THAM QUAN PHÒNG TIÊU BẢN

Một phần của tài liệu Bài-báo-cáo-thực-tập-giáo-trình-1 (Trang 52 - 59)

BÀI 2. CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC SÀI GÒN PLEIKU

B. VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH

III. THAM QUAN PHÒNG TIÊU BẢN

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là điểm đến du lịch lý tưởng cho những ai muốn khám phá. Trong chuyến đi thực tập lần này, chúng tôi muốn được trải nghiệm rất nhiều thứ, được đi đến các tuyến du lịch tham quan trung tâm cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã, du lịch khám phá chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh.

Hình b7. Phòng tiêu bản động vật Vào thăm phòng tiêu bản động thực vật ta mới thấy hết sức bất ngờ và độc đáo. Ngôi nhà hai tầng nhỏ nhắn nhưng đầy đủ tiện nghi, phòng tiêu bản động và thực vật ở tầng hai, ở đây lưu giữ rất nhiều tiêu bản động thực vật, đồng thời là nơi lưu giữ nhiều tài liệu quan trọng về các loài động thực vật và những cuốn sách viết về vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

-Phòng tiêu bản động vật là nơi trưng bày những mẫu tiêu bản động vật có trong khu rừng. Các loài động vật trong vườn quốc gia sau khi chết đi, xác của chúng được tìm thấy, và được xử lý mẫu tại Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật. Chúng được giữ nguyên hiện

trạng phần lông, sừng hay bộ xương như hình dạng ban đầu.

Hình b8. Vooc Chà chân xám

*Vooc Chà Vá chân xám:có thân lông xám với vết lông trắng ở mông.

Lông vai và tay màu đen. Lông trên đầu màu xám nhưng có một vành đen phía trên trán. Chúng có vành râu quai nón màu trắng trong khi phía cổ thì lông màu dà, hung đỏ. Mắt chúng hơi xếch. Tay chà vá dài hơn chân. Đuôi dài, sắc lông trắng, có cặp chân xám. Chúng ăn lá non và già, hạt, quả hoa. Sinh sản: mang thai từ 165-190 ngày, mỗi lần sinh sản được một cá thể. Con non sau 4 năm phát triển thành con trưởng thành.

* Vượn mào đen má hung Bắc:Sống các khu rừng già rậm, trên núi cao, ăn lá cây chồi non, quả cây, côn trùng, trứng chim, chim non trong tổ. Sinh sản bắt đầu sinh sản vào năm thứ 7-8, thời gian mang thai 7-8 tháng. Hai năm sinh một lần, mỗi lần sinh một con.

Hình b9. Vượn mào đen má hung Bắc

*Cu li lớn: Nơi sinh sống: nhiều sinh cảnh rừng khác nhau, rừng thưa, bìa rừng, bụi rậm ở nương rẫy, chúng ăn quả, côn trùng, trứng chim, chim non, nhựa cây. Sinh sản: thời gian mang thai dài 188 ngày, mỗi lứa sinh 1-2 con.

Hình b10. Cu li lớn

*Sơn dương: hoạt động ban này, kiếm ăn lưng chừng núi đá và trên đỉnh núi. Chúng ăn: cỏ, rêu và địa y trên vách đá. Sinh sản: thơi gian mang thai từ 210-240 ngày mỗi lứa sinh 1 con.

Hình b11. Sơn dương Một số loài động vật khác:

Hình b12. Cầy vần bắc (bên trái) và tê tê java (bên phải)

Hình b13 . Cầy lỏn tranh (bên trái) và cầy giông (bên phải)

Quả thật rất là ngạc nhiên! Chúng tôi chưa từng thấy chúng bao giờ, có những loài chỉ mới nhìn qua tivi, ngoài thực tế có loài trông với vẻ đáng thương bởi đôi mắt long lanh, ngây thơ vô tội của chúng, nhưng cũng có loài trông khá là đáng sợ bởi đôi mắt hung hãm, hay hàm răng sắc bén.

Hình b14. Một số tiêu bản động vật của vườn quốc gia Kon Ka Kinh Có những loài bướm, bọ, côn trùng… trông khá vẻ quen thuộc đối với chúng ta, nhưng không mấy bất ngờ khi chúng ta được chiêm ngưỡng rất nhiều loài bướm, côn trùng đẹp đa sắc trong tủ trưng bày. Chúng mỏng manh, xinh đẹp, không kém phần quyến rũ khiến chúng ta muốn đứng mãi không rời.

-Phòng tiêu bản thực vật: nằm bên cạnh phòng tiêu bản động vật. Nơi đây chứa hàng trăm tiêu bản thực vật như các loại cây thuốc, các loài cây độc đáo lâu năm như cây đa, hoàng đàn, pơ mu, lim, … và các loại cây đặc trưng có ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh, các cuốn ghi chép về sự đa dạng của các loài thực vật, những bài báo về vườn quốc gia Kon Ka Kinh và những cuốn sách viết về vườn quốc gia Kon Ka Kinh, có giá trị vô cùng to lớn.

Hình b15. Một số tiêu bản thực vật

Một phần của tài liệu Bài-báo-cáo-thực-tập-giáo-trình-1 (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w