Kết quả phục vụ sản xuất

Một phần của tài liệu Sử dụng kittasmycin thay thế tylosin trong phòng trị bện hen (CRD) tại trại gà thương phẩm thuộc xã khe mo – huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 45)

4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.2. Kết quả phục vụ sản xuất

Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn kết hợp với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, trong thời gian thực tập tốt nghiệp ngoài việc thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau.

4.1.2.1. Công tác giống

Sinh trưởng của gà phụ thuộc nhiều vào chất lượng con giống. Việc chọn lựa gà con đƣợc tiến hành ngay trong ngày tuổi đầu tiên.

Gà của trại chủ yếu là gà lai giữa gà Mía và gà Lương Phượng, nhập từ cơ sở ấp giống tin cậy. Mỗi đợt nhập gà đều đƣợc cán bộ kỹ thuật kiểm tra chọn lọc gà con 1 ngày tuổi, những con đạt tiêu chuẩn có các đặc điểm nhƣ:

Cơ thể khỏe mạnh, phần hông nở, lông tơ bông xốp, đều đặn, phủ kín toàn thân, mỏ cân xứng, mắt sáng mở to hoàn toàn, thế chân đứng rộng, các ngón chân thẳng, bụng nhỏ mềm không hở rốn, cánh áp sát vào thân và có phản xạ nhanh với tiếng động.

4.1.1.2. Công tác thức ăn

Toàn bộ thức ăn sử dụng trong trại đều do Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi AGRIFEEDS Việt Nam cung cấp theo từng giai đoạn nuôi.

4.1.2.3. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Cùng với công tác giống và thức ăn, công tác chăm sóc nuôi dƣỡng cũng rất quan trọng. Nhằm đạt đƣợc đàn gia cầm đồng đều, có tỷ lệ nuôi sống cao, đạt khối lƣợng thịt cao, và quyết định năng suất và hiệu quả chăn nuôi.

Trong thời gian thực tập, tôi cùng kỹ thuật viên của trại đã đã tham gia chăm sóc, nuôi dƣỡng đàn gà thịt theo đúng quy trình kỹ thuật nhƣ sau:

* Công tác chuẩn bị trước khi nuôi gà:

- Trước khi tiến hành nuôi gà, chúng tôi tiến hành chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị và dụng cụ cần thiết nhƣ: Chuồng nuôi, thức ăn, kho chứa thức ăn, bể chứa nước, dụng cụ chăn nuôi, thuốc thú y, nước uống, chụp sưởi, chất đốt,....

- Trước khi nhập gà vào nuôi, phải để trống chuồng từ 10 - 15 ngày, quét dọn cọ rửa sạch sẽ trên tường xuống dưới nền chuồng bên trong và bên ngoài. Trước khi nhập gà 5 ngày, tiến hành quét vôi nền, cửa ra vào và xung quanh tường với nồng độ 25% + CuSO4 5%. Sau đó, phun sát trùng tường, nền, rèm, và xung quanh khu vực chuồng trại bằng dung dịch Formol 2%.

- Khi nền chuồng thật khô, trải một lớp đệm trấu lót có độ dày tối thiểu là 5 - 10cm tùy theo điều kiện thời tiết, rồi phun thuốc sát trùng, trong quá trình phun ta phải đảo đều trấu và chuẩn bị đủ trấu khi cần bổ sung hoặc thay thế. Tất cả dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi cần đƣợc vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng trước khi đưa vào sử dụng.

* Công tác chăm sóc nuôi dƣỡng:

Công tác chăm sóc nuôi dƣỡng gà thịt chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi:

+ Trước khi đưa gà về 2 tiếng, chúng tôi bắt đầu thắp dây điện trong quây úm, pha nước uống cho gà, nước uống sạch, ấm, có pha thêm Vitamin C, Glucoza, điện giải, và Tetracyline (0,5g/lít nước) hoặc Colistin (0,1g/lít nước). Nước uống cho gà trong 3 - 4 ngày đầu có pha kháng sinh và Vitamin C 100 - 150 mg/lít nước. Gà mới nhập về nhúng ngay mỏ một vài con vào máng uống rồi nhanh chóng thả gà từ lồng ra quây, cho gà uống nước sau 10 tiếng thì cho gà ăn bằng khay ăn.

+ Giai đoạn này nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng vì lúc này gà con không tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hoàn chỉnh, từ 1 - 3 ngày tuổi nhiệt

độ trong quây từ 32 - 34°C, sau đó giảm dần. Hàng ngày chúng tôi luôn theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho đàn gà.

