Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Sử dụng kittasmycin thay thế tylosin trong phòng trị bện hen (CRD) tại trại gà thương phẩm thuộc xã khe mo – huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 58)

4.3.1. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh sức sống của dòng, giống; phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi đối với điều kiện môi trường, đồng thời nó còn là thước đo việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng và quản lý đàn gà. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất và giá thành sản phẩm của đàn gia cầm, từ đó giúp người chăn nuôi có định hướng sản xuất. Do đó người chăn nuôi phải lựa chọn đƣợc giống tốt, thức ăn tốt, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình

chăm sóc, nuôi dƣỡng, vệ sinh thú y và phòng trừ dịch bệnh để đạt đƣợc tỷ lệ nuôi sống cao nhất.

Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi đƣợc thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) Tuần

tuổi

Lô thí nghiệm (Kitasamycin)

Lô đối chƣ́ng (Tylosin) Số con Trong tuần Cộng

dồn Số con Trong tuần

Cộng dồn

1 100 100 100 100 100 100

2 99 99 99 98 98 98

3 98 98,99 98 98 100 98

4 97 98,98 97 96 97,96 96

5 97 100 97 95 98,96 95

6 96 98,97 96 94 98,95 94

7 96 100 96 94 100 94

8 95 98,96 95 93 98,94 93

9 94 98,95 94 93 100 93

10 94 100 94 93 100 93

11 94 100 94 93 100 93

Số liệu bảng trên cho ta thấy, tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm giảm dần qua các tuần tuổi. Tỷ lệ nuôi sống của hai lô ở tuần đầu đều đạt 100%.

Đây là bài học tốt cho việc nuôi úm gà con, đặc biệt là gà con bị vận chuyển đường xa thì việc chuẩn bị và chăm sóc chu đáo là điều hết sức cần thiết, cụ thể trước khi đưa gà vào chuồng nuôi, gà con được chọn lọc kỹ lưỡng, chuồng trại đƣợc chuẩn bị chu đáo, tạo mọi điều kiện tốt nhất để gà con thích nghi với

môi trường sống mới và bổ sung them VTM C, Glucoza, B.complex, các loại kháng sinh vào thức ăn, nước uống là điều cần thiết.

Gà chết bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 2 đến tuần 8 thí nghiệm, vì tuần thứ 2 trở đi gà nhiễm nhiều bệnh khác nhau nên gà ở các tuần tuổi sau tỷ lệ nuôi sống giảm dần.

Khi so sánh tỷ lệ nuôi sống giữa hai lô thì lô TN có tỷ lệ nuôi sống cao hơn lô ĐC, kết thúc thí nghiệm ở 11 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống ở lô TN là 94%;

lô ĐC là 93%. Điều đó chứng tỏ dùng Kitasamycin trong phòng và điều trị bệnh CRD có ảnh hưởng tốt hơn tới tỷ lệ nuôi sống so với Tylosin.

4.3.2. Một số bệnh thường gặp ở gà thả vườn.

Hàng ngày chúng tôi trực tiếp chăm sóc, theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà về biểu hiện lâm sàng cũng nhƣ trạng thái phân trên nền chuồng.

Kết quả theo dõi một số bệnh thường gặp ở đàn gà thả vườn được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.4: Một số bệnh thường gặp ở gà thả vườn

Diễn giải

Số lƣợt con theo dõi qua các tuần

tuổi (con)

Số lƣợt con có biểu hiện qua

các tuần tuổi (con)

Tỷ lệ (%)

Bệnh bạch lỵ 2107 280 13,29

Bệnh do E.coli 2107 219 10,39

Bệnh CRD 2107 385 18,27

Số liệu bảng trên cho ta thấy: tỷ lệ gà mắc một số bệnh khác nhau có sự chênh lệch nhau, cụ thể tỷ lệ mắc bệnh do E.coli là thấp nhất (10,39%); tiếp đến là bệnh bạch lỵ (13,29%) và tỷ lệ mắc bệnh CRD là cao nhất (18,27%).

