ĐÁNH GIÁ - NHẬN XÉT
2/ Nguyên nhân sai lầm và bài học lịch sử
Nhìn trên bình diện quốc tế , mô hình tập thể hoá là sản phẩm phổ biến đã tổn tại dai dẳng trong một nửa thế kỷ ở tất cả các nước đi theo CNXH. Mô hình này này sinh từ quan niệm đơn giản vé cái gọi là quan hộ sản xuất đi trước mở đường cho sự phát triển sức sản xuất; không nắm vững mối quan hộ giữa lực lượng sàn xuất và quan hệ sản xuất, không xuất phát từ thực tiễn của nền nông nghiệp ú Việt nam, lại bị căn bênh giáo điều, rập khuôn chi phối nên đã tìm mọi cách để thực hiện hợp tác hoá - tập thể hoá.
Xây dựng HTH là một mô hình mới, hơn nữa nhân thức lý luận của chúng ta vào thời điểm đó còn nhiều hạn chế nên việc áp dụng mô hình tập thể hoá nông nghiệp đó ờ nước ta là khó tránh khỏi thiếu sót.
Mô hình HTX với đặc trưng tập thể hoá triệt để của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thưc chất, đó là cơ chế kinh tê chi huy, kinh te hiẹn vật.Với cơ chế quàn lý đó, tính tích cực của người lao động, của các hộ gia đình bị giảm sút. Với cơ chế quản lý vĩ mô như vậy, tất yếu sẽ đẻ ra một cơ chế quản lý vi mô tưong ứng trong các HTX tạp thể hoá. Nảy sinh
ra một bộ máy quản lý quan liêu, cồng kềnh, kếm hiệu quả trong chỉ đạo sản xuất nhưng lại hưởng một phần thu nhâp rất lớn trong các hợp tác xã, làm cho các hợp tác xã vốn đã khó khăn lại càng khó khản hơn.
Một nguyên nhân nữa là do sự tác động cùa quy luật chiến tranh.
Chiến tranh một mặt làm đảo lộn sản xuất nông nghiệp và giảm sút sức lao động, tàn phá cơ sở vật chất - kỹ thuật...Tuy nó không phải là nguyên nhân trực tiếp đẻ ra kiểu HTX nhưng mặt khác, đã góp phần cùng cố tổ chức này. Chính chế độ HTX quản lý trực tiếp, bao cấp phù hợp với việc tập trung cao độ và nhanh chóng sức người, sức của cho nhu cầu chiến tranh. Với cách phân phối bình quân ( tối thiểu 13, tối đa 18 ), HTX đã góp phần tạo ra sự ổn định vể mặt xã hội ở hậu phương, đồng thời HTX đã thể hiện có hiệu quả yếu tố tinh thần " Tất cả cho tiên tuyến" của nhân dân miền Bắc.Chiến tranh đã che dấu đi các mâu thuẫn cơ bản vể kinh tế- xã hội trong nông thôn, những hạn chế cơ bản của HTX, mâu thuẫn giữa lợi ích nông dân và lợi ích xã hội, diễn ra không ở mức gay gắt. Song, về thực chất, mô hình hợp tác hoá đă chứa đựng ngay trong lòng nó những nhân tố dẫn đến sự trì trệ , khủng hoảng...
Khi tiến hành đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, xây dựng HTX Đảng bộ Thành phố đã không dựa vào những đặc điểm kinh tế, xã hội nông thôn HàNội. Chính vì thế, chúng ta đã rập khuôn theo những mô hình HTX của cả miển Bắc nên hiệu quả vể các mặt: quan hệ sở hữu tư liệu sàn xuất, vể tổ chức sản xuất và quản lý, về chế độ phân phối càng có nhiều yếu kém.
78
Nông thồn Hà Nội theo con đường hợp tác hoá suốt 20 năm (1954
1975) đa trai qua nhiêu thử thách. Trong chăng đường gian truân đó, Đang bộ Hà Nội đã dày công tìm tòi để tìm ra biộn pháp, cách thức tổ chưc và hoạch định chính sách quản lý nông nghiêp sao cho có hiêu quà nhất. Tuy đạt được một số thành quả nhất định, song phong trào HTH có những sai lâm, thiếu sót rất lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp ngoại thành.
