BÀI 2. CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC SÀI GÒN PLEIKU
B. VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH
VI. CÁC VẤN ĐỀ CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA
6.1. Nhiệm vụ quản lý vườn quốc gia Kon Ka Kinh a/ Bảo vệ, bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên:
- Bảo vệ nguyên vẹn, bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng, các nguồn gen động, thực vật rừng quý hiếm; phòng cháy chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh và sinh vật ngoại lai xâm hại rừng; bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan tự nhiên trong Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.
- Phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động, thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học.
- Lập dự án và là chủ đầu tư dự án, đầu tư vùng đệm phù hợp với quy định của pháp luật nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế người dân gắn với các hoạt động của Ban quản lý; tổ chức các biện pháp thu hút cộng đồng dân cư vùng đệm và hộ
b/ Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng; động, thực vật rừng, đa dạng sinh
học, đặc biệt là các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu theo các chương trình, kế hoạch, đề tài, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức các dịch vụ nghiên cứu khoa học, học tập trong phạm vi quản lý;
sưu tầm, nuôi trồng thực nghiệm, bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm; nghiên cứu xây dựng các mô hình lâm nghiệp, trang trại, mô hình khuyến lâm, khuyến nông, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật sản xuất trong vùng đệm.
c/ Dịch vụ môi trường rừng:
- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, dự án phát triển dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và tổ chức triển khai thực hiện; tạo nguồn thu từ du lịch sinh thái để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển vốn rừng.
- Tổ chức thực hiện chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng, cung ứng các dịch vụ như: bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, điều tiết và duy trì nguồn nước, bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học,… theo quy định hiện hành.
- Tổ chức liên doanh, liên kết, cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái theo quy hoạch và quy định hiện hành; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng đã ký.
Tuyên truyền, giáo dục môi trường để nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, môi trường sinh thái cho khách du lịch và cộng đồng dân cư; thực hiện các hoạt động quảng bá, tiếp thị để thu hút khách du lịch.
d/ Tổ chức các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong rừng đặc dụng phải đảm bảo chức năng bảo tồn, duy trì và phát triển sự đa dạng sinh học của rừng, đảm bảo môi trường sống của các loài động, thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm, có giá trị cao về khoa học, giáo dục; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, các giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử và môi trường.
e/ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và vùng đệm.
6.2. Các vấn đề cần chú ý trong quản lý vườn quốc gia
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh được công nhận là Di sản Đông Nam Á từ năm 2003. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng nhưng vẫn đang đứng trước sự đe dọa về suy giảm. Một trong những nguyên nhân chính là sinh kế của cộng đồng dân cư bên trong và ngoài vùng đệm của Vườn.
Họ nhận thức được giá trị to lớn của vườn quốc gia Kon Ka Kinh, bởi nơi đây chứa rất nhiều cây gỗ có giá trị lâm sản cao, những loài động vật hoang dã vô cùng quý hiếm là “món mồi” của những bọn lâm tặt cướp rừng. Chúng không ngày đêm lâm le, không ngại hạ đốn những cây gỗ, săn bắn các loài động vật hoang dã.Mặc dù lực lượng kiểm lâm nơi đây luôn thường xuyên túc trực và giữ rừng. Cụ thể như:
+Trong đợt kiểm tra rừng cuối tháng 8-2007, cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đã phát hiện 147 gốc gỗ trắc có đường kính từ 30-70 cm tại các tiểu khu 88 và 92 thuộc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh ở xã Dăk Roong, huyện K’bang đã
“không cánh mà bay”
+Năm 2011, lâm tặt đập phá, cướp tài sản tại trạm kiểm lâm số 4. Cướp hơn 100 gỗ trắc tại trạm.( tang vật vi phạm đã bị xử lý)
+Cho đến nay, nhiều vụ vi phạm vẫn tiếp tục diễn ra.
6.3. Các khó khăn gặp phải
Vườn quốc gia kon ka kinh chiếm có 11 dân tộc cùng chung sống. trong đó người dân tộc thiểu số Ba Na chiếm 80% dân số. kĩ thuật kanh tác còn lác hậu dẫn đến sản lượng lương thực thấp, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực. người dân vẫn còn kiểu lối sống du kanh du cư, săn bắt hái lượm. đánh bắt các loại thú quý hiếm
để bán lấy tiền, vẫn chặt phá rừng làm nương rẫy. Sự tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn đối với người dân tộc thiểu số.
Những tên tặc rừng vẫn còn hoạt động. Họ săn bắt ngày càng tinh vi hơn.
Trước những thách thức đó, các đội kiểm lâm của Kon Ka Kinh phải tuần tra gắt gao nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi xâm phạm hệ sinh thái vườn Quốc gia. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giáo dục, vận động được đẩy mạnh nhằm nâng cao hiểu biết về lợi ích nhiều mặt của rừng cho người dân để họ ý thức bảo vệ rừng.