Phát tri ển các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề nghị

Một phần của tài liệu Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính với quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 2: KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG

2.1 Phát tri ển các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề nghị

Từ mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và thông tin bất cân xứng được trình bày ở mục 1.3.3 ta thấy rằng thông tin bất cân xứng và thông tin không đầy đủ cho phép các nhà quản lý có điều kiện hơn để thực hiện quản trị lợi nhuận, khi mức độ bất cân xứng thông tin càng cao thì khả năng quản trị lợi nhuận càng lớn, động cơ của quản trị lợi nhuận là tăng tình trạng thông tin bất cân xứng và hạn chế tiết lộ thông tin, hay mức độ quản trị lợi nhuận với mức độ bất cân xứng thông tin có sự tương quan thuận chiều. Từ đó giả thuyết được đưa ra để kiểm định đó là:

H1: Tăng mức độ CBTT tài chính làm giảm mức độ quản trị lợi nhuận.

Dựa trên phân tích và tìm hiểu các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa CBTT và thông tin bất cân xứng được phát triển ở mục 1.3.4 rút ra được rằng thông tin bất cân xứng giảm khi mức độ CBTT tăng lên. Mục tiêu chính của CBTT kế toán là để cung cấp và giải thích cho các bên liên quan quan tâm đến tình hình tài chính và hoạt động của công ty để loại bỏ sự hoài nghi rằng các NQL đang cản trở sự phát triển của công ty. Sự sẵn có của thông tin kế toán và chất lượng sẽ giảm mức độ quản trị lợi nhuận (Gerald J. Lobo,và Jian Zhou. 2001). CBTT tài chính là rất quan trọng và cần thiết để bảo vệ các nhà đầu tư chống lại gian lận và góp phần làm cho hoạt động của thị trường tài chính càng tốt lên. Phù hợp với lý luận này, tác giả đưa ra giả thuyết rằng:

H2: Quản trị lợi nhuận sẽ làm giảm mức độ CBTT của công ty trên BCTC.

Xây dựng mô hình và biến nghiên cứu được tác giả tham khảo và tổng hợp từ mô hình và nghiên cứu của Youssef Riahi and Mourina Ben Arab (2011) để kiểm tra mối quan hệ giữa mức độ CBTT tài chính và quản trị lợi nhuận.

Hai biến được đưa ra là mức độ CBTT (PR) và quản trị lợi nhuận (DA) lần lượt là 2 biến phụ thuộc. Tác giả sử dụng các biến kiểm soát cho hai mô hình đưa ra nghiên cứu dựa theo nghiên cứu của Youssef Riahi và Mourina Ben Arab (2011).

Theo nghiên cứu của Youssef Riahi và Mourina Ben Arab (2011) “Mức độ CBTT và quản trị lợi nhuận: bằng chứng ở Tunisian” “Disclosure frequency and earnings management: an analysis in the Tunisian context.” thì mức độ CBTT (PR) được chia thành mức độ công bố thông tin liên quan đến tài chính (FI), mức độ công bố thông tin phi tài chính (NFI), mức độ công bố liên quan đến chiến lược hoạt động (SI), và mô hình Jones có điều chỉnh đề đo lường quản trị lợi nhuận (DA). Tác giả đã đưa ra 9 biến kiểm soát khi đo lường mối quan hệ của CBTT và quản trị lợi nhuận bao gồm giá trị tài sản máy móc thiết bị thuần (PPE), tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ lệ cổ đông là tổ chức (IINST), kiểm toán (AUD), dòng tiền (CF), quy mô công ty (SIZE), đòn bẩy nợ (LEV), tỷ lệ cổ đông là tham gia quản lý công ty (INSD), phần trăm cổ đông nắm giữ nhiều hơn 5%

vốn chủ sở hữu (Block). Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:

DAi,t= a + b1PRi,t +b2PPEi,t +b3 ROAi,t+b4IINSTi,t+b5AUDi,t +b6CFi,t +b7SIZEi,t+ b8LEVi,t+b9INSDi,t +b10Blocki,t +βi,t

DAi,t= a + b1FIi,t+ b2NFIi,t+ b3SIi,t+b4PPEi,t +b5 ROAi,t+b6IINSTi,t+b7AUDi,t +b8CFi,t +b9SIZEi,t+ b10LEVi,t+b11INSDi,t +b12Blocki,t +βi,t

Do hạn chế thời gian và thu thập dữ liệu khi nghiên cứu ở thị trường chứng khoán Việt Nam nên tác giả chỉ chọn các biến kiểm soát gồm: giá trị tài sản, máy móc thiết bị thuần (PPE), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), chủ thể kiểm toán (AUD), kích thước (SIZE), đòn bẩy nợ (LEV).

