Quản lý trường THCS

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 26 - 29)

Chương 1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.7. Quản lý trường THCS

Trường học là một hệ thống xã hội mà ở đó tiến hành quá trình giáo dục, đào tạo. Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, thực hiện các chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó, nhằm đạt được các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường (quản lý giáo dục nói chung) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh” [9].

Quản lý trường học bao gồm quản lý các quan hệ giữa nhà trường với xã hội và quản lý hành chính trong nhà trường (quản lý bên trong hệ thống).

Quản lý bên trong nhà trường gồm: Quản lý sư phạm tức là có thể quản lý các quá trình GD&ĐT và các điều kiện vật chất, tài chính, nhân lực,...

Trong đó quá trình giáo dục đào tạo là một hệ thống gồm 6 thành tố:

- Mục đích giáo dục;

- Nội dung giáo dục;

- Phương pháp giáo dục;

- Thầy giáo;

- Học sinh;

- Cơ sở vật chất và các phương tiện, thiết bị cho dạy và học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một nhà trường thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT có hiệu quả là nhờ các thành tố, đặc biệt quan hệ giữa các thành tố với nhau, làm cho hệ thống các thành tố vận hành, liên kết chặt chẽ với nhau đưa lại kết quả mong muốn, đó chính là hoạt động quản lý của người quản lý nhà trường.

Cấp THCS thuộc bậc học trung học, là cấp học nối liền bậc TH và cấp THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường THCS có từ lớp 6 đến lớp 9, trẻ em bước vào lớp 6 THCS là 11 tuổi, trường THCS gắn liền với địa bàn dân cư xã, phường, thị trấn hoặc liên xã, là trung tâm văn hoá của địa phương, chịu sự quản lý trực tiếp của phòng GD&ĐT, sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền xã, vị trí trong hệ thống giáo dục quốc dân như sơ đồ sau:

Hình 1.2: Sơ đồ vị trí của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

*. Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý trường THCS, giúp việc cho hiệu trưởng có một số phó hiệu trưởng. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng do phòng GD&ĐT đề nghị UBND huyện bổ nhiệm.

Hiệu trưởng là thủ trưởng và có thẩm quyền cao nhất về chuyên môn và hành chính trong nhà trường, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về hoạt động của nhà trường, trước cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về

GDMN: Nhà trẻ, Mẫu giáo,

trường mầm non

GDPT: BậcTiểu học, Bậc trung học

Trường Tiểu

học

Trường THCS

Trường THPT

GDĐH: Cao đẳng,

Đại học

Trường Dạy nghề

Trường THCN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển giáo dục ở địa phương. Hiệu trưởng thay mặt cho nhà trường giao tiếp với các tổ chức, các lực lượng xã hội, phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thực hiện mục tiêu giáo dục của địa phương.

Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong trường, lãnh đạo nhà trường, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng.

Công đoàn giáo dục, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Hội đồng trường,... hoạt động trong khuôn khổ nhà trường, góp phần cùng nhà trường thực hiện mục tiêu và nguyên lý giáo dục.

Quản lý trường THCS phải đạt được mục tiêu và những yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục THCS quy định trong Luật Giáo dục 2005:

Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có những học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”[1].

Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, đảm bảo học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp”[1].

Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[1].

Quản lý nhà trường, hiệu trưởng thực hiện các chức năng quản lý:

Kế hoạch hoá: Đề ra các mục tiêu phát triển nhà trường, xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm đạt được mục tiêu.

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)