3.1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện Nhi
3.1.1. Kinh phí sử dụng thuốc của bệnh viện năm 2015
Kinh phí sử dụng thuốc của bệnh viện được trình bày theo bảng sau:
Bảng 3.5: Tỉ lệ tiền thuốc trong chi phí của BVN năm 2015
STT Nội dung Giá trị
(Trđ) 1 Tổng kinh phí cho hoạt động thường xuyên của
bệnh viện trong năm 229 997
2 Tiền thuốc sử dụng của bệnh viện trong năm 33 589 3 Tỷ lệ % của tiền thuốc so với tổng kinh phí của
bệnh viện 14,6
Nhận xét:
Nguồn ngân sách dành cho thuốc của bệnh viện chiếm gần 14,6% tổng ngân sách của bệnh viện trong năm 2015, cho thấy tỉ trọng ngân sách dùng cho mua thuốc tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa là thấp so với khuyến cáo của WHO. Có thể do bệnh viện mới thành lập nên tỉ trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng và trang thiết bị nhiều hơn.
3.1.2. Cơ cấu thuốc theo phân loại tân dược- thuốc có nguồn gốc từ dược liệu.
Căn cứ theo các thông tư 40/2014/TT-BYT và 05/2015/TT-BYT, danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện nhi Thanh Hóa được phân loại theo tân dược- thuốc có nguồn gốc dược liệu được trình bày tại bảng:
25
Bảng 3.6: Cơ cấu DMT theo tân dược- thuốc có nguồn gốc dược liệu
STT Loại thuốc SKM Tỉ lệ
(%) Giá trị (Trđ) Tỉ lệ (%)
1 Thuốc tân dược 477 99,4 32 296 96,1
2
Thuốc nguồn gốc dược liệu (Đông
dược)
3 0,6 1 293 3,9
Tổng 480 100 33 589 100
Nhận xét:
Qua số liệu trên cho ta thấy danh mục thuốc của bệnh viện nhi Thanh Hóa năm 2015 có số lượng thuốc có nguồn gốc dược liệu rất ít với 3 khoản mục (0,6% về số lượng) nhưng lại chiếm một tỉ lệ giá trị sử dụng đáng kể với 3,9%, điều này có thể giải thích: Các thuốc này được bào chế dạng thuốc lỏng, vị ngọt, rất phù hợp với trẻ em nên được bác sỹ kê nhiều, nhất là biofil có chứa nhiều acid amin, khoáng chất, vitamin nhóm B dùng thay thế các thuốc nhóm vitamin và khoáng chất. Các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu bệnh viện sử dụng đều chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, Hội đồng thuốc và điều trị cần xem xét lại việc sử dụng các thuốc này.
3.1.3. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc, xuất xứ
3.1.3.1. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước - thuốc nhập khẩu
Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ của các thuốc tiêu thụ tại bệnh viện được thể hiện trong bảng dưới đây:
26
Bảng 3.7: Số lượng và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ
Nội dung Đông dược Tân dược Tổng
Sản xuất trong nước
SKM (%KM)
1 (33,3)
0
253 (53,0)
254 (52,9)
( GT(Trđ)
(%gt)
685 (53,0)
6 552 (20,3)
7 237 (21,6)
( Nhập từ
nước đang phát
triển
SKM (%KM)
53 (11,1)
53 (11,0) GT(Trđ)
(%gt)
2 029 (6,3)
2 029 (6,0) Nhập từ
nước phát triển
SKM (%KM)
2 (66,7)
9 0
171 (35,9)
173 (36,1) GT(Trđ)
(%gt)
608 (47,0)
9 0
23 715 (73,4)
24 323 (72,4) Nhận xét:
Số khoản mục thuốc sản xuất trong nước và nhập khẩu chỉ chênh lệch gần 6% (47% so với 53%) tuy nhiên giá trị sử dụng thì lại có sự chênh lệch rất lớn; 78,5% so với 21,5%. Thuốc nhập khẩu chiếm một tỉ lệ lớn về kinh phí sử dụng, đây cũng là thực trạng chung của các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương tại Việt Nam. Nhóm thuốc nhập khẩu tập trung vào các thuốc gây tê, gây mê, thuốc điều trị ung thư, thuốc tác dụng đối với máu, thuốc giãn cơ, đạm truyền, thuốc kháng sinh tiêm thế hệ mới, thuốc dùng trong phẫu thuật tim mạch. Các thuốc này ít hoặc chưa sản xuất tại Việt Nam. Nhóm thuốc sản xuất trong nước tập trung vào các thuốc dạng viên, gói, dịch truyền, và một số thuốc kháng sinh.
