CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
2.5. Đánh giá chung thực trạng
BGH, nhóm trưởng chuyên môn có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo duy trì nề nếp, chế độ hội họp tổ chuyên môn ở trạng thái ổn định.
Nhóm trưởng chuyên môn năng nổ, nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm, giáo viên đa số trẻ, khỏe có tinh thần tự học tự rèn phấn đấu vươn lên vừa nâng cao trình độ đào tạo vừa nâng cao tay nghề, an tâm công tác, đoàn kết gắn bó vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ trong từng năm học.
Nhà trường thực hiện nghiêm túc Điều lệ trường THPT, quy chế CM và đã hiện thực hóa Luật GD trong nhà trường.
Trong quá trình QL và chỉ đạo HĐ nhóm CM, HT luôn bám sát mục tiêu đào tạo của Đảng, Nhà nước, ngành và của địa phương. Nhận thức đúng đắn về quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với GD luôn là kim chỉ nam cho HĐ QL nhà trường nên các HT đã có được một số biện pháp QL HĐTCM phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
HĐ CM trong các nhà trường luôn bám sát nội dung, chương trình của tất cả các môn học đúng theo chương trình sách giáo khoa và phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhà trường đều xây dựng và thực hiện phong trào thi đua "Hai tốt", phong trào làm đồ dùng dạy học, thi GV dạy giỏi các cấp, nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm ...
Nề nếp sinh hoạt nhóm CM trong các nhà trường đã được cải thiện rõ rệt, nội dung sinh hoạt HĐTCM đã thể hiện rõ nét đặc thù của từng khối lớp với từng môn học cụ thể.
Ý thức tự giác học hỏi để vươn lên của các thầy, cô giáo ở trong các nhà trường đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học được triển khai và tiến hành thường xuyên liên tục.
Cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị phục vụ cho dạy và học trong các nhà trường đã được thường xuyên nâng cấp và bổ sung tương đối đầy đủ.
Chất lượng GD ở trong các nhà trường được chuyển biến rõ nét qua từng năm học, dần dần đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành GD và của xã hội.
Nhà trường đã thực hiện tốt cuộc vận động lớn của Công đoàn ngành là : "Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm" trong chỉ đạo HĐ CM. Đại bộ phận các thầy, cô giáo đã thực sự trở thành tấm gương sáng cho HS noi theo.
Nhà trường đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể, các bộ phận trong nhà trường để chỉ đạo HĐTCM.
Việc đổi mới phương pháp dạy học được tiến hành tương đối đồng bộ với việc đổi mới nội dung, chương trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
2.5.2. Những hạn chế
Mặc dù thực hiện HĐTCM nhưng nội dung họp còn sơ sài, chưa đi sâu phân tích vào việc thực hiện chuyên môn, nhất là bàn về đổi mới phương pháp giảng dạy, thống nhất nội dung kế hoạch dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm thí nghiệm thực hành. Mặc dù các tổ chuyên môn hoạt động đều, đúng qui định nhưng nội dung các hoạt động còn sơ sài thường chỉ triển khai lại các kế hoạch của nhà trường, qui định của Phòng Giáo dục, ít xoáy sâu vào nghiên cứu một bài dạy, một tiết dạy cụ thể….Qua các hoạt động về chuyên môn, tổ chuyên môn chưa có kết luận hiệu quả về một vấn đề chuyên môn nào để áp dụng cho cả tổ.
Việc kết hợp các bộ phận thư viện, thiết bị để phục vụ cho việc dạy và học chưa tốt. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giữa các TCM chưa đồng đều nhau.
Các TCM còn lúng túng trong quản lý điều hành hoạt động TCM.
Nhìn chung hoạt động TCM thông của giáo viên chưa nắm bắt kịp thời tinh thần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học nên trong quá trình vận dụng giảng dạy còn nhiều khiếm khuyết.
2.5.3. Nguyên nhân
Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình đã có nhiều văn bản chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường kiểm tra hoạt động chuyên môn trong các trường học nhằm kiểm soát chất lượng giáo dục và nâng cao kết quả giảng dạy, học tập ở các trường.
Sở GD&ĐT đã quan tâm chỉ đạo thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục
trong toàn tỉnh mà khâu đột phá là xây dựng nề nếp hoạt động của tổ, TCM; nhiều nội dung cần thiết phải thực hiện trong hoạt động tổ chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu của chương trình thay sách giáo khoa mới.
Hiệu trưởng các trường từng bước quan tâm quản lý các hoạt động chuyên môn của trường, xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ năng lực và phẩm chất, các tổ trưởng chuyên môn giỏi làm nòng cốt trong chuyên môn, làm chuyển biến chất lượng giảng dạy, giáo dục của nhà trường.
Nguyên nhân chính là do GV ngại đưa những vấn đề đánh giá, nhận xét lên mạng. Nội dung sinh hoạt TCM đưa lên có nhiều ý kiến trái chiều vì có nhận xét, đánh giá giáo viên theo từng hoạt động.
Có kế hoạch cụ thể về thời gian, nội dung sinh hoạt tổ/TCM, kế hoạch hoạt động theo tháng, năm học của từng nhóm, bộ phận chuyên môn của nhà trường trên mạng theo quy định.
Hầu hết GV không ít thành thạo về CNTT nên việc triển khai các chuyên đề tập huấn (nhất là việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng) chưa đạt hiệu quả cao.
Tiểu kết Chương 2
Qua nội dung khảo sát, phân tích đã trình bày, công tác quản lý hoạt động HĐTCM các trường THPT Tỉnh Quảng Nam đã đạt dược những kết quả, những thành tựu nhất định. Điều này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động giáo dục trong nhà trường và đối với hoạt động TCM .
Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định về.... Để tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động HĐTCM nói chung và quản lý hoạt động HĐTCM các trường THPT Tỉnh Quảng Nam thì việc khắc phục những tồn tại hạn chế này là yêu cầu cấp thiết đề ra với các cấp quản lý, với các cán bộ nhà trường.
Trong Chương 3 của luận văn này, chúng tôi sẽ trình bày nghiên cứu đề xuất những giải pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại, hạn chế đã phân tích.
CHƯƠNG 3