Mức độ CBTT tài chính ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận. Biến phụ thuộc là biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA) được đại diện cho quản trị lợi nhuận. Biến độc lập là mức độ CBTT (PR)

Quản trị lợi nhuận ảnh hưởng đến mức độ CBTT tài chính. Biến phụ thuộc là mức độ CBTT (PR). Biến độc lập là quản trị lợi nhuận (DA)

(i) Giá trị tài sản, máy móc thiết bị thuần (PPE): Các công ty sử dụng khấu hao như một phương tiện để quản trị lợi nhuận, vì chỉ cần NQL thay đổi phương pháp khấu hao từ khấu hao đường thẳng sang khấu hao nhanh cũng làm tăng chi phí, ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định cũng ảnh hưởng đến chi phí khấu hao và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Sau đó các công ty đầu tư nhiều hơn vào tài sản, nhà máy và thiết bị có linh hoạt hơn để quản trị lợi nhuận. Một mối quan hệ thuận chiều là xem xét giữa biến dồn tích có thể điều chỉnh và tài sản ròng, nhà máy và thiết bị.

Mặt khác, DN có giá trị tài sản cố định cao, hiệu quả sử dụng tài sản cao thì mức độ CBTT nhiều hơn để giúp cho các đối tượng sử dụng đưa ra quyết định đầu tư. Hay theo Jensen và Meckling (1976) cho rằng khi tài sản bị cầm cố sẽ giảm đi mâu thuẫn về quyền sở hữu vì khi đó người cho vay sẽ nắm quyền sở hữu tài sản cố định khi DN phá sản.

Theo đó việc giảm mâu thuẫn về quyền sở hữu tài sản có thể giảm nhu cầu CBTT. Một mối quan hệ thuận chiều được dự đoán giữa mức độ CBTT và giá trị thuần của tài sản, nhà máy và thiết bị.

(ii) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA): Khi có chủ ý quản trị lợi nhuận, các NQL sẽ sử dụng nhiều phương pháp kế toán để đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Nếu mức độ quản trị lợi nhuận trong năm hiện tại làm lợi nhuận tăng lên thì ROA sẽ tăng lên tương ứng và ngược lại. Điều này đã được tác giả minh họa ở phần hậu quả của hành vi quản trị lợi nhuận thông qua chi phối các hoạt động kinh tế phát sinh. Vì vậy dự đoán sẽ có một mối quan hệ thuận chiều giữa ROA và biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh.

Theo lý thuyết tín hiệu, các DN có lợi nhuận cao sẽ muốn công bố nhiều thông tin để phân biệt mình với các DN có lợi nhuận thấp. Theo tín hiệu đó, sẽ thu hút nhà đầu tư và tăng giá trị công ty. Theo Lang và Lundholm (2000) cung cấp bằng chứng cho thấy các công ty có chính sách công bố nhiều thông tin có những phân tích rộng hơn sau đó, chính xác hơn khi đạt được hoặc vượt mức lợi nhuận dự báo. Hay theo Khanna, T., Palepu, K., G. and Srinivasan, S. (2004), cho thấy tình hình tài chính trong quá khứ ảnh

hưởng đến mức độ CBTT của DN. Các DN có lợi nhuận có thể muốn CBTT của DN cho các nhà đầu tư bên ngoài nhiều hơn là DN có ít lợi nhuận. Vì vậy dự đoán sẽ có một mối quan hệ thuận chiều giữa ROA và mức độ CBTT.

ROA =Lợi nhuận/ Tổng tài sản (iii) Đòn bẩy nợ (Lev)

Das và Shroff (2002) cho thấy rằng do bên cho vay đánh giá mức độ rủi ro của bên đi vay nhằm đánh giá khả năng trả nợ của bên đi vay bằng cách phân tích các chỉ số tài chính như nợ/vốn chủ sở hữu, DN thường có xu hướng thổi phồng thu nhập. Quan điểm này cũng được đồng nhất với Healy và Palepy (1990). Để đảm bảo hợp đồng vay thì nhà quản lý thường thực hiện hành vi chi phối thu nhập theo hướng thổi phồng lợi nhuận nhằm mục đích nới lỏng các điều khoản vay. Hay DeFond and Park (1997) cũng báo cáo rằng đòn bẩy là tiêu cực liên quan đến biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh. Có nghĩa là đòn bẩy nợ càng cao thì khả năng quản trị lợi nhuận càng lớn.