Chụp sưởi để cách mặt nền 30 - 40 cm. Điều chỉnh chụp sưởi cho gà tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi của gà. Dùng mắt thường để quan sát phản ứng của gà với nhiệt độ để điều chỉnh cho thích hợp.

+ Nhiệt độ vừa phải: Gà nằm rải rác đều trong quây, đi lại ăn uống bình thường.

+ Nhiệt độ thấp: Gà tập trung lại gần nguồn nhiệt hoặc đứng co ro run rẩy, cần hạ thấp chụp sưởi hoặc thay bằng bóng điện có công suất lớn hơn.

+ Nhiệt độ cao: Gà tản xa chụp sưởi, nằm há mỏ, giơ cánh, thở mạnh, uống nhiều nước, cần nâng cao chụp sưởi hoặc thay bằng bóng có công suất nhỏ hơn.

+ Gió lùa: Gà nằm tụm lại một góc kín gió nhất trong quây. Nếu không giữ ấm tốt cho gà thì gà sẽ bị chết nhiều, còi cọc, chậm lớn và trọng lƣợng của gà không đồng đều.

+ Quây úm phải nới rộng diện tích theo thời gian sinh trưởng của gà, mật độ úm nên từ 50 - 60 gà/m².

+ Giai đoạn này còn cần đƣợc chiếu sáng liên tục 24 giờ, vừa để điều chỉnh nhiệt độ vừa để đảm bảo đủ ánh sáng vừa có tác dụng chống chuột, mèo và giúp cho gà ăn uống đƣợc nhiều.

+ Sử dụng cám AG-311S cho giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi. Gà con đƣợc cho ăn nhiều bữa trong ngày, rải thức ăn mỗi lần 1 ít để thức ăn luôn đƣợc mới, thơm ngon. Kích thích tính thèm ăn của gà. Mỗi lần cho thêm cám cần loại bỏ trấu và phân lẫn trong cám cũ.

+ Gà thường được úm hai tuần. Sau đó bỏ quây nhưng vẫn nuôi nhốt đến 21 ngày tuổi. Nếu là mùa lạnh cũng chỉ úm đến hết tuần thứ 3 và sau đó chuyển sang nuôi ở nhiệt độ môi trường tự nhiên và có đèn chiếu sáng ban đêm.

- Giai đoạn 22 ngày tuổi - xuất bán:

+ Thay khay bằng máng ăn dài và dùng máng uống loại 9 lít. Sử dụng cám AG-312S và AG-313S cho gà giai đoạn này.

+ Giai đoạn này gà sinh trưởng phát triển nhanh, ăn uống nhiều nên hàng ngày phải cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho gà. Mỗi ngày thức ăn đƣợc đổ vào máng ăn và đảo đều để kích thích gà ăn ít nhất 4 lần: sáng sớm, trưa, chiều và 9 giờ đêm; máng ăn, máng uống phải cọ rửa thường xuyên. Gà đƣợc hơn một tháng thì không cho ăn đêm nữa.

4.1.2.4. Công tác vệ sinh thú y

Để đảm bảo chất lƣợng con giống và an toàn cho sản xuất, trại gà luôn quan tâm đến công tác vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn sinh học trong khu vực trại. Trước khi xuống chuồng nuôi mọi người phải thay quần áo bảo hộ lao động đã đƣợc khử trùng và đi ủng.

* Công tác vệ sinh thú y đối với từng chuồng nuôi:

- Xung quanh trại đều có hàng rào bảo vệ ngăn cách trại với các khu vực xung quanh. Trại có khu cách ly để theo dõi những đàn gà mới nhập về.

- Hàng ngày chúng tôi luôn luôn chú ý theo dõi đàn gà nhằm phát hiện kịp thời gà ốm, yếu để cách ly, điều trị; gà chết đƣợc thu gom hàng ngày vào bao tải và đƣợc đƣa ra khu xử lý để mổ khám và tiêu hủy. Bổ sung vôi bột vào hố sát trùng trước mỗi chuồng nuôi và trước mỗi khu chăn nuôi; cọ rửa máng uống, thay đệm lót ƣớt, quét lông gà; lau các thiết bị chăn nuôi bên trong và xung quanh chuồng nuôi đƣợc quét dọn sạch bụi bẩn và mạng nhện.