Trong số các thuốc nhập khẩu, số khoản mục thuốc có xuất xứ từ các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ 23,5% nhưng về giá trị chỉ chiếm 7,7%. Còn các thuốc được sản xuất từ các nước phát triển chiếm 76,5% về khoản mục
27
nhưng chiếm 92,3% về giá trị. Thuốc sản xuất tại các nước phát triển có chất lượng, hiệu quả điều trị và tính an toàn cao điều này đã được chứng minh qua điều trị lâm sàng, tuy nhiên qua bảng thống kê 3.7 có thể do: Thuốc nhập từ các nước này với số lượng nhiều ở mỗi khoản mục hoặc thuốc có đơn giá cao.
3.1.4. Cơ cấu thuốc theo tên biệt dược gốc- tên generic Quá trình phân tích được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.8: Cơ cấu thuốc theo tên biệt dược gốc-tên generic
Nội dung Đông dược Tân dược Tổng
Tên generic
SKM (%KM)
3 (100)
427 (89,5)
430 (89,6) GT(Trđ)
(%gt)
1293 (100)
21 735 (67,3)
23 028 (68,6)
Biệt được gốc
SKM (%KM)
50 (10,5)
50 (10,4) GT(Trđ)
(%gt)
10 561 (32,7)
10 561 (31,4) Nhận xét:
Phân tích tỉ trọng thuốc trong danh mục theo tên biệt dược của bệnh viện có số khoản mục chiếm 10,4% và chiếm 31,4% giá trị sử dụng, thuốc generic chiếm 89,6% số khoản mục nhưng tỉ trọng tiền thuốc giảm còn 68,6%.
3.1.4.1. Cơ cấu theo nhóm tác dụng dược lý của biệt dược gốc
28
Bảng 3.9: Cơ cấu nhóm tác dụng dược lý của biệt dược gốc STT Nhóm tác dụng
dược lý SKM (%
KM) Giá trị (Trđ) (% giá trị) 1
Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
17 34 7 041 66,7
2 Thuốc tác dụng trên
đường hô hấp 7 14 2 206 20,9
3 Hocmon và các thuốc
tác động vào hệ nội tiết 5 10 346 3,3
4 Thuốc gây tê,mê 2 4 278 2,6
5 Thuốc tim mạch 6 12 257 2,4
6
Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng Acid-Base và các dung dịch tiêm truyền khác
2 4 194 1,8
7 Thuốc dùng trong chẩn
đoán 1 2 120 1,1
8 Thuốc tác dụng đối với
máu 2 4 102 1,0
9
Thuốc giảm đau, hạ sốt;
chống viêm không Steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp
2 4 9 0,1
10 Thuốc giãn cơ và ức chế
Cholinesterase 2 4 8 0,1
11 Thuốc đường tiêu hóa 3 6 2 0
12 Thuốc dùng trong co
giật, chống động kinh 1 2 0 0
Tổng 50 100 10 561 100
Nhận xét:
Các biệt dược gốc chủ yếu là thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm
29
khuẩn, thuốc tác dụng trên đường hô hấp, hocmon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết, thuốc tim mạch. Trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm và nhóm thuốc hô hấp đã chiếm 87,6% giá trị sử dụng của biệt dược gốc, điều này cũng góp phần lớn đến làm tăng chi phí sử dụng thuốc trong bệnh viện vì các biệt dược gốc có giá thường rất cao so với thuốc generic.
3.1.5. Tỉ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần
Số liệu thuốc đơn thành phần và đa thành phần trong danh mục thuốc được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.10: Cơ cấu thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần
Nội dung Đông dược Tân dược Tổng
Thuốc đơn thành
phần
SKM (%KM)
432 (90.6)
432 (90,0) GT(Trđ)
(%gt)
31 569 31 569
(97,7)
31 569 (94,0)
Thuốc đa thành
phần
SKM (%KM)
3 (100)
45 (9,4)
48 (10,0) GT(Trđ)
(%gt)
1293 (100)
0)
727 (2,3)
2 020 (6,0)
Nhận xét:
Thuốc đơn thành phần trong danh mục thuốc của bệnh viện có số lượng danh mục rất cao chiếm 90% số lượng và chiếm 94% giá trị sử dụng. Các thuốc đa thành phần chủ yếu thuộc nhóm thuốc tiêu hóa, thuốc nhỏ mắt, thuốc tác dụng đối với máu, vitamin.