Nhƣ vậy bệnh CRD là bệnh mắc nhiều nhất, bệnh lây lan nhanh, đàn gà phát triển không đều, gà tăng trọng rất chậm, gây nhiều thiệt hại kinh tế. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với kết quả của Chu Minh Khôi (2001) [27], ông

cho biết qua thực tiễn, bệnh mắc phổ biến và gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong chăn nuôi là bệnh hô hấp mãn tính, còn gọi là bệnh CRD.

4.3.3. Tình hình nhiễm CRD theo lứa tuổi ở đàn gà thả vườn

Để đánh giá tỷ lệ nhiễm CRD của gà thả vườn từ 0 – 11 tuần tuổi, chúng tôi tiến hành quan sát ngoại hình và thể trạng toàn đàn và từng cá thể trong từng lô, đặc biệt là triệu chứng gà ăn uống giảm, đàn gà xao xác, xõa cánh, gà ủ rũ, thở khò khè phát ra tiếng khẹc khẹc, chảy nước mắt, nước mũi, lúc đầu trong nhớt sau chuyển sang hồng hồng, sau lại đặc tựa nhƣ mủ, phân gà hơi xanh hoặc hơi trắng. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 4.5: Tỷ lệ nhiễm CRD trên đàn gà thả vườn theo tuần tuổi (%)

Tuần tuổi

Lô thí nghiệm(Kitasamycin) Lô đối chứng ( Tylosin) Số lƣợt

gà theo dõi (con)

Số lƣợt gà có biểu hiện

bệnh (con)

Tỷ lệ nhiễm

(%)

Số lƣợt gà theo dõi (con)

Số lƣợt gà có biểu hiện

bệnh (con)

Tỷ lệ nhiễm

(%)

1 100 0 0,00 100 0 0,00

2 99 4 4,04 98 5 5,10

3 98 14 14,29 98 15 15,31

4 97 27 27,83 96 29 30,21

5 97 30 30,93 95 33 34,74

6 96 41 42,71 95 44 46,32

7 96 34 35,42 94 36 38,30

8 95 19 20 93 20 21,51

9 93 7 7,53 93 9 9,68

10 94 6 6,38 93 7 7,53

11 94 2 2,13 93 3 3,23

Tính

chung 1059 184 17,37 1048 201 19,18

Số liệu bảng trên cho thấy:

- Tính chung gà có biểu hiện bệnh CRD qua 11 tuần tuổi là 17,37% - lô TN và 19,18% - lô ĐC, nhƣ vậy số gà có biểu hiện bệnh ở lô TN ít hơn lô ĐC.

Điều này cho thấy việc sử dụng thuốc Kitasamycin trong phòng và điều trị bệnh CRD đã có tác dụng làm giảm tỷ lệ gà mắc bệnh hơn so với thuốc Tylosin.

- Gà có biểu hiện nhiễm bệnh từ tuần thứ 2 – 11 với tỷ lệ nhiễm từ 4,04 – 42, 71% ở lô TN và từ 5,10 – 46,32% ở lô ĐC, trong đó tỷ lệ nhiễm cao nhất ở tuần thứ 6: 42,71% - TN và 46,32% - ĐC; tỷ lệ nhiễm thấp nhất ở tuần thứ 2:

4,04% - TN và tuần thứ 2: 5,10% - ĐC. Nhƣ vậy tỷ lệ gà nhiễm bệnh CRD có sự chênh lệch nhau khá rõ giữa các tuần. Cụ thể nhƣ sau:

+ Giai đoạn 1 – 3 tuần tuổi: tỷ lệ nhiễm tăng dần nhƣng số lƣợng nhiễm chƣa cao; lô TN tỷ lệ nhiễm lần lƣợt là 0%; 4,04%; 14,29%; lô ĐC tỷ lệ nhiễm tương ứng là 0%; 5,10% và 15,31%. Đây là giai đoạn gà con cảm nhiễm với bệnh.

