Kết quả xây dựng các mô hình

Một phần của tài liệu Dự án xây dựng dây chuyền sản xuất công nghiệp chế phẩm sinh học EMOZEO phục vụ nuôi trồng thủy sản và xử lý môi trường tại tỉnh cà mau (Trang 24 - 31)

B. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN

II. Kết quả thực hiện các nội dung

2. Kết quả xây dựng các mô hình

a. Mô hình xử lý rác thải.

Chủ nhiệm dự án đã kết hợp với Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thới Bình để thực hiện xử lý rác thải, nước thải tại ấp 6 xã Thới Bình và khóm 8, thị trấn Thới Bình huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau.

+ Khối lượng rác thải xử lý 2.700 m3 rác sinh hoạt, rác được thu gom từ các khu chợ và khu dân cư, đa phần là rác hữu cơ chưa được xử lý, mức độ ô nhiễm cao.

+ Trước khi xử lý bãi rác bị ô nhiễm nặng, có mùi hôi phát tán ảnh hưởng đến các hộ dân sinh sống gần bãi rác tập kết. Phát sinh ruồi, muỗi rất nhiều, địa phương đã nhiều lần xử lý nhưng không triệt để.

+ Qua khảo sát Dự án đã hỗ trợ Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thới Bình 1.000 lít chế phẩm sinh học EMOZEO, được chia làm 2 lần để xử lý, mỗi lần 500 lít, mỗi đợt xử lý cách nhau 10 ngày.

+ Phương pháp xử lý bằng cách pha loãng chế phẩm sinh học EMOZEO với tỷ lệ 1 lít EMOZEO với 10 lít nước tưới đều lên bãi rác thải.

+ Kết quả ghi nhận sau khi xử lý bằng cảm quan cho thấy thể tích rác thải giảm khoảng 30 - 40%, mùi hôi giảm không còn phát tán đến khu dân cư. Ruồi muỗi giảm hẳn so với khi chưa xử lý. Sau xử lý rác phân hủy rất nhanh, có thể sử dụng để làm phân bón cho cây trồng.

b. Mô hình xử lý nước thải.

Thực hiện tại rạch Bà Năm, khóm 8, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình.

- Qua khảo sát đo đạt tổng khối lượng nước cần xử lý khoảng 1.242 m3 nước và bùn đen, kênh bị ô nhiễm nặng do nước tù đọng không có hệ thống thoát, hàm lượng hữu cơ gây ô nhiễm cao.

+ Qua khảo sát Dự án đã hỗ trợ Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thới Bình 1.000 lít chế phẩm sinh học EMOZEO, được chia làm 2 lần để xử lý, mỗi lần 500 lít, mỗi đợt xử lý cách nhau 10 ngày.

+ Phương pháp xử lý bằng cách pha loãng chế phẩm sinh học EMOZEO với tỷ lệ 1 lít EMOZEO với 5 lít nước tưới đều lên mặt kênh.

+ Kết quả ghi nhận sau khi xử lý bằng cảm quan cho thấy nước thải giảm mùi hôi, nước trong không còn màu đen, giảm ô nhiễm không còn phát tán mùi hôi đến khu dân cư. Ruồi muỗi giảm hẳn so với khi chưa xử lý.

c. Mô hình nuôi tôm:

Cơ quan chủ trì, chủ nhiệm phối hợp với UBND xã Tân Duyệt khảo sát chọn địa điểm triển khai thực hiện mô hình tại: ấp Tân Thành và ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Số hộ tham gia thực hiện mô hình là 21 hộ, trong đó thuộc tổ hợp tác sản xuất ấp Tân Thành 8 hộ, ấp Tân Long 13 hộ, với tổng diện tích là 18,6 ha.

Theo đề cương được duyệt thì dự án phải thực hiện 5 mô hình gồm nuôi tôm, cua với diện tích mỗi mô hình là 2 ha, tổng diện tích là 10 ha. Do tại thời điểm triển khai thực hiện không bố trí được mô hình nuôi cua chuyên canh nên chỉ thực hiện mô hình nuôi tôm sú. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai các mô hình, các hộ dân có thả cua nuôi kết hợp với nuôi tôm. Do diện tích nuôi không

đồng đều và tùy vào khả năng của hộ dân nên số lượng cua giống, mật độ thả cua nuôi cũng không đồng đều nên số lượng thu được có hộ cao, có hộ thấp.

