Gi ải thích ý nghĩa của mô hình và ý nghĩa các hệ số hồi quy

Một phần của tài liệu Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính với quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 76 - 81)

CHƯƠNG 2: KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG

2.3 K ết quả nghiên cứu

2.3.6 Gi ải thích ý nghĩa của mô hình và ý nghĩa các hệ số hồi quy

Sau khi kiểm định để thấy được mức độ quản trị lợi nhuận lên mức độ CBTT ta thấy có 2 biến DA và LEV có ý nghĩa thống kê trong mô hình xây dựng. Trong đó mức độ quản trị lợi nhuận (DA) có mức ảnh hưởng ngược chiều ở mức ý nghĩa 10%, và đòn

bẩy nợ (LEV) có mức ảnh hưởng thuận chiều với mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy, khi các DN đã có hành vi quản trị lợi nhuận thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên chính sách CBTT, các NQL sẽ cố gắng công bố ở mức tối thiểu nhằm hạn chế khả năng phát hiện, còn khi DN có chính sách CBTT chưa đầy đủ thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chính sách này, trong đó vẫn có thể NQL đã sử dụng quản trị lợi nhuận nhưng ở mức ý nghĩa là 10%. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của (George Iatridis (2012); Gerald J.

Lobo,và Jian Zhou. 2001). Tuy nhiên, ở Việt Nam có thể nhận thấy lý do lớn nhất là các DN chưa đánh giá cao và tầm quan trọng của chính sách CBTT vì vậy hầu hết chỉ công bố mang tính chất bắt buộc, các DN công bố nặng về hình thức, công bố cho có, không đầy đủ, thiếu chi tiết cần thiết và có DN chưa muốn đánh giá đúng mức về thực trạng tài chính của DN mình và rất nhiều trường hợp vi phạm CBTT. Vấn đề vi phạm liên quan đến việc CBTT của các công ty niêm yết tại Việt Nam, dẫn chứng là các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM giai đoạn 2010-2013 còn rất nhiều. Cụ thể được thể hiện qua bảng thống kê CBTT theo nội dung thông tin công bố như sau:10

Bảng thống kê CBTT theo nội dung thông tin công bố năm 2010

Loại vi phạm Số vi phạm Tỷ lệ (%)

Tình hình quản trị công ty 176 30.93

BCTC 237 41.65

Nghị quyết HĐCĐ, Nghị

quyết HĐQT 41 7.21

Báo cáo thường niên 41 7.21

Các vi phạm khác (thay đổi

nhân sự, báo cáo về giao 74 13.01

10Hoàn thiện hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, Tạ Thị Thu Hạnh, 2013, 47-49pp

dịch cổ phiếu quỹ, báo cáo về tiến độ sử dụng vốn…..)

Tổng 569 100

Bảng thống kê CBTT theo nội dung thông tin công bố năm 2011

Loại vi phạm Số vi phạm Tỷ lệ (%)

BCTC 366 48.67

Báo cáo thường niên 91 12.10

CBTT bất thường 112 14.89

Báo cáo tình hình quản trị

công ty 183 24.34

Tổng 752 100

Bảng thống kê CBTT theo nội dung thông tin công bố năm 2012

Loại vi phạm Số vi phạm Tỷ lệ (%)

BCTC 264 56.65

Báo cáo thường niên 46 9.87

CBTT bất thường 89 19.10

Báo cáo tình hình quản trị

công ty 67 14.38

Tổng 466 100

Bảng thống kê CBTT theo nội dung thông tin công bố năm 2013

Loại vi phạm Số vi phạm Tỷ lệ (%)

Tình hình quản trị công ty 10 5.5

BCTC 64 35.35

Nghị quyết HĐCĐ, Nghị quyết HĐQT 32 17.67

Báo cáo thường niên 31 17.68

Các vi phạm khác (thay đổi nhân sự, báo cáo về giao dịch cổ phiếu quỹ, báo cáo về tiến độ sử dụng vốn…..)

44 24.2

Tổng 181 100

Khi thị trường chứng khoán ngày càng phát triển thì vấn đề yêu cầu CBTT ngày càng cao và hướng đến chất lượng của thông tin để các nhà đầu tư và các chủ thể thật sự có niềm tin khi sử dụng. Một khi các NQL đang so sánh giữa lợi ích trước mắt và thiệt hại khi quyết định không công bố thêm thông tin thì cần có những chính sách nghiêm ngặt hơn để cải thiện vấn đề này.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến LEV (đòn bẩy nợ) có tác động cùng chiều lên CBTT. Nhận thấy ở Việt Nam, các DN đi vay luôn sẵn sàng cung cấp những báo cáo, thông tin để chứng minh rằng DN luôn có năng lực tài chính để chi trả cho khoản nợ vay và gốc vay, bên cạnh đó có thể thấy những yêu cầu về thông tin của ngân hàng hầu như ở phạm vi hẹp, đều tập trung chính vào năng lực tài chính và tài sản thế chấp. Hiểu được tâm lý này, các DN luôn cung cấp những thông tin theo yêu cầu để tránh những rắc rối liên quan đến hợp đồng đi vay giữa DN và chủ nợ, và để hồ sơ đẹp cho những lần vay tiếp theo.

Với R2 bằng 0.3856 cho thấy mô hình giải thích được 38.56% sự thay đổi của CBTT qua hai biến DA và LEV

Phương trình hồi quy:

CBTT= 0.355 – 6.68E-14*DA + 0.072*LEV

Từ hệ số của phương trình sắp xếp theo mức ảnh hưởng nhất đến biến phụ thuộc CBTT:

- Tỷ suất nợ (LEV) - Quản trị lợi nhuận (DA)

Tóm tắt chương 2:

Chương 2 đi từ xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, sử dụng các biến kiểm soát phù hợp với môi trường Việt Nam. Từ 101 mẫu được chọn qua 4 năm từ 2010 đến 2013, tác giả đã đưa ra được kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ của quản trị lợi nhuận và CBTT, đồng thời cũng chỉ ra được một số biến kiểm soát đã ảnh hưởng lần lượt đến hai biến CBTT và quản trị lợi nhuận. Kết quả đã chứng minh được giả thiết đưa ra rằng mức độ CBTT và quản trị lợi nhuận có mối quan hệ nghịch biến và đáng kể. Nếu các DN có hành vi quản trị lợi nhuận tăng thì chắc chắn rằng mức độ CBTT sẽ giảm và ngược lại, khi công ty có mức độ CBTT thấp thì có nhiều khả năng công ty đó đã sử dụng quản trị lợi nhuận. Tác giả đã giải thích các biến từ thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó là cơ sở để xây dựng các giải pháp khắc phục ở chương 3.

Một phần của tài liệu Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính với quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)