- Hàng tuần các khu vực xung quanh chuồng nuôi đều đƣợc phun sát trùng bằng dung dịch Antisep, quét vôi hai bên hành lang chuồng nuôi, khơi thống cống rãnh, vệ sinh kho thức ăn, cọ rửa, làm vệ sinh bể phụ, phát quang cỏ dại xung quanh khu chăn nuôi. Hàng tháng, tiến hành diệt chuột và côn trùng (nếu có).

4.1.2.5. Công tác phòng và điều trị bệnh

* Công tác phòng bệnh:

Công tác phòng bệnh cho đàn gà luôn đƣợc đạt lên hàng đầu vì nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, cọ rửa máng ăn, máng uống. Quy trình phòng bệnh cho đàn gà đƣợc thể hiện ở bảng 1.1.

* Công tác điều trị bệnh

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dƣỡng đàn gà của cơ sở, chúng tôi luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Thời gian thực tập ở cơ sở, chúng tôi thường gặp một số bệnh sau:

- Bệnh cầu trùng

+ Nguyên nhân: Do các loại cầu trùng thuộc giống Eimeria gây ra. Gà con 9 - 10 ngày tuổi bắt đầu nhiễm bệnh nhƣng tỷ lễ nhiễm cao nhất ở giai đoạn từ 15 - 45 ngày tuổi. Gà bị nhiễm do nuốt phải nãng noan cầu trùng có trong thức ăn, nước uống. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng trầm trọng nhất là vào vụ xuân hè khi thời tiết nóng ẩm.

+ Triệu chứng: Gà bệnh ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, xù lông, cánh sã, chậm chạm, phân dính quanh hậu môn, phân loãng, sệt, có mầu socola hoặc đen như bùn. Nếu gà bị bệnh nặng thì phân lẫn máu tươi gà mất thăng bằng, cánh tê liệt, niêm mạc nhợt nhạt, da và mào tái nhợt do mất máu. Tỷ lệ ốm cao, nhiều gà chết.

Bảng 4.1: Lịch dùng vaccine và phòng bệnh kháng sinh cho đàn gà

Ngày tuổi Loại vaccine và loại thuốc Phòng bệnh Cách dùng

1

Marek vaccine (0,1 ml/gà) Marek Tiêm dưới da cổ Glucoza (10g/lít nước) + VTM C

(1g/lít nước)

Trợ lực, chống Stress

Pha nước uống

2 – 5

Colistin (1g/2 lít nước) + Tetracylin (1g/ lít nước)

Đường tiêu hóa và hô hấp

Pha nước uống

Glucoza (10g/lít nước) + VTM C (1g/lít nước)

Trợ lực, chống Stress

Pha nước uống

7 Vaccine Lasota Gà rù Nhỏ mắt, mũi

8 – 10

Rigecoccin - WS (1g/10 – 12 lít nước)

Cầu trùng Pha nước uống

Hoặc Salinomycin (1g/8kg TĂ) Cầu trùng Trộn thức ăn

12

Vaccine Đậu Bệnh đậu Chủng màng cánh

Glucoza (10g/lít nước) + VTM C (1g/lít nước)

Trợ lực, chống Stress

Pha nước uống

14 Vaccine Gumboro Gumboro Nhỏ mồm

14 – 16

Glucoza (10g/lít nước) + VTM C (1g/lít nước)

Trợ lực, chống Stress

Pha nước uống

18 – 21

Colistin (1g/lít nước) + Tetracylin (1g/lít nước)

Đường tiêu hóa và hô hấp

Pha nước uống

22 Vaccine Lasota lần 2 Gà rù Nhỏ mắt, mũi

25 Vaccine Gumboro lần 2 Gumboro Pha nước uống

28 – 30

Rigecoccin - WS (1g/10 – 12 lít nước)

Cầu trùng Pha nước uống

Hoặc salinomycin (1g/8kg TĂ) Cầu trùng Trộn thức ăn

36 Tayzu (1g/4 – 5 kg TĂ) Giun tròn Trộn thức ăn

38 – 42

ColiTetravet (1g/lít nước) Đường tiêu hóa và hô hấp

Pha nước uống Hoặc Tetracylin (1g/lít nước)

+ Bệnh tích:

Cầu trùng manh tràng: Manh tràng sƣng to và chứa đầy máu.

Cầu trùng ruột non: Ruột non căng phồng, xuất huyết bề mặt ruột có nhiều đốm trắng xám, bên trong ruột có dịch nhầy màu hồng.

