Xác định độ trắng

Một phần của tài liệu Giáo trình Thí nghiệm viên cơ lý xi măng (Trang 126 - 130)

Đối với xi măng poóc lăng trắng, ngoài các chỉ tiêu cơ lý (ph−ơng pháp xác định như xi măng poóc lăng thường), còn phải xác định độ trắng.

Độ trắng là một chỉ tiêu để phân loại xi măng poóc lăng trắng.

11.1 Nguyên tắc xác định độ trắng

Độ trắng ủa xi măng poóc lăng trắng đ−ợc xác định bằng cách so sánh cường độ của chùm tia sáng phản xạ qua mẫu chuẩn (BaSO4) và mẫu cần đo, giá

trị độ trắng đ−ợc tính bằng phần trăm so với độ trắng của mẫu chuẩn.

Mẫu chuẩn dùng để đo độ trắng của xi măng poóc lăng trắng là barisunphát (BaSO4) loại tinh khiết phân tích, đã đ−ợc cấp chứng chỉ chất l−ợng.

11.2. Thiết bị thử

Thiết bị dùng để đo độ trắng của xi măng poóc lăng trắng đ−ợc mô tả nh−

h×nh 18.

11.3. Chuẩn bỉ mẫu thử

Cân 100 gam mẫu, sấy ở nhiệt độ 105 … 50C đến khối l−ợng không đổi, lấy ra đ−a vào bình hút ẩm, để nguội đến nhiệt độ phòng thí nghiệm, cho mẫu vào khuôn, gạt phẳng, lèn chặt, vặn nắp và dùng vải mềm lau sạch mặt thuỷ tinh khuôn mẫu.

11.4. Tiến hành đo

Trước khi tiến hành đo, cần kiểm tra máy nhằm đảm bảo máy chạy tốt.

Quá trình đo đ−ợc tiến hành nh− sau:

- Bật công tắc nguồn điện (2), đặt đã chuẩn gốc lên khay mẫu của bộ phận cảm quang, kiểm tra bộ điều chỉnh điện áp đạt đúng 9 vôn - 4 ampe. Khởi động máy ít nhất là 30 phút trước khi đo để các tế bào quang điện được chiếu sáng và các linh kiện điện tử của mạch ổn định nhằm đảm bảo cho phép đo đ−ợc chính xác.

- Điều chỉnh về vị trí cân bằng (vị trí 0). Lấy đã chuẩn gốc ra khỏi khay mẫu của máy và đặt núm điều chỉnh (0 - ADJ) về điểm “0” để chắn tia phản xạ, sau đó điều chỉnh núm 0 - ADJ sao cho đồng hồ hiện số đạt giá trị 00 - 0 (tương ứng độ trắng bằng 0).

- Điều chỉnh theo mẫu chuẩn: Đặt mẫu chuẩn lên khay mẫu của máy, điều chỉnh núm thô COARSE cho đến khi đồng hồ chỉ giá trị gần đúng độ trắng của mẫu chuẩn, sau đó điều chỉnh núm chỉnh tinh FINE cho tới khi đồng hồ hiện số

đạt đ−ợc trị số thực của mẫu chuẩn, tắt công tắc nguồn điện (2).

- Đo độ trắng của mẫu cần đo: Lấy mẫu chuẩn ra khỏi máy, đặt mẫu cần

đo độ trắng vào vị trí đo, bật công tắc nguồn điện. Đồng hồ hiện số sẽ hiện lên giá trị độ trắng của mẫu cần đo.

- Để đảm bảo cho phép đo đ−ợc chính xác, trong quá trình đo cần chú ý:

* Khi tiến hành đo liên tục, cứ cách 2 giờ phải kiểm tra số đo một lần.

* Các thao tác phải cẩn thận, không làm xước, bẩn đĩa chuẩn.

11.5. Đánh giá kết quả

Mỗi mẫu xi măng poóc lăng trắng cần tiến hành đo 3 lần. Nếu kết quả 3 lần đo chênh nhau nhiều thì cần tiến hành lấy mẫu làm lại.

