Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Phan thông qua WQI
3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý sông Phan theo hướng phát triển bền vững
Từ kết quả tính toán giá trị WQI nhận thấy: thông số ảnh hưởng nhiều đến giá trị WQI tính toán là tổng Coliform, xuất phát từ các nguồn thải nhƣ sinh hoạt, chăn nuôi. Các vùng bị ô nhiễm là các khu vực tập trung đông dân cƣ ven sông, khu vực diễn ra các hoạt động sản xuất, làng nghề, khu chăn nuôi tập trung… Do đó tác giả đề xuất giải pháp quản lý tập trung vào quản lý nguồn nước thải sinh hoạt và chăn nuôi từ khu dân cƣ ven sông. Bên cạnh đó theo các chỉ tiêu riêng lẻ, nhiều chỉ tiêu vƣợt QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt như TSS, NH4+. Vì vậy các biện pháp quản lý chất thải rắn, quản lý tài nguyên đất ven bờ, hoạt động sản xuất nông nghiệp… cũng hết sức cần thiết.
3.2.1. Quản lý nguồn nước thải sinh hoạt và chăn nuôi từ khu dân cư ven sông Các quy định về thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt cũng như chăn nuôi phải đƣợc thực hiện đối với các khu dân cƣ, đặc biệt các hộ gia đình sinh sống ven sông Phan.
- Các hộ gia đình phải xây dựng hố ga để tách rác, cát trước khi xả nước thải ra rãnh thoát nước.
- Các hộ gia đình phải thường xuyên khơi thông cống rãnh thoát nước trong phạm vi gia đình, ngõ xóm và tham gia hoạt động nạo vét bùn cống rãnh chung của địa phương.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn phải có biện pháp thu gom chất thải, xử lý nước thải từ quá trình sản xuất trước khi thải ra cống rãnh chung.
- Các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nên xây dựng bể khi biogas hoặc bể tự hoại cải tiến.
- Phải có biện pháp thu gom và xử lý phân, rác, tuyệt đối không xả phân, rác trực tiếp ra cống, rãnh thoát nước ra sông.
3.2.2. Quản lý chất thải rắn từ khu dân cư các xã ven bờ sông Phan
Hiện nay một lƣợng lớn chất thải rắn sinh hoạt và chất thải làng nghề đang đƣợc người dân sống ven sông đổ vào dòng chảy sông Phan. Bên cạnh tác động gây bồi lấp dòng chảy, các chất thải rắn sinh hoạt dân cư và làng nghề khi rơi vào môi trường nước gây nên tình trạng ô nhiễm nước sông (gia tăng nồng độ NO3+, PO43-, coliform). Quản lý chất thải rắn lưu vực sông Phan bao gồm:
- Xây dựng quy định/quy chế quản lý môi trường nước lưu vực sông Phan, đặc biệt quản lý việc xả chất thải rắn vào dòng chảy sông; đồng thời với việc tuyên truyền, phổ biến thông tin đó tới người dân các xã, phường sống liền kề với dòng chảy chính của sông.
- Quy hoạch xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho tất cả các xã nằm liền kề với dòng chảy chính sông Phan; thiết kế xây dựng và triển khai mô hình bãi rác hợp vệ sinh cho một vài xã ven sông. Đầu tƣ xây dựng và vận hành các lò đốt chất thải y tế cho các cụm xã, hoặc bệnh viện tuyến huyện để kiểm soát việc lây lan dịch bệnh.
- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, hạn chế việc đổ đất đá thải từ các công trình san ủi đất xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và đô thị lưu vực, tạo nên sự bồi lấp dòng chảy sông Phan.
- Dự báo diễn biến chất thải rắn căn cứ tỷ lệ gia tăng dân số bình quân của khu vực.
3.2.3. Quy hoạch quản lý tài nguyên đất ven bờ
Tài nguyên đất ven bờ sông Phan bao gồm: Các dải đất hai bên bờ dòng chảy chính của sông, các vùng đất ngập nước và đầm hồ liên thông với dòng chảy chính sông Phan, các vùng đất đầu nguồn sông Phan và các nhánh phụ lưu.
Việc duy trì chống lấn chiếm các dải đất ven bờ có tác động tích cực tới việc duy trì dòng chảy bình thường của sông Phan. Do vậy, để bảo vệ dòng chảy sông cần cắm mốc ranh giới cấm các hoạt động xây dựng nhà ở và các công trình xây dựng với bề rộng tối thiểu là 5m tính từ bờ sông.
Các vùng đất ngập nước và đầm hồ liên thông với sông Phan có vai trò to lớn trong việc điều tiết lưu lượng dòng chảy và xử lý ô nhiễm, điều hoà chất lượng nước sông. Việc thu hẹp các vùng đất ngập nước và đầm hồ liên thông với sông Phan sẽ làm giảm khả năng điều tiết dòng chảy vào thời tiết mƣa lũ (gây úng ngập) và khô nóng (cạn kiệt dòng chảy). Do vậy, các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải hạn chế tối đa hoạt động xây dựng công trình và san lấp dẫn đến việc giảm diện tích các vùng đất ngập nước liên quan với sông Phan.