+ Điều trị: Dùng Rigencoccin - WS 1g/2 lít nước trong 3 - 4 ngày;

ESB3 1g/lít nước trong 4 ngày. Kết hợp tiêm bắp VTM K chống mất máu và cho uống VTM C để tăng sức đề kháng cho gà.

- Bệnh bạch lỵ gà con

+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn Gr (-) Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum gây ra.

+ Triệu chứng: Gà con mắc bệnh kém ăn, lông xù, ủ rũ, bụng trễ do lòng đỏ không tiêu, tụ tập thành đám, kêu xáo xác, ỉa chảy, phân trắng, phân loãng dần và dính quanh hậu môn, chết sau 2 - 3 ngày phát bệnh; ở gà lớn thường ở thể mãn tính.

+ Bệnh tích: Gan và lách có nhiều điểm hoại tử trắng lấm tấm nhƣ đầu đinh ghim. Trong đoạn ruột cuối, thức ăn không tiêu bị cô đặc màu vàng, lòng đỏ chƣa tiêu, thành ruột dày lên.

+ Điều trị: Dùng 1 trong các loại thuốc sau:

Colistin: Liều 1g/2 lít nước cho gà uống liên tục trong 4 - 5 ngày.

Ampi - Coli: 1g/ lít nước cho uống liên tục trong 3 - 4 ngày.

Nor - floxacin: 1ml/2 lít nước uống, dùng liên tục 4 - 5 ngày.

- Bệnh hô hấp mãn tính ở gà (Chronic Respiratory Disease - CRD).

+ Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây bệnh làm kế phát các vi khuẩn, vi rút gây bệnh khác và dưới tác động xấu của môi trường bệnh tái phát. Bệnh truyền từ gà ốm sang gà khỏe, từ gà mẹ sang gà con, qua thức ăn nước uống và dụng cụ chăn nuôi.

+ Triệu chứng: Gà bị bệnh kém ăn, chậm lớn, còi cọc. Gà thường chảy nước mắt, nước mũi, 2 cánh mở rộng, mỏ há to, thở dồn dập và khò khè. Gà hay lắc đầu, vẩy mỏ, đứng ủ rũ. Gà đẻ trứng thì tỷ lệ đẻ giảm.

+ Bệnh tích: Tụ huyết ở thanh quản, khí quản; tiết dịch nhầy ở xoang mũi và khí quản; túi khí viêm, đục mờ trông nhƣ vệt khói.

+ Điều trị: Dùng 1 trong các thuốc sau:

Tetracyclin liều 1g/lít nước, uống liên tục 3 - 5 ngày.

CRD - Stop, liều 1g/lít nước, uống liên tục 3 - 5 ngày.

Tiamulin 1g/4 lít nước, uống liên tục 3 - 5 ngày.

4.1.2.6. Công tác khác

Ngoài công việc chăm sóc, nuôi dƣỡng đàn gà, bản thân em còn tham gia vào một số công việc khác nhƣ:

- Tiêu độc, khử trùng vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh.

- Chăm sóc nuôi dƣỡng lợn.

- Tham gia che chắn chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

4.1.2.7. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại gà thương phẩm xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã tham gia và hoàn thành đƣợc một số công tác phục vụ sản xuất đã đề ra. Kết quả của công tác này đƣợc thể hiện tổng quát qua bảng sau:

Bảng 4.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Công tác Nội dung công việc

Số lƣợng

(con)

Kết quả An toàn/khỏi

(con)

Tỷ lệ (%)

Nuôi gà thịt 4000 3935 98,38

Nuôi gà sinh sản 30 30 100

Phòng chữa bệnh

Bệnh cầu trùng gà 155 148 95,48

Bệnh bạch lỵ gà 50 41 82

Bệnh CRD 35 26 74,29

Tẩy giun cho gà 1000 990 99

Tẩy giun cho chó 7 7 100

Tiêm vaccine suyễn lợn 17 17 100

Tiêm vaccine phó thương hàn lợn 17 17 100

Tiêm vaccine LMLM lợn 17 17 100

Tiêm vaccine dịch tả lợn 17 17 100

Công tác

khác Úm gà con 4000 3940 98,5

Một phần của tài liệu Sử dụng kittasmycin thay thế tylosin trong phòng trị bện hen (CRD) tại trại gà thương phẩm thuộc xã khe mo – huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)