+ Giai đoạn 4 – 8 tuần tuổi: đây là giai đoạn gà nhiễm bệnh với tỷ lệ cao nhất, bệnh lây lan nhanh và mạnh; tỷ lệ nhiễm ở gà tăng rõ rệt từ tuần tuổi thứ 4 (27,83% -TN và 30,21% - ĐC) và cao nhất ở tuần tuổi thứ 6 (42,71% - TN và 46,32% - ĐC) sau đó lại giảm dần. Giai đoạn này quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể diễn ra mạnh mẽ, chức năng của các cơ quan đƣợc củng cố nhƣng chƣa hoàn thiện, cộng với sự thay đổi thời tiết đột ngột, lúc đó từ nắng chuyển sang mưa phùn làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển bình thường của đàn gà làm sức đề kháng của cơ thể giảm nên tỷ lệ nhiễm bệnh cao.

+ Giai đoạn 9 – 11 tuần tuổi: giai đoạn này tỷ lệ nhiễm CRD của gà đã giảm từ 7,53% ở tuần thứ 9 xuống còn 2,13% ở tuần thứ 11 lô TN; tương ứng lô ĐC cũng giảm từ 9,68% ở tuần thứ 9 xuống còn 3,23% ở tuần thứ 11. Giai đoạn này cơ thể đã phát triển đầy đủ và hoàn thiện về chức năng, sức đề kháng của gà tăng lên, tỷ lệ nhiễm giảm dần.

Kết quả cho thấy: gà thịt ở các tuần tuổi đều mắc CRD nhƣng ở các tuần tuổi khác nhau thì tỷ lệ nhiễm khác nhau, trong đó tỷ lệ nhiễm tập trung ở giai

đoạn 4 – 8 tuần tuổi. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn và cs (2004) [23], ông cho rằng gà thịt ở tất cả các lứa tuổi đều mắc CRD, tỷ lệ nhiễm cao nhất ở giai đoạn 4 – 8 tuần tuổi.

4.3.4. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích của gà có biểu hiện nhiễm bệnh CRD

Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh để kiểm tra bệnh tích của gà nghi mắc bệnh CRD đƣợc trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.6 : Triệu chứng và bệnh tích của gà nhiễm bệnh CRD

Chỉ tiêu theo dõi

Số con gà có biểu hiện bệnh qua các tuần tuổi

(con)

Kết quả theo dõi Biểu hiện của bệnh

Số lƣợt gà có biểu hiện

(con)

Tỷ lệ (%)

Triệu chứng

lâm sàng 385

Kém ăn, ủ rũ, chậm

lớn 385 100

Thỏ khò khè, chảy

nước mắt, nước mũi 340 88,31 Mào tích tím tái 298 77,40

Bệnh tích 22

Khí quản chứa dịch

nhày 22 100

Viêm khí quản 21 95,45

Viêm thanh quản 18 81,82

Túi khí viêm, bã đậu 9 40,91

Viêm phổi 7 31,82

Số liệu bảng trên cho thấy: khi gà nhiễm CRD có biểu hiên các triệu chứng lâm sàng nhƣ: đàn gà xao xác, xõa cánh, ăn uống giảm, ủ rũ, chậm lớn, thở khò khè, chảy nước mắt, nước mũi, phân gà hơi xanh hoặc hơi trắng, mào tích tím tái.

Chúng tôi tiến hành mổ khám 22 gà bệnh bị chết ở các lứa tuổi khác nhau có triệu chứng đặc trưng của bệnh CRD để kiểm tra tổn thương của bệnh.

Bệnh tích điển hình xuất hiện chủ yếu ở đường hô hấp như viêm thanh khí

quản, túi khí, phổi,… với các mức độ nặng nhẹ khác nhau, khí quản chứa dịch nhầy chiếm tỷ lệ 100% từ mức độ ít tới nhiều. Mổ 22 gà có 21 con khí quản viêm từ mức độ nhẹ đến nặng chiếm tỷ lệ 95,45%. Một số con ghép với một số bệnh khác làm biểu hiện bệnh càng nặng và phức tạp hơn. Có 31,82% số gà chết bị viêm phổi với các mức độ nặng nhẹ khác nhau; 40,91% số con chết có túi khí viêm và chứa nhiều bã đậu. Tác giả Võ Bá Thọ (1996) [17] cho biết bệnh tích ở gà nhiễm bệnh CRD với tỷ lệ nhƣ sau: viêm khí quản (97%), viêm thanh quản (82%), viêm túi khí (41%). Nhƣ vậy kết quả của chúng tôi ở trên là gần tương đương.

