Với đặc thù là nghề CBTP, các hoạt động sản xuất chính của làng nghề Lũng Hòa là sản xuất bún. Vì vậy, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất là gạo, nước, than,...Chất thải từ hoạt động sản xuất của Lũng Hòa bao gồm: nước thải, CTR (xỉ than),...
Bảng 2.1. Lƣợng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, chất thải kèm theo tính trên 1 tấn đơn vị sản phẩm
Đầu vào
Đầu ra
Sản phẩm Dòng thải
Nước Chất thải rắn Gạo (450 – 500 kg)
Bún (1 tấn) 8,55 (m3) 11 (kg) Nước (9 m3)
Than 120 kg Điện (87kw)
Nguồn: [5]
Nhƣ trên đã đề cập hiện nay trung bình số hộ sản xuất bún từ vài trăm kg đến khoảng 1,4 tấn bún ƣớt. Do vậy lƣợng chất thải phát sinh cho hộ sản xuất nhiều nhất khoảng 11,97 m3 nước thải, 15,4 kg chất thải rắn
Hiện nay, tại làng nghề việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất chủ yếu dừng lại ở việc nâng cao sản xuất, giảm thiểu lao động nhƣng không đồng bộ, mang tính chắp vá, nhỏ lẻ theo từng công đoạn (nhƣ máy trộn bột, máy tráng,...). Bên cạnh đó, cũng chƣa có sự đầu tƣ về trang thiết bị, công trình khác nhằm giảm thiểu và xử lý chất thải phát sinh, nhất là nước thải từ quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
Bảng 2.2. Tổng lƣợng thải trung bình của làng nghề qua các hoạt động sản xuất và sinh hoạt một ngày tại xã Lũng Hòa
Hoạt động Nước thải (m3) CTR (kg/ngày)
Sản xuất > 1330 1500
Chăn nuôi 75 4867
Sinh hoạt 520,43 2500
Thương mại, dịch vụ - 2000
Tổng 1925,43 10.867
Nguồn: [17]
Nhƣ vậy, trung bình một ngày xã Lũng Hòa có khoảng 10.867 CTR và 1925,43 m3 nước thải các loại từ tất cả các hoạt động sản xuất và sinh hoạt tại làng nghề thải vào môi trường, trong đó nghề sản xuất bún đóng góp một lượng chất thải lớn.
* Tình hình phát sinh CTR
CTR phát sinh tại làng nghề xã Lũng Hòa gồm: CTR sinh hoạt, CTR sản xuất.
- Lƣợng CTR sinh hoạt chủ yếu là (i) các chất hữu cơ dễ phân hủy nhƣ cơm thừa, cuống rau, vỏ hoa quả… đƣợc tận dụng cho chăn nuôi gia súc, gia cầm; (ii) CTR tái chế nhƣ nhƣ lon bia, hộp nhựa, chai lọ thủy tinh,…đƣợc thu gom bán cho các cơ sở thu mua phế liệu; (iii) CTR không tái chế, tái sử dụng khác nhƣ nylong,…được tổ thu gom vệ sinh môi trường của xã đến thu gom và vận chuyển đến bãi xử lý tập trung (tần suất thu gom định kỳ 3 lần/tuần).
- Lượng CTR từ CBTP chủ yếu là xỉ than và được các hộ thường sử dụng để san lấp trong vườn, hoặc được thu gom, vận chuyển đến bãi xử lý tập trung của xã.
Tình hình phát sinh nước thải sản xuất và sinh hoạt
Hiện nay, các hộ gia đình vừa làm nghề vừa kết hợp với chăn nuôi, do đó ngoài một lượng lớn nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất bún, còn có thêm
Ngày 16/3/2009, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1182/QĐ-UBND về hỗ trợ xây dựng hầm biogas với kinh phí hỗ trợ 2.000.000 đ/hầm để nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi tại khu vực nông thôn.