Trên cơ sở đánh giá một cách khách quan, khoa học vể những điểm dã và chưa làm được, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chẳng những có giá trị lịch sử mà còn rất quan trọng cho việc lãnh đạo tổ chức nông nghiệp ngày nay.
Vấn để nông nghiệp và nông thôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế,đặc biệt đối với ngoại thành Hà Nội thì ý nghĩa của nó càng được nâng cao.
Mục tiêu cao nhít của việc lãnh đạo, tổ chức nông nghiệp HTH là đưa nông dân vào con đường làm ăn tâp thể để tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển, làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế công nông nghiệp hiện đại... Do vậy mọi cách thức tổ chức phải tính đến điều đó.
Khi xây dựng hợp tác hoá phải tính đến những đặc điểm riêng của Việt nam, những nét đãc thù của Hà Nội, trên cơ sở đó đê ra những chu trương, biên pháp phù hợp.
Nguồn gốc cơ bản của những sai lẩm của Đảng Cộng sản Việt nam,
;ủa Đảng bộ Hà Nội trong sự nghiệp cách mạng XHCN nói chung, trong
cuộc vận động HTH nói riêng trước hết là sai lầm trong phương pháp tư duy ly luận. Chúng ta không dựa đúng vào những chỉ dẫn vể lý luận, vể phương phap luận khoa học và cách mang cùa chủ nghĩa Mác-Lênin mà là đơn giản hoá, giảm dần hoá tính cách mạng và khoa học của học thuyết Mác-Lênin, rập khuôn kinh nghiệm của nước ngoài, không xuất phát từ thực tiễn cụ thể của Việt Nam, của Hà.Nội để định ra đường lối chù trương cách mạng một cách tự chủ sáng tạo.
Một điều hết sức quan trọng là tránh rập khuôn theo các mô hình có sẵn, không có sáng tạo cho phù hợp với điều kiên lịch sử, vị trí địa lý...
Mặt khác tránh nóng vội, chù quan, duy ý chí làm theo phong trào, không tính đến hậu quả xấu có thể xảy ra...
Bài học do Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ VI của Đàng đã nêu ra
"Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan' trong sự lãnh đạo Cách mạng XHCN, cũng ỉà bài h ọc lịch sử sâu sắc về cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp của cả nước của Hà Nội trong thời kỳ 1954-1975 và mười năm sau trên đất nước thống nhất cùng tiến lên chủ nghĩa Xã hội.
Chính vì thế, đường lối chủ trương và sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện phải xuất phát từ thực tiễn khách quan, phù hợp với từng thời kỳ, dồng thời phải phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, nhưng có trọng tâm, trọng điểm... Chú trọng vấn để trang bị cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đai cho nông nghiệp. Bên cạnh sự đầu tư về trang thiết bị cho nông nghiệp, việc phát triển nền nông nghiêp hàng hoá nhiều thành phần, có sự dâu tư quan
80
lý và điều tiết cua nhà nước, làm cho nông nghiêp phát triển theo định hướng XHCN ỉà một vấn đê hết sức quan trọng trong quá trình” Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá " đất nước hiên nay như nghị quyết Đại hôi đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (nấm 1996) đề ra.Kết hợp đổi mối nông nghiệp với sự đổi mới trong các ngành kinh tế trọng yếu khác, đổi mới các biện pháp đối với các vấn đề xà hội. Đặc biệt cố gắng giảm bớt sự chênh lệch giàu -nghèo quá đáng ờ nông thôn. Do đòi hỏi của tình hình mới , chúng ta không thể duy trì và sử dụng các biên pháp cũ trong nông nghiệp mà phải có phương hướng mới. Chú ý đến vai trò của các hộ nông dân, vai trò của các cấp cơ sở, vai trò của quần chúng nhân dân trong việc tìm kiếm mô hình mói - có nghĩa là phải đổi mới từ các cơ sờ nồng nghiộp. Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vất chất và văn hoá tinh thần của người nông dân, xây dựng nông thôn-nông nghiệp và người nông dân m ớ i . '