Tại thời điểm thu hoạch tôm nuôi, thì cua thu hoạch chưa hết, do thời gian nuôi cua dài hơn thời gian nuôi tôm. Kết quả ghi nhận từ các hộ dân về kết quả nuôi cua, thì hộ ít nhất thu được 30 kg, hộ cao nhất 100 kg. Do cua là sản phẩm phụ của mô hình nên dự án chỉ phân tích đánh giá trên đối tượng nuôi chính là tôm sú.

Bảng 1: Danh sách hộ và diện tích đất thực hiện mô hình:

STT Họ và tên Diện tích ha Ghi chú

Ấp Tân Thành

1 Trịnh Văn Tửng 0,6

2 Trần Hữu Nghị 1

3 Trương Việt Trung 0,6

4 Trịnh Tấn Dũng 0,6

5 Phan Bảo Trung 0,8

6 Trần Văn Đức 1,7

7 Phan Văn Cảnh 1,2

8 Trần Thanh Đức 1,7

Ấp Tân Long

1 Ngô Minh Việt 0,8

2 Ngô Minh Hẳn 0,7

3 Ngô Minh Thắng 0,8

4 Lâm Thanh Dũng 1,2

5 Nguyễn Minh Tiến 1,4

6 Ngô Minh Tám 0,8

7 Đào Thị Dần 0,5

8 Ngô Quốc Khởi 0,5

9 Nguyễn Minh Tuấn 1,0

10 Châu Thái Hưng 0,6

11 Ngô Kim 0,6

12 Nguyễn Văn Tuấn 0,8

13 Võ Minh Thành 0,7

Tổng cộng 18,6

Các nội dung đã thực hiện:

- Khảo sát chọn địa điểm nuôi và chọn hộ dân tham gia mô hình.

- Sau khi khảo sát chọn địa điểm và chọn hộ tham gia mô hình, cơ quan chủ trì tổ chức tập huấn quy trình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến cho các hộ tham gia mô hình. (Có tài liệu tập huấn kèm theo Phụ lục 1).

- Cải tạo lại ao đầm nuôi phù hợp với yêu cầu của mô hình nuôi quảng canh cải tiến có sử dụng chế phẩm EMOZEO.

- Thả giống Post larvae 15 với mật độ 5con/m2, thực hiện các biện pháp quản lý, chăm sóc, tạo điều kiện môi trường thích hợp cho tôm nuôi phát triển.

- Thu thập số liệu, ghi nhận kết quả thực hiện mô hình.

Kết quả đạt được:

Sau 3,5 tháng nuôi khi tôm đạt kích cỡ từ 35 – 40 con/kg dùng lú thưa thu tỉa kết quả thu được theo bảng sau:

Bảng 2: Kết quả thu hoạch tôm nuôi.

TT Họ và tên Diện

tích

Sản lượng

(kg)

Kích cỡ tôm (con/kg)

Giá bán (đ)

Thành tiền (đ)