3.1.6. Cơ cấu thuốc theo các dạng bào chế Số liệu được phân tích qua bảng sau:
30
Bảng 3.11: Cơ cấu theo các dạng bào chế
STT Dạng bào chế SKM (% KM) Giá trị (Trđ) (% giá trị)
1
Thuốc tiêm –
tiêm truyền 205 42,7 23 851 71,0
2 Thuốc uống 203 42,3 6 431 19,2
3 Các dạng khác 72 15,0 3 307 9,8
Tổng số 480 100% 33 589 100%
Nhận xét:
Quy chế sử dụng thuốc nội trú được Bộ Y tế ban hành tháng 6/2009 cũng đã yêu cầu các bệnh viện phải tiết chế tình hình sử dụng thuốc tiêm, đưa ra chỉ thị nghiêm ngặt: “chỉ dùng thuốc tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc cần tác dụng nhanh”. Quy chế này sẽ là một thách thức lớn trong việc điều chỉnh chỉ định của bác sĩ, khi đường tiêm vẫn được dùng phổ biến tại nhiều bệnh viện. Trong danh mục thuốc của bệnh viện thì tỷ lệ thuốc tiêm cao hơn so với thuốc uống về số khoản mục, giá trị sử dụng thì cao gấp 3,5 lần so với thuốc uống. Thuốc tiêm chỉ sử dụng trong các bệnh có tính cấp tính để đạt hiệu quả cao trong điều trị.Tuy nhiên các thuốc sử dụng cho dạng này đều là những thuốc đắt tiền. Phân tích thêm nhóm thuốc tiêm truyền trong các biệt dược gốc để thấy rõ thực trạng bệnh viện có lạm dụng thuốc tiêm hay không
31
3.1.6.2. Cơ cấu thuốc tiêm theo biệt dược gốc, thuốc generic
Bảng 3.12: Cơ cấu thuốc tiêm theo biệt dược gốc, thuốc generic STT Nội dung SKM (% KM) Giá trị (Trđ) (% giá trị)
1 Biệt dược gốc 23 11,2 7 320 30,7
2
Tên
Generic 182 88,8 16 531 69,3
Tổng số 205 100% 23 851 100%
Nhận xét:
Kết quả phân tích cho ta thấy, thuốc mang Generic có 182 khoản mục chiếm 88,8% nhưng chỉ chiếm 69,3% giá trị sử dụng, thuốc biệt dược gốc có 23 khoản mục nhưng chiếm 30,7% giá trị sử dụng, điều đó cho thấy hoặc giá biệt dược gốc cao và số lượng sử dụng lớn.
3.1.7. Cơ cấu thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất
Dựa vào danh mục thuốc gây nghiện được ban hành theo Thông tư số:
19/2014/TT-BYT ban hành ngày 02 tháng 6 năm 2014 và qua quá trình xử lý
số liệu của danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện nhi Thanh Hóa thu được bảng cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn như sau:
Bảng 3.13: Cơ cấu thuốc gây nghiện- hướng tâm thần
STT Nhóm thuốc SKM (%
KM) Giá trị (Trđ) (% giá trị) 1 Thuốc gây nghiện
– hướng tâm thần 22 4,6 220 0,7
2 Thuốc thường 458 95,4 33 369 99,3
Tổng số 480 100 33 589 100%
32 Nhận xét:
Thuốc gây nghiện- hướng tâm thần sử dụng tại bệnh viện có 8 hoạt chất với 22 khoản, sử dụng để gây tê, gây mê, giảm đau, an thần, chống co giật, trong đó hoạt chất phenobarbital dạng viên nén 10mg có số lượng sử dụng nhiều nhất cho các trường hợp chống co giật khi trẻ sốt cao. Giá trị sử dụng của thuốc gây nghiện- hướng tâm thần chỉ chiếm 0,7%, điều này cho thấy các bác sỹ trong bệnh viện đã cân nhắc khi sử dụng các thuốc này.