Mặt khác, theo chương trình xây dựng Nông thôn mới của tỉnh Vĩnh Phúc, xã Lũng Hòa đã đầu tư xây dựng hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước chung cho cả nước thải sản xuất, sinh hoạt và chăn nuôi (nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Phan). Tuy nhiên, kích thước của hệ thống rãnh này đều nhỏ và nông, trong khi lưu lượng nước thải lớn, lại vướng thêm một lượng không nhỏ CTR như túi nylong, lá cây…(do người dân vứt bừa bãi và không được thu gom) nên đã gây nên hiện tượng tắc nghẽn dòng chảy, ứ đọng nước thải, bốc mùi hôi thối khó chịu (nhất là vào những ngày nắng nóng).
2.2.2. Hiện trạng các thành phần môi trường làng nghề xã Lũng Hòa 2.2.2.1. Môi trường nước
Ngành chế biến lương thực thực phẩm là ngành sản xuất cần nhu cầu nước rất lớn, nhưng nước thải ra cũng không ít, do nước chủ yếu dùng ở công đoạn rửa, ngâm, ủ nguyên liệu. Mặt khác, nước thải từ sản xuất chế biến LTTP lại giàu chất hữu cơ, gây ô nhiễm môi trường. Nước thải cống chung tại các làng nghề CBNSTP đều vượt quá TCVN từ 5 – 32 lần. Hầu hết nước thải có nông độ pH thấp, thể hiện chất thải hữu cơ đã bị phân giải yếm khí [Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006, Thống kê danh sách làng nghề Việt Nam].
Tại xã Lũng Hòa, các hoạt động chế biến LTTP chủ yếu là làm bún. Nước thải chủ yếu từ các công đoạn ngâm, tách nước chua…nên có hàm lượng BOD, COD rất lớn, Ngoài ra, ngành chăn nuôi, chủ yếu là nuôi lợn mỗi ngày thải ra khối lƣợng lớn nước thải từ việc rửa chuồng. Nước thải chăn nuôi thường có hàm lượng coliform cao, cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay tại xã Lũng Hòa.
Kết quả phân tích một số mẫu nước thải tại điểm cống thải ra ao làng của Sở Tài nguyên và Môi trường tại xã Lũng Hòa năm 2014 tại Bảng 2-3 cho thấy có một số chỉ tiêu đều vƣợt quá quy chuẩn cho phép chủ yếu là các chất hữu cơ hàm lƣợng BOD, COD, SS và coliform đều cao nhƣ TSS vƣợt 2,41 lần, BOD5 vƣợt 5,57 lần, COD vƣợt 2,8 lần, tổng coliform vƣợt 4,8 lần [11].
Bảng 2.3 : Kết quả phân tích nước thải tại thôn Hòa Loan, xã Lũng Hòa
STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011
(cột B
NT1 NT2
1 Nhiệt độ oC 25 26 40
2 pH - 5,73 5,9 5,5-9
3 TSS mg/l 235 241 100
4 BOD5 mg/l 278,52 282,4 50
5 COD mg/l 432,8 445,6 150
6 Tổng Phôtpho mg/l 4,87 4,94 6,0
7 Tổng Nito mg/l 21,63 21,7 40
8 Amoni mg/l 7,8 7,8 10
9 Tổng coliform MPN/100ml 24.000 24.200 5.000
Nguồn: [11]
Ghi chú: NT1. Nước thải trước khi thải vào ao làng lúc 8h30.
NT2. Nước thải trước khi thải vào ao làng lúc 16h00.
Trước tình trạng nước thải ô nhiễm như trên lại không có hệ thống xử lý nước thải mà đổ trực tiếp ra các cống rãnh, mương…rồi thải ra sông Phan đã làm cho hệ thống nước mặt của xã và các vùng lân cận bị suy thoái về chất lượng. Hàm lượng hữu cơ cao dẫn đến sự phân hủy yếm khí trong các thủy vực, tạo ra các chất nhƣ H2S, NH3 tác động đến sự sống của các loài thủy sinh trong vùng. Những ngày nắng, nhiệt độ cao đã làm bốc mùi các mương nước, gây mùi hôi thối khắp làng nghề. Lượng vi khuẩn trong nước rất dễ phát tán khắp không gian môi trường của xã, đó là nguyên nhân gây các loại dịch bệnh, nhất là vào mùa mƣa.