Độ trắng của mẫu xi măng trắng là giá trị trị trung bình của 3 lần đo, chính xác đến 0,1 %,

CÂU Hỏi Và BàI TậP

1. Nêu những yêu cầu cơ bản đối với việc thí nghiệm cơ lý xi măng.

2. Lấy mẫu kiểm tra sản xuất khác với lấy mẫu khẳng định chất l−ợng sản phẩm nh− thế nào? Khi nào thì kết quả thí nghiệm đ−ợc kết luận cho chất l−ợng của lô hàng và khi nào thì chỉ đánh giá cho mẫu thử.

3. Có mấy phương pháp xác định độ mịn xi măng? Nêu những yếu tố cơ bản của ph−ơng pháp. Hiện tại tiêu chuẩn xi măng của Việt nam sử dụng ph−ơng pháp nào?

4. Tính độ mịn của mẫu xi măng biết rằng thể tích dầu hỏa bị 65g xi măng chiếm chỗ là 21,04cm3 và nhiệt độ môi trường tại thời điểm thí nghiệm là 290C. Thiết bị Blaine có hệ số K = 31,79. Ba lần đo thời gian dầu của áp kế

đi từ vạch B đến C là 35,36 và 36 giây. (Đáp số: 3210).

5. Thời gian đông kết là gì? Phương pháp xác định thời gian đông kết được thực hiện nh− thế nào? Tại sao hiện tại xi măng Việt nam đang sử dụng 2 ph−ơng pháp xác định thời gian đông kết? Sự khác nhau cơ bản của chúng là gì?

6. Nêu nguyên lý và đặc điểm của 2 phương pháp xác định độ ổn định thể tích xi m¨ng?

7. Nêu tóm tắt phương pháp xác định cường độ xi măng bằng vữa có độ chảy từ 106 ÷ 112 mm.

8. Nêu tóm tắt phương pháp xác định cường độ xi măng bằng vữa có lượng nước cố định (N/XM = 0,5).

9. Nêu yêu cầu của các tiêu chuẩn để thử cường độ xi măng khi áp dụng ph−ơng pháp thử theo TCVN 6016:1995 và TCVN 4032-85.

10. Độ chính xác của phương pháp thử nghiệm được đánh giá như thế nào đối với cường độ nén tuổi 28 ngày của mẫu xi măng theo phương pháp tạo mẫu có lượng nước cố định (N/X = 0,5)? Nêu ý nghĩa của nó.

11. Tính cường độ chịu uốn và nén của mẫu xi măng khi lực uốn gãy của 3 viên mẫu 40 x 40 x 160 mm đọc đ−ợc trên máy là 350, 355 và 350 KG và lực nén

đọc đ−ợc trên máy khi mẫu bị phá hoại là 7800, 7500, 6800, 8500, 7700 và 8200KG. (Đáp số: 8,2 và 49,6 N/mm2).

12. Hãy nêu sự khác nhau giữa phương pháp xác định nhiệt thủy hoá của xi măng tính theo thành phần khoáng và ph−ơng pháp đo nhiệt hoà tan. Sử dụng ph−ơng pháp nào cho kết quả chính xác hơn?

13. Hãy trình bày tóm tắt phương pháp xác định nhiệt thủy hoá của xi măng bằng cách đo nhiệt hòa tan. Nêu tầm quan trọng của việc xác định hằng số máy?

14. Hãy nêu ý nghĩa của việc xác định độ nở sun phát. Trình bày nguyên tắc và phương pháp xác định độ nở sun phát.

15. Khi phân tích 2 mẫu xi măng cho kết quả thành phần hoá nh− bảng d−ới):

Hãy tính nhiệt thủy hoá của 2 mẫu xi măng trên ở các tuổi 3 ngày, 28 ngày và 90 ngày.

Thành phần các ôxit (%)

MÉu 1 MÉu 2

MKN 1,63 1,3 1

SiO2 27, 14 25,7 1

Fe2O3 3,70 3,65

A12O3 5,88 5,57

CaO 56,56 58,24

MgO 1, 10 1,80

SO3 1,83 1,92

K20 0,65 0,70

Na2O 0, 13 0, 1 1

CaO tù do 1,03 0,59

Cl 0,05 0,07

CKT 10,25 8,35

Một phần của tài liệu Giáo trình Thí nghiệm viên cơ lý xi măng (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)