Các vùng đất là đầu nguồn sông Phan và các sông phụ lưu có vai trò quan trọng trong việc lưu trữ nước mưa, giúp hạn chế ngập úng vào mùa mưa và cạn kiệt dòng chảy sông Phan vào mùa khô nóng. Để hạn chế các tác động tiêu cực tới chế độ dòng chảy sông Phan cần duy trì bảo vệ rừng đầu nguồn và trồng mới rừng trên các đồi gò.
Để quản lý tài nguyên đất ven bờ sông Phan cần triển khai thực hiện một số giải pháp:
- Nghiên cứu xây dựng bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất ven bờ lưu vực sông Phan.
- Rà soát và cắm mốc ranh giới bảo vệ dòng sông Phan từ đầu nguồn tới hạ lưu, đặc biệt những khu vực dòng sông qua các khu dân cƣ.
- Hạn chế quy hoạch các dự án hạ tầng cơ sở ảnh hưởng trực tiếp tới dòng chảy và cảnh quan môi trường sông Phan, thu hẹp các vùng đất ngập nước liên thông với sông Phan trong không gian phát triển đô thị mới Vĩnh Phúc.
- Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ dòng chảy và chất lượng nước sông Phan của người dân như: Không xây dựng nhà ở và các công trình sản xuất vi phạm mốc ranh giới bảo vệ, không đổ nước thải chưa xử lý và chất thải rắn xuống dòng chảy...
- Bảo vệ rừng đầu nguồn sông Phan và các sông phụ lưu, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc trên vùng thượng lưu sông Phan...
3.2.4. Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
- Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường cho cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người dân sống trong các xã, phường tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy sông Phan bằng nhiều phương tiện: Thông tin đại chúng, pano áp phích, sổ tay quản lý môi trường lưu vực sông Phan...
- Tăng cường năng lực cho cộng đồng: Khi cộng đồng đã có nhận thức tốt hơn, cần tăng cường năng lực nhận biết các nguồn lực vốn có, khả năng tiềm tàng của cộng đồng. Đồng thời hỗ trợ thêm các nguồn lực nhƣ: vốn, kiến thức về pháp luật... để các hoạt động bảo vệ môi trường được triển khai có hiệu quả.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu, luận văn rút ra kết luận nhƣ sau:
- Đánh giá tổng quát chất lượng nước sông Phan dựa trên phương pháp chỉ số chất lượng nước của tổng cục môi trường: Chất lượng nước sông Phan tại các điểm quan trắc dao động ở các mức ô nhiễm nặng, mức đáp ứng sử dụng cho giao thông thủy và mức đáp ứng sử dụng cho mục đích tưới tiêu.
Diễn biến chất lượng nước sông về mặt không gian không theo một quy luật nhất định, các yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến là các nguồn thải từ khu vực dân cư xung quanh, công thức tính theo từng phương pháp.
Xu hướng diễn biến về mặt thời gian được đánh giá có sự giảm dần qua các năm. Kết quả năm 2009 với chất lượng nước sông tại các điểm quan trắc hầu hết đáp ứng mức sử dụng cho mục đích tưới tiêu (màu vàng). Tuy nhiên, kết quả phân tích các năm tiếp theo đƣợc đánh giá ở mức ô nhiễm nặng, hoặc đáp ứng sử dụng cho mục đích giao thông.
- So sánh kết quả cả ba phương pháp của tổng cục môi trường, Mỹ và Canada, nhận thấy kết quả có sự khác biệt về cả điểm số đánh giá, mức phân loại chất lƣợng nước, cho thấy mỗi phương pháp tính vẫn có những điểm chưa phù hợp. Cụ thể:
Phương pháp WQI-TCMT tính toán cho 3 nhóm với 9 thông số theo công thức trung bình cộng - trung bình nhân. Kết quả tính theo phương pháp này thấp, phụ thuộc vào từng nhóm thông số. Đối với chất lượng nước sông Phan, nhóm chỉ tiêu vi sinh (tổng coliform) ở hầu hết các điểm quan trắc vào các đợt lấy mẫu đều vƣợt quy chuẩn nhiều lần. Kết quả tính WQISI của chỉ tiêu này thấp, kéo theo WQI tổng số của cả điểm quan trắc thấp.
Phương pháp WQI-NSF tính toán với số lượng thông số ít (7thông số quan trắc), tuy có tính đến trọng số. Kết quả WQI tương đối ổn định giữa hai mức đánh giá chất lượng nước ô nhiễm và trung bình. Tuy nhiên kết quả không thể hiện được khi một thông số vƣợt quy chuẩn nhiều lần (E.Coli).
Phương pháp WQI-CCME không giới hạn thông số lựa chọn, nhưng chưa đánh giá đƣợc tầm quan trọng và mức đóng góp của từng thông số đối với giá trị cuối cùng.
Giá trị tính toán theo phương pháp này tương đối cao trong khoảng mục đích sử dụng cho tưới tiêu thủy lợi, phản ảnh chất lượng nước tốt hơn so với 2 phương pháp còn lại.
- Nhận định các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến giá trị WQI theo các phương pháp tính toán gồm:
Sự ảnh hưởng của từng thông số (nhóm thông số) theo từng công thức tính đến kết quả WQI cuối cùng.
Đặc trƣng các nguồn thải tại các vị trí quan trắc khác nhau.