Ghi chú Ấp Tân Thành

1 Trịnh Văn Tửng 0,6 275 24 200.000 55.000.000

2 Trần Hữu Nghị 1 450 28 155.000 69.750.000

3 Trương Việt Trung 0,6 240 38 130.000 31.200.000

4 Trịnh Tấn Dũng 0,6 265 26 170.000 45.050.000

5 Phan Bảo Trung 0,8 310 40 125.000 38.750.000

6 Trần Văn Đức 1,7 575 34 140.000 80.500.000

7 Phan Văn Cảnh 1,2 345 40 125.000 43.125.000

8 Trần Thanh Đức 1,7 650 29 140.000 91.000.000

Ấp Tân Long

1 Ngô Minh Việt 0,8 295 35 140.000 41.300.000

2 Ngô Minh Hẳn 0,7 248 35 140.000 34.720.000

3 Ngô Minh Thắng 0,8 293 35 140.000 41.020.000

4 Lâm Thanh Dũng 1,2 471 30 155.000 73.005.000

5 Nguyễn Minh Tiến 1,4 553 35 140.000 77.420.000

6 Ngô Minh Tám 0,8 395 40 125.000 49.375.000

7 Đào Thị Dần 0,5 219 30 155.000 33.945.000

8 Ngô Quốc Khởi 0,5 147 30 155.000 22.785.000

9 Nguyễn Minh Tuấn 1,0 406 30 155.000 62.930.000

10 Châu Thái Hưng 0,6 260 35 140.000 36.400.000

11 Ngô Kim 0,6 209 30 155.000 32.395.000

12 Nguyễn Văn Tuấn 0,8 236 35 140.000 33.040.000

13 Võ Minh Thành 0,7 215 30 155.000 33.325.000

Tổng cộng 18,6 7.056 1.026.035.000

Kết quả đạt được của mô hình là khá tốt, với diện tích là 18,6 ha, tổng sản lượng thu được là 7.076 kg, bình quân đạt 380 kg/ha/vụ nuôi, so với mục tiêu đề ra ban đầu là 350 kg/ha/vụ thì kết quả thu được của mô hình là đạt yêu cầu. Thu nhập bình quân 55.163.000 đ/ha/vụ.

Trong suốt vụ nuôi sử dụng chế phẩm sinh học EMOZEO để xử lý môi trường nước ao nuôi với liều lượng 5lít/1.000m3 nước, theo định kỳ 10 - 15 ngày/lần để ổn định môi trường nước, ổn định pH và phân huỷ các chất NH3, H2S. Do môi trường ổn định giúp tôm tăng trọng khá tốt, định kỳ mỗi tháng kiểm tra 1 lần bằng cách dùng chài để bắt tôm, cân và tính trọng lượng bình quân. Quan sát cho thấy màu sắc tôm nuôi sáng bóng, tôm bơi lội khỏe mạnh.

Bảng 3: Tăng trọng của tôm theo ngày nuôi.

Số ngày nuôi 30 60 90 105

Trong lượng tôm

trung bình (gr/con) 5 15 25 30 - 33

Màu sắc tôm Sáng bóng Sáng bóng Sáng bóng Sáng bóng Khi sử dụng chế phẩm EMOZEO để xử lý nước ao nuôi, các chỉ tiêu về môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi như: pH, độ trong, độ kiềm, to, S%o luôn ổn định. Do vùng dự án gặp khó khăn trong việc cấp nước, nhưng với việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước ao nuôi thường xuyên, nên việc thay nước thực hiện rất ít. Với kết quả đo đạt trong suốt vụ nuôi cho thấy giá trị pH ổn định trong giới hạn từ 7,5 – 8,5; Hàm lượng DO thích hợp với hoạt động sống của tôm nuôi 5 - 7mg/l, hàm lượng oxy hoà tan cao giúp tôm phát triển tốt, mức độ tăng trưởng khá.

Bảng 4: Theo dõi các yếu tố pH, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm và độ trong.

Chỉ tiêu Giá trị đo thực tế Mức dao động Ghi chú

pH 7,5 - 8,5 1,0

Nhiệt độ 29 – 32oC 3oC

Độ mặn 15 - 26‰ 9‰

Độ trong 35 - 45 cm 10 cm

Độ kiềm 80 – 150 mg/lít 70 mg/lít d. Tình hình sử dụng lao động:

Lao động trực tiếp sản xuất:

Đội ngũ cán bộ được tập huấn từ dự án gồm 13 cán bộ, trong đó 11 cán bộ có trình độ đại học, 02 lao động phổ thông đủ khả năng và nắm vững kỹ thuật để sản xuất và vận hành toàn bộ dây chuyền. Tuy nhiên, do dây chuyền sản xuất khép kín mỗi ca sản xuất chỉ cần 03 cán bộ là đủ điều kiện sản xuất.

