CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY NGHỀ ĐỊNH HƯỚNG THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN
1.4. Quy trình tổ chức dạy nghề định hướng theo năng lực thực hiện
1.4.2. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập định hướng theo năng lực thực hiện
- Khi tiến hành quá trình dạy học, giáo viên phải xác định được kiến thức, kỹ
31
năng và thái độ cần đạt được ở người học sau khi kết thúc quá trình học tập. Từ đó, giáo viên xác định được mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả. Để biết được bài giảng, hay quá trình dạy học có hiệu quả hay không người giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ người học thông qua việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Qua đó, giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy của mình để nâng cao chất lượng học tập của người học.
- Giúp người học phản ánh suy nghĩ và tự đánh giá sự tiến bộ của mình theo mục tiêu đã đề ra, chỉ cho người học thấy họ học tốt nội dung nào, chưa tốt nội dung nào, nguyên nhân do đâu? Cần học thêm, học lại ra sao?...Từ đó giúp người học điều chỉnh phương pháp học, xử lý hoặc chứng nhận năng lực của người học.
- Kiểm tra đánh giá nhằm khẳng định năng lực của người học có tương xứng với bằng cấp, chứng chỉ, đặc biệt là với chức năng, nhiệm vụ mà người học tốt nghiệp sẽ phải đảm nhận hay không. Để chứng nhận năng lực của người học tốt nghiệp, trong kiểm tra đánh giá theo lối truyền thống lâu nay người ta thường chú trọng đánh giá bằng một kỳ thu cuối khóa. Làm như vậy cho kết quả không chính xác.
- Quan trọng là phải xác định được một hệ thống kiểm tra đánh giá phù hợp bao gồm từ quy chế thi và kiểm tra, tiêu chí kiểm tra đánh giá, hình thức kiểm tra đánh giá, loại công cụ, câu hỏi thích hợp, số lượng câu hỏi, cách xác định điểm đạt, mức đạt…
- Không có một cách thức kiểm tra đánh giá đơn độc nào có thể đạt được cả 4 mục đích trên mà thường có ưu tiên cho một hoặc cùng lắm là hai mục đích nào đó mà thôi. Vì vậy, cần phải lựa chọn cách thức phù hợp với mục đích từng lúc, từng nơi.
- Kiểm tra, đánh giá có một tầm quan trọng đặc biệt nhằm xác định và đánh giá kết quả học tập. Đây là khâu cuối cùng trong mọi quá trình dạy học ứng với bài học.
- Kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện (kết quả học tập) của người học là
32
nhằm xác định được một người học nào đó có thể thực hiện được hoặc trình diễn được một công việc/ kỹ năng cụ thể đáp ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu của nghề hay không. Các bộ công cụ trắc nghiệm đánh giá được soạn thảo giúp giáo viên hoặc người đánh giá đo lường xem người học hoặc thực hiện kỹ năng hoặc làm ra sản phẩm theo yêu cầu tốt như thế nào.
b) Các tiêu chí kiểm tra đánh giá
- Đảo bảo tính toàn diện: đánh giá được các mặt kiến thức, kỹ năng, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của người học.
- Đảm bảo độ tin cậy: trong kiểm tra đánh giá phải có tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng, phản ánh được chất lượng thực của người học.
- Đảm bảo tính khả thi: Về nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra đánh giá, đánh giá phải phù hợp với điều kiện của người học, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp mục tiêu từng môn học.
- Đảm bảo yêu cầu phân hóa: phân loại được chính xác trình độ, mức độ năng lực nhận thức của người học, cần đảm bảo dải phân hóa rộng đủ cho phân loại đối tượng.
- Đảm bảo hiệu quả: đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá người học, thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra.
c) Kiểm tra đánh giá về kiến thức, kỹ năng, thái độ Kiểm tra đánh giá kiến thức
- Kiểm tra đánh kiến thức là để xem mức độ lĩnh hội các kiến thức trong các nội dung đã học cũng như mức độ vận dụng kiến thức đã học vào quá trình luyện tập của người học đến đâu.
- Có thể dùng phương pháp trắc nghiệm, câu hỏi tư duy hoặc yêu cầu phân tích, trình bày lại kiến thức đã học để đánh giá kiến thức của người học.Tùy theo mục tiêu học tập mà có những mức độ yêu cầu khác nhau từ đơn giản nhất đến phức tạp theo ba bậc cơ bản như sau:
Bậc 1: Tái nhận, tái hiện được, mô tả được, trình bày được – tương đương
33 với biết.
Bậc 2: Tái tạo – tương đương với hiểu và áp dụng được.
Bậc 3: Lập luận sáng tạo – tương đương với so sánh, phân tích, tổng hợp đánh giá [6]
Kiểm tra đánh giá kỹ năng
- Mục đích kiểm tra đánh giá kỹ năng là xác định xem người học đã đã hình thành các kỹ năng của bài học ở mức độ nào.
- Phương pháp đánh giá kỹ năng có thể dùng là yêu cầu người học thao tác lại các bước thực hiện theo quy trình đã được quy định sẵn hoặc làm các công việc khác có quy trình thực hiện tương tự.
- Đánh giá kỹ năng người học đạt được theo các mức độ hình thành kỹ năng từ đơn giản nhất là bắt chước được đến làm đúng kỹ năng cơ bản, làm chính xác kỹ năng thực hiện độc lập rồi đến làm nhanh và thuần thục. Chú ý là việc đánh giá kỹ năng phải căn cứ theo chuẩn đã đề ra trong mục tiêu bài học với những điều kiện cho trước nhất định.
- Giáo viên có thể xác định rõ được kỹ năng của từng học sinh thông qua quá trình theo dõi học sinh luyện tập, và các sản phẩm thu được của các em so với sản phẩm mẫu. Từ đó, giáo viên có kế hoạch luyện tập, uốn nắn hình thành các kỹ năng một cách chính xác và thành thạo cho học sinh.
Kiểm tra đánh giá thái độ
- Thái độ hình thành một nhân cách trong quá trình giáo dục, việc kiểm tra đánh giá thái độ nhằm xem xét người học đã có cách ứng xử, cách biểu lộ tình cảm, cách bộc lộ những phẩm chất nhân cách như thế nào trước một sự kiện, hiện tượng, trước công việc, trước đồng nghiệp,…
- Yêu cầu cần đạt đối với thái độ căn cứ vào mục tiêu đã đề ra. Mỗi một công việc hay một phần việc đều có yêu cầu nhất định đối với thái độ trước công việc đó nhằm đảm bảo có thể đạt được kết quả cuối cùng của công việc mà không xảy ra sơ xuất hay mất an toàn.
- Kiểm tra đánh giá thái độ là khó nhất vì điều mà giáo viên đánh giá được
34
một phần thái độ của người học. Còn “giá trị đích thực” của người học thì được xác định một cách chính xác không thể qua vài lần kiểm tra đánh giá mà phải qua cả quá trình theo dõi, giám sát thường xuyên với kết quả của những đợt kiểm tra đánh giá định kỳ hay cuối khóa.