Về chất lượng nước ngầm:
Nhƣ ở trên đã phân tích, hiện nay tại xã Lũng Hòa các hộ gia đình chủ yếu sử dụng bằng nước giếng khoan và giếng khơi. Theo kết quả khảo sát và phỏng vấn của tác giả cho thấy hầu hết các giếng khoan sâu từ 25-30 m; giếng khơi đào khoảng 8- 15 m. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm định kỳ tại các làng nghề trong năm 2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy nồng độ các thông số đều đạt QCVN 09/2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
Bảng 2.4 Kết quả phân tích môi trường nước ngầm
STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 09:2008
NN1 NN2
1 pH - 6,58 6,72 5,5-8,5
2 Độ cứng mg/l 76,45 76,54 500
3 TSS mg/l 162 151 1.500
4 COD mg/l 3,2 3,5 4,0
5 As mg/l 0,003 0,004 0,05
6 Cu mg/l 0,03 0,035 1,0
7 Pb mg/l 0,003 0,004 0,01
8 Zn mg/l 0,045 0,054 3,0
9 Cd mg/l 0,001 0,002 0,005
10 Fe mg/l 0,276 0,351 5,0
11 Hg mg/l <10-4 <10-4 0,001
12 Cr6+ mg/l <10-3 <10-3 0,05
13 Amoni mg/l 0,028 0,049 0,1
14 Cl- mg/l 20,80 21,57 250
15 CN- mg/l 0,001 0,002 0,01
16 NO-3 mg/l 1,,187 1,256 15
17 Tổng Coliform MPN/100ml 1 2 3
Nguồn: [11]
2.2.2.2. Môi trường không khí
Đặc trưng ô nhiễm môi trường không khí tại xã chủ yếu là do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải tạo các khí ô nhiễm như H2S , NH3, CH4 và các khí phát sinh từ quá đốt lò và các phương tiện giao thông. Do than là loại nhiên liệu chính được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình của xã và thường là than chất lƣợng thấp cho nên phát sinh lƣợng lớn bụi và các khí ô nhiễm. Khí thải tại xã thường chứa các thành phần ô nhiễm như: bụi, CO2, CO, NOx, SO2. Do khí thải đƣợc phát tán đều nên hầu hết các chỉ tiêu là làng nghề đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, cụ thể tại bảng 2.5 song vẫn có ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong khu vực và các vùng phụ cận.
Bảng 2.5. Kết quả phân tích không khí xung quanh tại xã Lũng Hòa
STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN
06:2009
QCVN 05:2009
KKXQ1 KKXQ2
1 Bụi lơ lửng mg/m3 0,14 0,1 0,2 (TB
24 giờ)
2 CO mg/m3 5,2 5,5 30
3 NOx mg/m3 0,015 0,015 0,2
4 SO2 mg/m3 0,031 0,031 0,35
5 Hydrocacbon (CnHm)
mg/m3 0,37 0,36 5000
Nguồn: [11]
Ghi chú: KKXQ1 tại khu vực ao chứa nước thải thôn Hòa Loan lúc 9 giờ.
KKXQ 2 tại khu vực ao chứa nước thải thôn Hòa Loan lúc 15 giờ.
2.2.2.3. Môi trường đất
Theo kết quả phân tích môi trường đất của Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện tại khu vực đất nông nghiệp thôn Hòa Loan, xã Lũng Hòa cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép.
Bảng 2.6. Kết quả phân tích môi trường đất tại thôn Hòa Loan
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả Giới hạn cho phép (đất nông nghiệp)
1 Asen (As) mg/l 2,5 12
2 Kẽm (Zn) mg/l 28,4 200
3 Chì (Pb) mg/l 12,6 70
4 Cadimi (Cd) mg/l 0,287 2
5 Đồng (Cu) mg/l 8,67 50
Nguồn: [11]