4.3.5. Hiệu lực phòng bệnh CRD của Kitasamycin và Tylosin

Hiệu lực phòng bệnh của thuốc đƣợc đánh giá qua việc xác định chỉ tiêu:

thời gian bắt đầu có biểu hiện bệnh, tỷ lệ mắc bệnh. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu trên khi dùng Kitasamycin cho việc phòng bệnh CRD ở đàn gà từ 0 – 11 tuần tuổi đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.7: Kết quả phòng bệnh CRD của Kitasamycin và Tylosin

Diễn giải ĐVT Lô TN

(Kytasamycin) Lô ĐC (Tylosin) Thời gian bắt đầu

có biểu hiện bệnh Ngày tuổi 13 12

Số lƣợt con phòng

qua các tuần Con 1059 1048

Số lƣợt con mắc

bệnh qua các tuần Con 184 201

Tỷ lệ mắc bệnh % 17,37 19,18

Kết quả ở bảng trên cho thấy: kết quả phòng bệnh CRD của hai loại thuốc Kitasamycin và Tylosin có sự sai khác nhau rõ rệt . Thời gian bắt đầu có biểu hiện bệnh ở lô ĐC là 12 ngày tuổi, lô TN là 13 ngày tuổi; sự chênh lệch này là 1 ngày. Nói cách khác, bệnh xuất hiện ở lô TN chậm hơn so với lô ĐC.

Khi tính tổng số lƣợt gà đƣợc phòng qua các tuần thì thấy tỷ lệ mắc bệnh có sự khác nhau giữa 2 lô. Lô TN có tỷ lệ mắc bệnh là 17,37%, trong khi đó lô ĐC có tỷ lệ mắc bệnh Là 19,18%. Nhƣ vậy, lô TN dùng Kitasamycin phòng bệnh CRD thì thấy bệnh xuất hiện sau và tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với lô ĐC dùng Tylosin. Điều này cho thấy việc dùng Kitasamycin phòng bệnh CRD cho tác dụng tốt hơn so với Tylosin.

4.3.6. Hiệu lực điều trị bệnh CRD của Kitasamycin và Tylosin

Bảng 4.8: Kết quả điều trị bệnh CRD của Kitasamycin và Tylosin

Diễn giải ĐVT Lô TN

(Kitasamycin) Lô ĐC (Tylosin)

Số ngày điều trị Ngày 3 – 4 4 – 5

Số lƣợt con điều

trị qua các tuần Con 184 201

Số lƣợt con khỏi Con 179 192

Tỷ lệ khỏi % 97,28 95,52

Số liệu ở bảng trên cho thấy: kết quả điều trị của hai loại thuốc Kitasamycin và Tylosin khác nhau rõ rệt. Lô TN dùng Kitasamycin điều trị tổng số 184 lƣợt gà có biểu hiện mắc bệnh thì có 179 lƣợt con khỏi chiếm tỷ lệ 97,28% trong khi đó lô ĐC dùng Tylosin điều trị tổng số 201 lƣợt gà thì có 192 lƣợt con khỏi chiếm tỷ lệ 95,52%. Nhƣ vậy, lô TN dùng Kitasamycin để điều trị có tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn lô ĐC dùng Tylosin.