Khi DN có đòn bẩy nợ cao, khả năng rủi ro sẽ lớn. Bản thân các DN muốn che dấu, giảm việc CBTT, các nhà quản lý sẽ không muốn tiết lộ những thông tin xấu và đưa ra việc không chắc chắn xung quanh việc trình bày các thông tin không thuận lợi. Roberts &

Gray (1995) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và CBTT DN ở Anh và Mỹ. Vậy dự đoán có mối quan hệ nghịch biến giữa đòn bẩy nợ và mức độ CBTT.

Đòn bẩy nợ (Lev) =Tổng nợ/tổng vốn CSH (iv) Chủ thể kiểm toán(AUD)

Một dịch vụ kiểm toán có chất lượng tốt hơn sẽ có thể hạn chế xu hướng của các nhà quản lý để thao túng lợi nhuận (Kim và cộng sự, 2003). Nhìn chung khi chất lượng kiểm toán tốt sẽ giảm hành vi quản trị lợi nhuận. Chính vì thế những DN được thực hiện bởi công ty kiểm toán lớn của BIG 4 (Doilotte, PWC, E&Y, KPMG) thì chúng tôi giả định chất lượng sẽ tốt hơn các công ty kiểm toán khác. Vì vậy có mối quan hệ nghịch biến giữa chủ thể kiểm toán và quản trị lợi nhuận,có nghĩa là nếu công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có uy tín thì mức độ quản trị lợi nhuận sẽ ít hơn.

Bên cạnh đó, đối với CBTT, kiểm toán BCTC là một yêu cầu bắt buộc dành cho các DN niêm yết, nó là một phần không thể thiếu trong BCTC, mục đích của việc kiểm toán độc lập là giúp các nhà đầu tư có thể tăng mức độ tin cậy đối với BCTC công bố vì đã được kiểm tra qua kiểm toán viên. Nếu BCTC của DN được thực hiện kiểm toán bởi BIG 4, với những ý kiến kiểm toán uy tín chuyên nghiệp thì DN tự tin và sẵn sàng CBTT và mức độ CBTT sẽ cao hơn. Kết quả nghiên cứu Owusu – Ansah (1998) cho thấy rằng kiểm toán có liên quan mật thiết đến mức độ CBTT bắt buộc của DN. Vì vậy khi DN được kiểm toán bởi công ty có quy mô lớn và chuyên nghiệp thì thông tin sẽ chính xác và minh bạch hơn. Vì vậy có mối quan hệ đồng biến giữa chủ thể kiểm toán và mức độ CBTT.

(v) Quy mô DN (Size)

Lang và Lundholm (1996) báo cáo rằng mức độ CBTT là cao hơn đối với những công ty lớn hơn. Các DN lớn có xu hướng tiết lộ thêm do nhu cầu lớn hơn cho thông tin. Do trách nhiệm của những công ty lớn đối với xã hội và với cổ đông nhiều hơn, bản thân các công ty đó hiểu rằng phải CBTT nhiều hơn để thể hiện sự phát triển thật sự của công ty cũng như tăng lòng tin cho các cổ đông hiện hữu. Vì vậy có mối quan hệ đồng biến giữa quy mô DN và mức độ CBTT.

Hơn nữa, các DN lớn được giám sát chặt chẽ hơn bởi một số lượng lớn các nhà đầu tư và các nhà phân tích, họ ít có khả năng tham gia vào quản lý lợi nhuận. Các nhà quản lý của các công ty đang hoạt động tốt có khả năng cung cấp nhiều thông tin hơn là các nhà quản lý của các công ty kém hiệu quả. DeFond and Park (1997) nghiên cứu thực nghiệm và kết luận rằng quy mô DN liên quan tích cực đến biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh, có nghĩa là có một mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô DN và quản trị lợi nhuận. Khi DN càng lớn thì mức độ quản trị lợi nhuận càng nhỏ

Từ các biến phụ thuộc, biến kiểm soát chúng tôi có mô hình nghiên cứu đề nghị như sau:

DAt,I = a1 +a2 PRt,I +a3 PPEt,I + a4 ROAt,I +a5 AUDt,I +a6 SIZEt,I + a7 LEVt,It,I (1) PRt,I = b1 +b2 DAt,I +b3 PPEt,I + b4 ROAt,I +b5 AUDt,I +b6 SIZEt,I + b7 LEVt,It,I (2) Với DAt,I: Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh của công ty I năm t

PRt,I: Mức độ CBTT của công ty I năm t

PPEt,I : Tài sản, nhà máy và thiết bị ròng của công ty I năm t

ROAt,I: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty I năm t AUDt,I: Chủ thể kiểm toán của công ty I năm t

SIZEt,I: Quy mô của công ty I năm t LEVt,I: Đòn bẩy nợ của công ty I năm t

εt,I , βt,I : Phần nhiễu ε, β trong mô hình đại diện cho biến chưa thể nhận diện được.

Một phần của tài liệu Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính với quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)