Thực trạng QLMT làng nghề CBTP xã Lũng Hòa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề chế biến thực phẩm và đề (Trang 46 - 49)

2.3. Đề xuất giải pháp QLMT làng nghề CBTP xã Lũng Hòa

2.3.1. Thực trạng QLMT làng nghề CBTP xã Lũng Hòa

2.3.1.1. Về thực hiện cơ chế, chính sách

Trong những năm qua, vấn đề về BVMT đã đƣợc Đảng ủy, HĐND, UBND xã Lũng Hòa tập trung chỉ đạo các ngành chức năng tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nhân dân về ý thức BVMT.

Năm 2011, UBND xã đã thực hiện một số giải pháp về tổ chức để nâng cao hiệu quả công tác BVMT:

- Thành lập tổ vệ sinh của xã với 02 người (trang bị 01 xe cải tiến kéo tay, dung tích 1m3) với công việc chủ yếu là khơi thông cống rãnh, xử lý cục bộ các điểm ùn tắc; thu gom rác thải tại các thôn xóm. Tuy nhiên do lƣợng rác thải quá nhiều, nguồn kinh phí đầu tư có hạn vì vậy hoạt động của tổ vệ sinh môi trường chỉ đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu trong nhân dân.

- Tăng cường công tác tuyên tuyền, vận động người dân về nâng cao ý thức BVMT, nhƣng còn hạn chế về hiệu quả.

- Xây dựng Quy chế VSMT và BVMT với mức thu phí về thu gom CTR sinh hoạt là 1.000 đồng/khẩu.

2.2.3.2. Những khó khăn, bất cập trong việc quản lý QLMT

- UBND xã vẫn chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường, do vậy công tác triển khai các văn bản, chương trình, công tác về BVMT vẫn giao cho cán bộ Địa chính kiêm nhiệm thực hiện;

- Chƣa có sự phân biệt về nhóm hộ, quy mô hộ sản xuất trong thu phí vệ sinh môi trường;

- Toàn bộ nước thải, khí thải phát sinh trong quá trình CBTP đều thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý;

- Ý thức của nhân dân trong vấn đề thực hiện quy chế VSMT và BVMT còn hạn chế, chƣa giải quyết và chấm dứt đƣợc tình trạng phát sinh các bãi CTR tự phát.

- Việc thu phí VSMT gặp nhiều khó khăn do ý thức của người sản xuất còn hạn chế và chƣa có những chế tài cụ thể, chỉ có khoảng hơn 50% số hộ sản xuất tham gia đóng phí với tổng mức thu chỉ đạt từ 10 triệu đồng. Do đó, việc chi cho công tác VSMT thấp (chi trả cho 02 lao động thu gom CTR trung bình chỉ đạt từ 1,2-1,5 triệu đồng/người/tháng).

Nguyên nhân

* Về cơ chế, chính sách BVMT:

- Công cụ quan trọng trong BVMT là hệ thống các quy định luật pháp và các chính sách được áp dụng để BVMT, giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường tại các làng nghề. Tuy nhiên, các quy định và chính sách còn chồng chéo, không phân biệt đƣợc cụ thể chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân liên quan.

- Chưa có chính sách khen thưởng hỗ trợ các hộ làng nghề làm tốt công tác BVMT, hoặc các quy định xử phạt thích đáng đối với những cá nhân, tập thể gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề;

- Việc phối hợp giữa các đơn vị, cá nhân trong công tác giải quyết vấn đề môi trường làng nghề chưa có sự thống nhất, linh hoạt và kịp thời;

- Chưa xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn môi trường hữu hiệu cho làng nghề;

- Việc hình thành hệ thống quản lý nhà nước (bộ máy QLMT làng nghề) đã đƣợc triển khai, tuy nhiên còn một số tồn tại một số hạn chế nhƣ nhân lực mỏng, kinh nghiệm quản lý, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý còn hạn chế. Cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu (kinh phí nhà nước cấp cho việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất còn hạn hẹp, thủ tục hành chính phức tạp).

- Theo số liệu thu thập cho thấy, hàng năm UBND tỉnh đều trích kinh phí sự nghiệp môi trường (KPSNMT) cho cấp huyện để chi các hoạt động BVMT trên địa bàn từ đó huyện phân bổ kinh phí về cho cấp xã. Tuy nhiên, UBND cấp xã chi chƣa đúng mục đích hoặc chƣa biết mục đích các khoản chi dẫn đến kinh phí sự nghiệp môi trường được chuyển sang các năm kế tiếp.

* Về hoạt động CBTP:

- Công nghệ và trang thiết bị lạc hậu: phần lớn dây truyền công nghệ áp dụng trong hoạt động CBTP của làng nghề vẫn mang tính chất truyền thống, chủ yếu là lao động thủ công, trang thiết bị thô sơ, đơn giản và lạc hậu thể hiện qua sự tiêu hao lớn về nguyên liệu đầu vào và sức lao động trên một đơn vị sản phẩm; hiệu suất sử dụng nguyên liệu không cao.

- Quy mô sản xuất nhỏ, đất đai, mặt bằng sản xuất nhà xưởng chật hẹp: đây là một tồn tại lớn đối với các hộ sản xuất trong làng nghề. Khảo sát thực tế ở làng

nghề cho thấy diện tích bình quân ở mỗi hộ chỉ khoảng 200m2 - 300m2, nhà ở và xưởng sản xuất ở liền kề nhau với mật độ dày đặc. Phần lớn các hộ không đủ khả năng tài chính để đầu tư cho các điều kiện sản xuất. Đa phần số hộ có nhà xưởng sản xuất thô sơ, nhà tạm và bán kiên cố. Nhiều hộ sử dụng cả nhà ở và công trình phụ để sản xuất hoặc làm kho chứa nguyên liệu.

- Việc quy hoạch xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở các làng nghề: còn nhiều thiếu hụt, chậm trễ so với phát triển của sản xuất và đời sống. Mặc dù đã quan tâm phát triển các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu, quan trọng nhƣng nhiều hệ như thoát nước, thu gom và xử lý CTR, các công trình VSMT chưa được quy hoạch, đầu tƣ cải tạo và xây dựng một cách đồng bộ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề chế biến thực phẩm và đề (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)