4.3.2. Kết quả về khả năng sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm

Sinh trưởng tích lũy là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chăn nuôi quan tâm và đặt lên hàng đầu bởi nó ảnh hưởng tới sản xuất của gia cầm. Sinh trưởng tích lũy là khối lượng cơ thể của gà qua từng tuần tuổi, là thước đo tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng và phẩm chất của dòng

giống. Khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thức ăn, nước uống, chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, khả năng thích nghi của từng giống gà với điều kiện môi trường. Độ sinh trưởng tích lũy càng tăng thì càng rút ngắn thời gian nuôi, giảm đƣợc chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Bảng 4.9: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các giai đoạn ngày tuổi (g/con)

Tuần tuổi Lô TN (n =100) Lô ĐC (n=100)

SS 38,67 ± 0,25 38,70 ± 0,36

1 96,42 ± 0,82 94,56 ± 0,86

2 194,68 ± 1,06 186,32 ± 1,62

3 298,72 ± 3,68 273,21 ± 4,43

4 430,80 ± 5,36 399,67 ± 5,39

5 675,69 ± 7,30 620,56 ± 7,11

6 856,70 ± 12,03 794,78 ± 11,46

7 1126,89 ± 14,72 1022,45 ± 13,86

8 1378,23 ± 12,48 1217,34 ± 14,98

9 1632,19 ± 16,23 1478,54 ± 17,91

10 1816,65 ±22,28 1672,88 ±24,66

11 2028,91 ±13,78 1869,85 ±14,56

0 500 1000 1500 2000 2500

SS 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 Ngày tuổi Khối lượng (g)

Lô TN Lô ĐC

Hình 4.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các giai đoạn ngày tuổi Kết quả bảng trên cho thấy: Khối lƣợng cơ thể gà tăng dần qua các giai đoạn ngày tuổi, đúng với quy luật sinh trưởng tích lũy của gia cầm. Cùng một loại thức ăn nhƣng gà ở lô TN có khối lƣợng cơ thể luôn cao hơn lô ĐC, khối lƣợng của gà lúc 1 tuần tuổi là: 94,56g/con - ĐC; 96,42g/con - TN. Tuần thứ 3 khối lƣợng cơ thể gà là: 298,72g/con – TN; 273,21g/con – ĐC. Khối lƣợng của gà 6 tuần tuổi: 856,70g/con – TN, 794,78g/con – ĐC. Tuần thứ 7 khối lƣợng của gà ở lô TN cao hơn ở lô ĐC là 104,44g/con; kết thúc thí nghiệm ở 11 tuần tổi, gà ở lô TN có khối lƣợng cao hơn gà ở lô ĐC là 159,06g/con.

Điều này cho thấy việc sử dụng Kitasamycin trong phòng và trị bệnh CRD cho gà ở lô TN có tác dụng tốt hơn, gà có sức đề kháng cao hơn, ít cảm nhiễm với bệnh CRD hơn nên gà sinh trưởng, phát triển nhanh hơn so với gà ở lô ĐC dung Tylosin.

4.3.6. Hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà thí nghiệm

Thức ăn trong chăn nuôi chiếm từ 70 - 80% giá thành sản phẩm. Nó là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả chăn nuôi. Khi giảm đƣợc chi

phí thức ăn thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả kinh tế. Lƣợng thức ăn tiêu thụ hàng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe của đàn gà, chất lƣợng thức ăn và chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng.

Mối quan hệ giữa lượng thức ăn ăn vào với khả năng sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn là rất rõ ràng. Nói chung gà có khả năng sinh trưởng nhanh, sức sản xuất cao thường tiêu thụ thức ăn nhiều hơn.

Khả năng tiêu thụ thức ăn của đàn gà thí nghiệm qua 11 tuần tuổi và tính toán TTTĂ/ kg tăng khối lƣợng đƣợc trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.10: Hệ số chuyển hóa thức ăn(FCR) (gTĂ/g tăng khối lƣợng) Tuần

tuổi

Lô TN (Kitasamycin) Lô ĐC (Tylosin) Tăng khối

lƣợng (g/con/tuần)

Tiêu thụ thức ăn (g/con/tuần)

FCR

Tăng khối lƣợng (g/con/tuần)

Tiêu thụ thức ăn (g/con/tuần)

