Mô t ả đặc điểm mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ nhận biết của người dân thành phố Huế đối với thương hiệu ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế (Trang 36 - 39)

Chương II ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGO ẠI THƯƠNG

2.1. Gi ới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế

2.2.1. Mô t ả đặc điểm mẫu nghiên cứu

Kích cỡ mẫu như được xác định ban đầu là 196, để tránh trường hợp có những bảng hỏi không đạt yêu cầu tôi tiến hành điều tra 220 bảng hỏi thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Kết quả thu được 220 bảng hỏi đảm bảo số liệu phân tích, vì kích cỡ mẫu càng lớn và cơ cấu mẫu phù hợp so với ban đầu thì tính đại diện cho tổng thể càng cao nên tôi quyết định sử dụng 220 đưa vào phân tích số liệu.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

ACơ cấu mẫu điều tra được thống kê ở bảng sau:

Bảng 2.2 - Đặc điểm cơ cấu mẫu điều tra

Số lượng Tỷ lệ %

Giới tính Nam 104 47,3%

Nữ 116 52,7%

Độ tuổi < 25 49 22,3%

25 - 45 128 58,2%

46 - 60 40 18,2%

> 60 3 1,4%

Nghề nghiệp Học sinh - sinh viên 35 15,9%

CBCNV 68 30,9%

Lao động 40 18,2%

Buôn bán, kinh doanh 73 33,2%

Nghỉ hưu 4 1,8%

Thu nhập Chưa có thu nhập 30 13,6%

< 5 tr 73 33,2%

5tr - 10tr 94 42,7%

> 10tr 23 10,5%

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS - Phụ lục) Từ bảng trên, ta thấy đặc điểm cơ cấu mẫu điều tra được chia theo các tiêu chí giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập hàng tháng của các đối tượng điều tra được tiến hành khảo sát trên địa bàn các phường thuộc thành phố Huế. Qua thống kê ta thấy cơ cấu mẫu về giới tính tương đối cân bằng với số nam tham gia trả lời phỏng vấn là 104 người chiếm tỷ lệ 47,3% và nữ là 116 người chiếm tỷ lệ là 52,7%, cơ cấu này khá phù hợp với cơ cấu mẫu dự tính ban đầu. Người tham gia phỏng vấn ở các độ tuổi khác nhau nên nghề nghiệp và thu nhập của họ cũng khác nhau và điều này cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ nhận biết của ngân hàng. Vậy với cơ cấu mẫu điều tra như trên số liệu thu thập được sẽ đảm bảo được độ tin cậy trong phân tích số liệu.

Về độ tuổi

Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi được chia thành 4 nhóm tuổi: dưới 25, 25 - 45, 45 - 60 với tỷ trọng lần lượt là 22,3%; 58,2%; 18,2%; 1,4%. Ta có thể số người tham gia trả lời phỏng vấn chiểm tý trọng cao nhất ở độ tuổi từ 25 - 45 tuổi, những người ở độ tuổi này thường có công việc, sự nghiệp ổn định, phần lớn đã có gia đình và họ thường có nhiều nhu cầu về các dịch vụ của ngân hàng như sản phẩm thẻ, sản phẩm

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

tiền gửi, cho vay… Đây là đối tượng khách hàng trọng tâm mà mọi ngân hàng thường hướng đến để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Các nhóm tuổi còn lại thường ít có nhu cầu về các dịch vụ của ngân hàng, hoặc nhu cầu ít thường xuyên hơn so với những người ở độ tuổi 25 - 45 tuổi.

Biểu đồ 1 - Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS - Phụ lục)

Về nghề nghiệp

Bảng hỏi được thiết kế điều tra đối với 5 nhóm ngành nghề khác nhau bao gồm: học sinh - sinh viên, cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC), lao động, buôn bán - kinh doanh và nghỉ hưu. Trong đó, 2 nhóm chiếm tỷ trọng cao là buôn bán - kinh doanh, cán bộ công nhân viên chức với tỷ lệ lần lượt là 30,9%; 33,2%. Những người ở 2 nhóm này, thường xuyên phát sinh các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng như chuyển tiền, gửi tiền, vay vốn, thanh toán,… Bên cạnh đó, nhóm người lao động và đối tượng học sính - sinh viên cũng chiếm tỷ trọng khá cao với 18,2%; 15,9%. Còn lại 1,8% là những đối tượng đã nghỉ hưu.

Về thu nhập

Khi điều tra thu nhập hàng tháng của người dân, có thể thấy rằng những người có thu nhập từ 5 - 10 triệu đồng chiếm tỉ trọng cao nhất với 42,7%, tiếp đó là thu nhập thấp hơn 5 triệu với tỷ lệ 33,2%. Đây là hai nhóm thu nhập chủ yếu tại địa phương và thông thường, đây cũng là 2 nhóm thường có nhu cầu về dịch vụ ngân hàng như tiết kiệm, tín dụng. Các khách hàng có thu nhập cao trên 10 triệu là những người có nhu cầu rất cao đối với các dịch vụ tài chính, tuy nhiên tỉ trọng của nhóm này vẫn còn thấp,

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

chiếm 10,5%. Điều này cho thấy thu nhập của người dân Thừa Thiên Huế đang ngày càng tăng lên, tuy nhiên, số người đạt được mức thu nhập như trên vẫn còn rất hạn chế. Nhóm các khách hàng chưa có thu nhập rơi vào các đối tượng chưa có công việc như sinh viên, học sinh, chiếm 13,6% mẫu điều tra.

Biểu đồ 2 - Cơ cấu mẫu điều tra theo thu nhập

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ nhận biết của người dân thành phố Huế đối với thương hiệu ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)