3.1.8. Cơ cấu thuốc cần hội chẩn
Cơ cấu thuốc được phân loại thuốc cần hội chẩn được thể hiện:
Bảng 3.14: Tỉ lệ thuốc cần hội chẩn
STT Thuốc hội chẩn/
thuốc khác SKM (%
KM) Giá trị (Trđ) (% giá trị)
1 Thuốc cần hội
chẩn 30 6,2 9 157 27,3
2 Thuốc khác 450 93,7 24 432 72,7
Tổng 480 100 33 589 100
Nhận xét:
Thuốc hội chẩn là những thuốc chỉ được sử dụng khi các thuốc khác trong cùng nhóm điều trị không có hiệu quả. Qua số liệu trên cho ta thấy danh mục thuốc hội chẩn của bệnh viện năm 2015 có 30 khoản mục chiếm 6,2%, nhưng tỉ lệ giá trị sử dụng lại chiếm một lỉ lệ rất lớn lên đến 27,3%. trong đó nhóm kháng sinh có giá trị sử dụng 8443triệu đồng chiếm 92,2% tiền thuốc cần hội chẩn, điều này cho thấy hoặc các thuốc kháng sinh khác đã bị kháng nhiều ở bệnh viện hoặc bệnh viện sử dụng kháng sinh chưa hợp lý.
33 3.1.9. Tỉ lệ thuốc được BHYT thanh toán
Đánh giá tỷ lệ thuốc thuộc Danh mục thuốc tân dược; Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và các vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế bộ Y tế ban hành, cho thấy mức độ bệnh viện thực hiện theo quy định của bộ Y tế. Bảng dưới trình bày tỷ lệ thuốc thuộc Danh mục thuốc chủ yếu ban hành tại TT40 năm 2014:
Bảng 3.15: Tỉ lệ thuốc thuộc danh mục được BHYT chi trả
STT Nhóm thuốc SKM (% KM) Giá trị (Trđ) (% giá trị) 1 Thuộc danh mục thuốc
chủ yếu 479 99,8 33 494 99,7
2 Không thuộc danh mục
thuốc chủ yếu 1 0,2 95 0,3
Tổng 480 100 33 589 100
Bảng 3.16: Thuốc không được quỹ BHYT chi trả STT Tên
thuốc Thành phần ĐVT Tác
dụng
Hãng SX
1 Dung dịch HTK 1000ml
Sodium chloride
= 15.0 mmol/l; Potassium chloride
= 9.0 mmol/l; Potassium hydrogen 2-Ketoglutarate=
1.0 mmol/l;
Magnesium chloride ã 6 H 2 O= 4.0 mmol/l;
Histidine ã HCl ã H 2 O= 18.0 mmol/l; Histidine=
180.0 mmol/l;Tryptophan= 2.0 mmol/l;Mannitol=
30.0 mmol/l;
Calcium chloride - 2H 2 O= 0.015 mmol/l in sterile Water for injection
Túi 1L
Dung dịch dưỡng
tạng
Dr.franz Koehler Chemie- Đức
Nhận xét:
Tỉ lệ thuốc sử dụng tại bệnh viện chiếm 99,7% thuộc quỹ BHYT chi trả, chỉ có một thuốc bắt buộc sử dụng trong phẫu thuật tim hở là nằm ngoài danh mục được BHYT chi trả. Dung dịch HTK có khả năng làm liệt tạng trong một khoảng thời gian nhất định, đảm bảo các cơ quan nội tạng hoạt động tốt sau khi phẫu thuật.
34 3.1.10. Cơ cấu DMT theo nhóm dược lý
Phân tích cơ cấu nhóm tác dụng dược lý của danh mục thuốc sử dụng sẽ cho các nhà quản lý nắm rõ được tình hình sử dụng thuốc trong năm vừa qua. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3.18 như sau:
Bảng 3.17: Cơ cấu theo nhóm dược lý của DMT Nguồn
gốc STT Nhóm tác dụng dược lý SKM (%
KM)
Giá trị (Trđ)
(%
giá trị)
Tân dược
1 Thuốc điều trị ký sinh trùng,
chống nhiễm khuẩn 138 28,8 15 371 45,8 2 Thuốc tác dụng đối với máu 17 3,5 4 115 12,3 3 Thuốc tác dụng trên đường hô
hấp 22 4,6 2 786 8,3
4
Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng Acid-Base và các dung dịch tiêm truyền khác
33 6,9 2 637 7,8 5 Huyết thanh và Globulin
miễn dịch 4 0,8 2 291 6,8
6 Thuốc đường tiêu hóa 41 8,5 1 053 3,1
7 Thuốc gây tê,mê 23 4,8 910 2,7
8 Hocmon và các thuốc tác
động vào hệ nội tiết 22 4,6 535 1,6
9 Thuốc giãn cơ và ức chế
Cholinesterase 6 1,3 501 1,5
10 Thuốc tim mạch 30 6,2 369 1,1
11
Thuốc giảm đau, hạ sốt;
chống viêm không Steroid;
thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp
32 6,7 338 1,0
