Bệnh viện Nhi Thanh hóa được thành lập theo quyết định 1348/2001/
QĐ - UBND ngày 01 tháng 6 năm 2001 của UBND tỉnh Thanh Hóa, bệnh viện chính thức đi vào hoạt động và đón tiếp bệnh nhân từ tháng 9 năm 2007.
Tháng 8 năm 2012 bệnh viện được nâng hạng là bệnh viện hạng I với quy mô 500 giường bệnh kế hoạch. Bệnh viện hiện nay có 8 phòng ban chức năng, 23 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, đến tháng 5/2015 bệnh viện có tổng số 725 cán bộ với cơ cấu:
Bảng 1.2: Cơ cấu nhân lực tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa
STT Cán bộ, nhân viên Số lượng Tỉ lệ %
1 Bác sỹ CKII 5 0.7
2 Thạc sỹ bác sỹ 26 3.6
3 Bác sỹ CKI 39 5.4
4 Bác sỹ 54 7.4
5 Dược sỹ CKII 1 0.1
6 Dược sỹ ĐH 8 1.1
7 Trung học dược 25 3.4
8 Điều dưỡng 435 60.0
9 Cán bộ khác 132 18.2
15
Tỉ lệ giữa Dược sỹ sau đại học và đại học với Bác sỹ là 7,3%, tỉ lệ này là thấp so với quy định.
*Bệnh viện nhi Thanh Hóa có các chức năng
Khám, cấp cứu, chữa bệnh, phục hồi chức năng về những lĩnh vực chuyên ngành nhi khoa. Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến, cấp cứu, khám chữa bệnh nội trú, hoặc ngoại trú. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh nhân nhi từ các nơi chuyển đến bệnh viện.
Đào tạo cán bộ y tế: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở cấp bậc trên đại học, đại học, cao đẳng và trung học cho các trường như phân viện đại học Y Hà Nội, trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện huyện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn.
Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật ở cấp nhà nước, cấp bộ, cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Kết hợp các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành như bệnh viện Nhi trung ương để phát triển kỹ thuật của bệnh viện. Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu...Tổ chức các buổi hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế, tập huấn chuyên ngành, định kỳ tổ chức đào tạo trực tuyến, hội họp, hội thảo trực tuyến với các cơ quan trong và ngoài nước.
Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kĩ thuật: Lập kế hoạch về tổ chức thực hiện, chỉ dạo các bệnh viện tuyến dưới, phát triển kỹ thuật chuyên môn nhi khoa, nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị. Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ ban đầu trong khu vực, chuyển giao các kỹ thuật như chăm sóc hồi sức sơ sinh, nội soi lấy dị vật phế quản…
16
Phòng bệnh: Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trong cộng đồng. Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định của nhà nước.
Quản lý kinh tế: Quản lý và có kế hoạch sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng của bệnh viện, thường xuyên duy tu, sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị, định kỳ kiểm tra ,kiểm kê tài sản trang thiết bị máy mọc nâng cao hiệu quả sử dụng. Trên cơ sở Nghị Định 43/CP và quy chế chi tiêu nội bộ, bệnh viện nghiêm túc thực hiện các chế độ quản lý tài chính đồng thời gíam sát chặt chẽ các hoạt động thu chi, công khái thuốc và chi phí cho bệnh nhân từng ngày, có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao nguồn ngân sách nhà nước cấp. Từng bước hạch toán chi phí khám chữa bệnh. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
Sau gần 9 năm đi vào hoạt động bệnh viện đã khám cho hơn 600.000 lượt người bệnh và điều trị nội trú cho hơn 850.000 lượt người. Năm 2015 có tổng số 128031 lượt , trong đó nội trú là 38328 lượt với tổng số ngày giường là 248044.
Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2015 được sắp xếp theo phân lọai Quốc tế bệnh tật ICD-10 lần thứ 10 [1], đây là cơ sở quan trọng cho HĐT&ĐT xây dựng phác đồ điều trị, quan đó tham vấn, hỗ trợ cùng khoa dược lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện.
17
Bảng 1.3. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2015 ST
T Chương bệnh Mã ICD
Tần suất nội trú
Tỷ lệ (%)
Tần suất toàn viện
Tỷ lệ (%)
1 Chương X
Bệnh của hệ hô
hấp J00-J99 15364 40,09 43572 34,03 2 Chương
XXI
Bệnh của hệ tiêu
hoá K00-K93 6668 17,40 20457 15,98 3 Chương
I
Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật
A00-B99 2613 6,82 6865 5,36 4 Chương
VIII
Bệnh của tai và
xương chũm H60-H95 1711 4,46 5348 4,18 5 Chương
III
Bệnh máu, cơ quan tao máu, cơ chế miễn dịch
D50-D98 1676 4,37 3404 2,66 6 Chương
VII
Bệnh của mắt và
phần phụ H00-H59 1514 3,95 6584 5,14 7 Chương
XIX
Vết thương, ngộ độc và kết quả
của các nguyên nhân bên ngoài
S00-T 98 1377 3,59 2320 1,81
8 Chương XVII
Dị dạng bẩm sinh, rối loạn NST
Q00-Q99 1129 2,95 2269 1,77 9 Chương
II Khối u C00-D48 1109 2,89 3492 2,73
10 Chương XVIII
Triệu chứng, dấu hiệu và phát hiện bất thường lâm sàng, xét nghiệm
R00-R99 979 2,55 6594 5,15 11 Chương
V
Rối loạn tâm
thần & hành vi F00-F99 748 1,95 6618 5,17 12 Chương
XIII
Bệnh của hệ thống cơ, xương và mô liên kết
M00-
M99 694 1,81 2441 1,91 13 Chương
XII
Bệnh của da và
tổ chức dưới da L00-L99 558 1,46 5448 4,26
18 14 Chương
XVI
Bệnh trong thời
kỳ chu sinh P00-P96 520 1,36 1465 1,14 15 Chương
XV
Chửa, đẻ và sau
đẻ O00-O99 386 1,01 543 0,42
16 Chương XIV
Bệnh của hệ tiết
niệu sinh dục N00-N99 375 0,98 4573 3,57 17 Chương
VI
Bệnh của hệ
thống thần kinh G00-G99 358 0,93 2830 2,21
18 Chương XXI
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người, khám nghiệm, điều tra.
Z00-Z99 168 0,44 202 0,16
19 Chương IX
Bệnh của hệ
tuần hoàn I00-I99 143 0,37 851 0.66 20 Chương
XX
Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong
V01-Y98 127 0,33 167 0.13 21 Chương
IV
Bệnh nội tiết, dinh dưỡng
chuyển hoá E00-E90 111 0,29 1988 1.55
Tổng
38328 100 12803
1 100 Cùng với sự tín nhiệm, nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân địa phương hiện nay, công tác quản lý sử dụng thuốc ngày càng được chú trọng, trong đó việc phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc lập kế hoạch cung ứng, xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện và quản lý sử dụng thuốc của bệnh viện, chúng tôi tiến hành đề tài : “Phân tích danh mục sử dụng thuốc của bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2015”
nhằm phân tích những hợp lý và bất cập trong danh mục thuốc sử dụng của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa năm 2015. Từ đó đưa việc quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện hợp lý hơn, nâng cao hiệu quả điều trị của công tác khám chữa bệnh.
19 Chương 2