Lao động gián tiếp:

- Thông qua các lớp tập huấn về nuôi trồng thủy sản, dự án đã tập huấn cho 500 người dân nắm bắt được quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học EMOZEO nuôi tôm sú quảng canh cải tiến để áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

Qua tập huấn hiện nay nhiều hộ dân đã nuôi thành công, và mô hình nầy đang được tỉnh Cà Mau khuyến khích nhân rộng để nâng cao năng suất tôm nuôi.

- Ngoài ra, bằng nguồn kinh phí của địa phương hàng năm Trung tâm Thông tin & Ứng dụng Khoa học công nghệ Cà Mau đã tập huấn cho người dân

xuất mang lại hiệu quả. Thông qua dự án giúp người dân ổn định công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống.

3. Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ Trung ương và địa phương, huy động đối ứng từ các thành phần kinh tế để thực hiện dự án.

3.1. Sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách TW và địa phương đến ngày nghiệm thu.

- Tổng kinh phí đã sử dụng đến ngày nghiệm thu: 4.888.282.000 đồng.

Trong đó: + Kinh phí từ ngân sách TW: 2.505.000.000 đồng

+ Kinh phí từ ngân sách địa phương: 1.831.113.000 đồng.

+ Kinh phí do đơn vị đối ứng: 552.169.000 đồng.

3.2. Doanh thu hàng năm:

Từ tháng 8/2012 đến tháng 10/2013 dự án đã sản xuất được 500.000 lít chế phẩm sinh học EMOZEO, tuy nhiên chỉ mới tiêu thụ được 350.000 lít với giá bán 5.300 đ/lít, doanh thu đạt được 1.855.000.000 đ.

Do dự án phải sản xuất đủ số lượng để nghiệm thu, nên số lượng thành phẩm còn lại chưa tiêu thụ hết 150.000 lít. Dự kiến Trung tâm sẽ tiêu thụ hết trong khoảng thời gian 3 tháng từ tháng 11/2013 – 01/2014 vì thời điểm nầy là mùa vụ chính nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau.

Bảng 5: Hạch toán sản xuất và kinh doanh EMOZEO.

TT Khoản mục chi phí ĐVT Đơn giá Thành tiền

1 Giá thành sản xuất Lít 555 555

2 Tiền công sản xuất (khoán) Lit 200 200

3 Chi phí tiếp thị, quảng cáo Lít 100 100

4 Chi phí quản lý gián tiếp Lít 120 120

5 Chi phí vận chuyển giao hàng (khoán) Lít 750 750

6 Chi bồi dưỡng cho người nhận khoán bán hàng. Lít 100 100

7 Tiền xăng đi lại bán hàng Lít 50 50

8 Tiền điện thoại giao dịch khách hàng (khoán) Lít 50 50

9 Chi phí khác Lít 100 100

10 Thuế Lít 240 240 11 Cal nhựa (30 lít) Cái 0,33 1,900

12 Nhãn, co, tem Tờ 100 120 Tổng giá thành Lít 4,285 Như vậy tổng giá thành sản xuất 1 lít chế phẩm sinh học EMOZEO là:

4.285 đồng

Giá bán 1 lít chế phẩm sinh học EMOZEO là: 5.300 đồng Lãi ròng: 1 lít chế phẩm sinh học EMOZEO là: 1.015 đồng

Vì dự án mới vận hành chạy thử để nghiệm thu nên chưa tính khấu hao thiết bị. Mặt khác, giá bán sản phẩm cũng đã thông báo cho các đại lý ngay từ đầu năm, do đó khấu hao thiết bị chưa tính vào giá thành sản phẩm. Sang năm 2014 Cơ quan chủ trì sẽ tính toán khấu hao thiết bị và điều chỉnh giá bán phù hợp.

3.3. Lợi nhuận ròng thu được: 350.000.000 đồng.

Một phần của tài liệu Dự án xây dựng dây chuyền sản xuất công nghiệp chế phẩm sinh học EMOZEO phục vụ nuôi trồng thủy sản và xử lý môi trường tại tỉnh cà mau (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w