12 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai
mũi họng 14 3,0 321 1,0
13 Khoáng chất và Vitamin 22 4,6 313 0,9
35 Tân
dược
14 Thuốc điều trị ung thư và
điều hòa miễn dịch 10 2,1 175 0,5
15 Thuốc dùng trong co giật,
chống động kinh 12 2,5 125 0,4
16 Thuốc dùng trong chẩn đoán 1 0,2 120 0,4 17 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 5 1,0 101 0,3 18 Thuốc chống dị ứng và dùng
trong các trường hợp quá mẫn 9 1,9 88 0,3 19 Thuốc giải độc và các thuốc
dùng trong trường hợp ngộ độc
11 2,3 24 0,1
20 Thuốc lợi tiểu 6 1,2 10 0,0
21 Thuốc điều trị bệnh da liễu 4 0,8 9 0,0 22 Thuốc chống rối loạn tâm
thần 12 2,5 9 0,0
23 Thuốc điều trị đau nửa đầu 1 0,2 0 0,0
24 Thuốc chống Parkinson 1 0,2 0 0,0
25 Thuốc nhóm khác 1 0,2 95 0,3
Đông dược
1 Nhóm nhuận tràng, tả hạ, tiêu
thực, bình vị, kiện tỳ 1 0,2 685 2.0 2 Nhóm thuốc chữa các bệnh
về phế 2 0,4 608 1,8
Tổng 480 100 33 589 100
Nhận xét:
Số lượng các nhóm phân theo tác dụng dược lý trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2015 so với danh mục tân dược trong phụ lục đi kèm thông tư 40/2014/TT-BYT là 24 nhóm gồm 477 khoản mục, 3 khoản mục còn lại là thuốc đông y, số khản mục chênh lệch khá nhiều giữa các nhóm.
Đứng đầu cả về số khoản mục và giá trị sử dụng là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, với số lượng chủng loại nhiều thì thuận lợi cho việc lựa chọn thuốc của bác sỹ để điều trị cho bệnh nhân nhưng lại gây ra
36
những khó khăn cho việc cung ứng thuốc vì phải mua nhiều loại thuốc và công tác quản lý của khoa dược. Tiếp đến là các nhóm thuốc tác dụng đối với máu, thuốc tác dụng trên đường hô hấp, dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác, huyết thanh và globulin miễn dịch.
Trong năm nhóm có giá trị sử dụng nhiều nhất, ngoài nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và nhóm dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng Acid-Base và các dung dịch tiêm truyền khác, trong mỗi nhóm còn lại chỉ có một vài hoạt chất chiếm tỉ lệ rất lớn về giá trị: Các khoản mục có hoạt chất albumin, yếu tố VIII đã chiếm đến 93,91% giá trị của nhóm thuốc tác dụng đối với máu, các khoản mục chứa phospholipid chiết xuất từ phổi bò, acetylcystein, salbutamol khí dung chiếm 89,92% giá trị của nhóm thuốc hô hấp, đặc biệt nhóm huyết thanh và globulin miễn dịch có đúng 2 hoạt chất thì Immune globulin đã chiếm đến 99,49% giá trị. Nhóm dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng Acid-Base và các dung dịch tiêm truyền khác có dung dịch NaCL0,9% ngoài sử dụng cho việc truyền để bù Na+ còn dùng thụt tháo, rửa trong phẫu thuật nên cũng một phần làm tăng giá trị của nhóm. Tổng giá trị của 5 nhóm này đã là 27,2 tỉ đồng, chiếm 80,98% tiền thuốc sử dụng của toàn bệnh viện.
Qua bảng trên cho ta thấy cơ cấu danh mục thuốc sử dụng phù hợp với mô hình bệnh tật và các kỹ thuật điều trị của bệnh viện. Tại bệnh viện, các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa là nhiều nhất, mặt khác bệnh viện nhi là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh và khu vực nên có nhiều trường hợp bệnh nhân rất nặng, đòi hỏi phải có những thuốc đặc trị để cứu sống bệnh nhân, các kỹ thuật mới cũng được triển khai như phẫu thuật tim hở, can thiệp tim mạch, điều trị bại não bằng tiêm Toxin Botulinum v.v. Bệnh viện không lạm dụng vitamin, khoáng chất và các chất bổ trợ trong điều trị.