồ.Phiếu dạng này thường dùng trong khâu ôn tập, củng có.
* Phiếu phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giá thiết.
- Suy luận là quá trình đi từ khái niệm chung đến nhận thức sự vật, hiện tượng riêng lẻ. Loại phiếu này thường dùng khi vận dụng khái niệm đã biết vào các trường hợp cụ thể, qua đó mà năm vững khái niệm.
- Hình thức biểu thị: dang bang, so d6 hay câu hỏi.
VD: Từ cơ chế tạo cây đa bội, hãy nêu các cơ chế đề hình thành cây 3n, 4n...
* Phiếu áp dụng kiến thức đã học.
Được sử dụng khi dạy kiến thức cần nâng cao trên cơ sở kiến thức đã được học nhưng còn ở mức cơ bản.
Căn cứ vào phương thức sử dụng, chia phiếu thành các dạng:
Phiếu dùng trong dạy bài mới.
Phiếu củng cố, ôn tập.
Phiếu kiểm tra, đánh giá.