FCR

1 57,75 77,18 1,34 55,86 79,32 1,42

2 98,26 140,23 1,43 91,76 151,40 1,65

3 104,04 149,87 1,44 86,89 158,14 1,82

4 132,08 259,93 1,98 126,46 265,57 2,10

5 244,89 405,34 1,66 220,89 432,95 1,96

6 181,01 326,76 1,81 174,22 344,96 1,98

7 270,19 558,67 2,07 227,67 507,70 2,23

8 251,34 612,94 2,44 194,89 658,73 3,38

9 253,96 604,42 2,38 261,20 820,17 3,14

10 184,46 678,50 2,95 194,34 651,04 3,35

11 212,26 681.35 3,21 196,97 703.19 3.57

Số liệu bảng trên cho thấy: TTTĂ/g tăng khối lƣợng của gà ở lô ĐC cao hơn TTTĂ/g tăng khối lƣợng của gà ở lô TN; kết thúc thí nghiệm ở 11 tuần tuổi, lô TN có TTTĂ/g tăng khối lƣợng là 681.35 g; lô ĐC có TTTĂ/g tăng khối lƣợng là 703.19g. Nhƣ vậy sự tiêu tốn thức ăn ở lô TN là ít hơn lô ĐC. Có nghĩa là nếu coi khối lƣợng TTTĂ ở lô đối chứng là 100% thì lô TN là 96,90%.

Điều này cho thấy việc sử dụng Kitasamycin trong phòng trị bệnh CRD có ảnh hưởng tốt tới hiệu quả chuyển hóa thức ăn dẫn tới TTTĂ/g tăng khối lƣợng thấp hơn so với việc dùng Tylosin

4.3.7. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Kitasamycin và Tylosin trong chăn nuôi gà

Để có cơ sở kết luận đầy đủ và hiệu quả khả thi của việc sử dụng thuốc Kitasamycin trong phòng và trị bệnh CRD cho đàn gà thả vườn. Chúng tôi tiến hành hạch toán sơ bộ về kinh tế lúc gà 11 tuần tuổi. Kết quả tính toán đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Kitasamycin và Tylosin trong chăn nuôi gà (đồng)

STT Diễn giải ĐVT Lô TN Lô ĐC

1 Tổng khối

lƣợng gà cuối kỳ

kg 190,72 173,90

2 Đơn giá tại thời điểm kết

thúc TN

Đồng/kg 55.000 55.000

3 Tổng thu Đồng 10.489.600 9.564.500

4 Tổng chi Đồng 8.484.200 8.655.200

Chi phí giống Đồng 800.000 800.000

Chi phí vaccine

Đồng 230.000 230.000

Chi phi thức ăn

Đồng 5.799.200 5.975.200 Chi phí thuốc

thú y

Đồng 155.000 150.000

Chi phí điện nước + chi

phí khác

Đồng 1.500.000 1.500.000

5 Tổng thu - tổng chi

Đồng 2.005.400 909.300

So sánh % 220,54 100

6 Chi phí cho 1kg gà

Đồng 44.480,445 49.771,133

So sánh % 89,37 100

Số liệu bảng trên cho thấy: tổng thu sau khi kết thúc thí nghiệm ở lô TN là 10.489.600 đồng, lô ĐC là 9.564.500 đồng, nhƣ vậy lô TN nhiều hơn lô ĐC là 925.100 đồng.

Tổng chi phí ở lô ĐC là 8.484.200 đồng, ở lô TN là 8.655.200 đồng, nhƣ vậy tổng chi ở lô ĐC nhiều hơn lô TN là 171.000 đồng.

Chi phí cho 1kg gà ở lô TN là 44.480,445 đồng; chi phí cho 1kg gà ở lô ĐC là 49.771,133 đồng. Nhƣ vậy chi phí cho 1kg gà ở lô TN tiết kiệm đƣợc 5.290,69 đồng tương đương 10.63%.

Phần 5

Một phần của tài liệu Sử dụng kittasmycin thay thế tylosin trong phòng trị bện hen (CRD) tại trại gà thương phẩm thuộc xã khe mo – huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)