Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động Tổ chuyên môn bám sát kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục của nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường thpt tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường THPT tỉnh Quảng

3.2.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động Tổ chuyên môn bám sát kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục của nhà trường

a. Mục đích của biện pháp

Kế hoạch là kim chỉ nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của tổ chức trong thời gian thực hiện mục tiêu của kế hoạch. Để đạt mục tiêu trên trong dự

kiến, kế hoạch được xem như một công cụ quản lý, tạo điều kiện cho người CBQL kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của các cá nhân và tập thể trong tổ chức. Vì vậy quản lý xây dựng kế hoạch được xem là giải pháp trọng tâm của quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường nói chung, các trường THPT tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn trong trường học và tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chuyên môn và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những nhiệm vụ, chỉ tiêu đó. Bản chất của việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn là xác định xem trong năm học tới, tổ chuyên môn hướng đến những mục tiêu phát triển nào; muốn thực hiện các mục tiêu phát triển đó cần phải làm gì, làm thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm.

- Kế hoạch tổ chuyên môn thể hiện tầm nhìn của tổ trưởng chuyên môn về phương hướng phát triển các mặt hoạt động của tổ chuyên môn trong năm học tới, thể hiện qua các mục tiêu, yêu cầu, các biện pháp và nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó;

- Kế hoạch tổ chuyên môn có ý nghĩa như là phương tiện, công cụ quản lý quan trọng giúp tổ trưởng chuyên môn tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra đánh giá một cách thống nhất các hoạt động của tập thể tổ chuyên môn, cũng như của từng thành viên trong tổ.

- Kế hoạch tổ chuyên môn giúp tổ trưởng chuyên môn chủ động, tự tin trong công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động của tổ chuyên môn.

- Kế hoạch tổ chuyên môn thể hiện thống nhất ý chí, nguyện vọng và khả năng phấn đấu vươn lên để phát triển (tâm và lực) của tập thể giáo viên trong tổ chuyên môn;

- Kế hoạch tổ chuyên môn chỉ rõ phương hướng hành động và phối hợp cho mọi thành viên trong tổ.

- Là cơ sở có tính pháp lý cho mỗi thành viên trong tổ chuyên môn xác định kế hoạch hoạt động trong năm học. Kế hoạch chuyên môn là cương lĩnh hoạt động của tổ chuyên môn trong trường học. Như vậy kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn có vai trò quyết định đến việc thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường. Kế hoạch chuyên môn ở các tổ chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong kế hoạch tổng thể năm học của trường, nhưng đồng thời lại mang đặc thù riêng của từng khối lớp. Vì vậy, kế hoạch hoạt động TCM trong nhà trường phải đảm bảo được những yêu cầu sau đây:

- Phải thể hiện và cụ thể hóa được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT và nhà trường về hoạt động chuyên môn;

- Phải phù hợp với tình hình thực tế, đặc thù của từng TCM trong nhà trường

(khối lớp);

- Phải phù hợp với đông đảo các cá nhân trong tập thể tổ: Tức là phải bố trí công việc hợp lý, phát huy tối đa năng lực hoạt động của từng thành viên trong tổ;

- Phải cụ thể rõ ràng về các mục tiêu phấn đấu, thời gian thực hiện, người phụ trách và các mục tiêu đề ra phải có tính khả thi được tập thể tổ nhất trí cao.

b. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

- TTCM cần có những hiểu biết cơ bản về kế hoạch, các loại kế hoạch của tổ chuyên môn (TCM) và qui trình, kỹ thuật xây dựng kế hoạch để vận dụng vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM và tổ chức, hướng dẫn GV trong tổ xây dựng kế hoạch chuyên môn của cá nhân, đảm bảo các qui định hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế. Nắm vững các kiến thức cơ bản về xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của TCM: các khái niệm (kế hoạch năm học của TCM, kế hoạch hoạt động trong năm học của GV…); ý nghĩa, yêu cầu chung nội dung và qui trình xây dựng 2 loại kế hoạch có tính pháp quy và tính phổ biến của TCM trong năm học (kế hoạch chuyên môn năm học, kế hoạch hoạt động cuả GV).

- Trong kế hoạch chuyên môn, “Nội dung sinh hoạt TCM” là một phần quan trọng. Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc tăng cường biện pháp bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu sau mỗi lần kiểm tra định kì; những vấn đề GV chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy, đặt biệt là quan tâm đến những GV mới ra trường hoặc những GV năng lực chuyên môn còn hạn chế.

- Tổ trưởng phải nghiên cứu nắm tình hình hoạt động chuyên môn của tổ để tổ chức những chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ, rà soát lại các chuyên đề năm trước có hiệu quả thì phổ biến lại cho GV mới và trong quá trình thực hiện chuyên đề có vấn đề gì vướng mắc thì tổ chức sinh hoạt chuyên môn bàn sâu về những vấn đế đó.

- Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường, của chuyên môn, trên cơ sở nội dung, phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu nhà trường giao, các TCM tuỳ vào đặc điểm, tình hình của tổ, kết quả của năm học trước mà xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và những giải pháp cụ thể phù hợp với tổ của mình.

- Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm phải đảm bảo được các nội dung thiết yếu như:

+ Việc thực hiện chương trình theo tuần học đầy đủ. Chú ý việc dạy tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục Lịch sử, Địa lí địa phương; môi trường; biển, hải đảo;

An toàn giao thông; giáo dục kĩ năng sống,…

+ Kế hoạch chủ nhiệm.

+ Kế hoạch dạy bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu theo khối lớp.

+ Kế hoạch sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

+ Kế hoạch dạy chuyên đề, thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm và thi GV dạy giỏi các cấp.

+ Đăng kí các chỉ tiêu phấn đấu chuyên môn, các danh hiệu cá nhân và tập thể;

các đề tài, SKKN, đánh giá, xếp loại GV trong tổ.

+ Công tác bồi dưỡng thường xuyên của GV trong tổ.

- Kế hoạch sau khi xây dựng xong phải được thông qua TCM và kiểm tra, kí duyệt của Hiệu trưởng và Phó hiêu trưởng phụ trách chuyên môn của trường. Hàng tháng, tổ trưởng phải triển khai kế hoạch cụ thể tại phiên họp thường kì của tổ. Các bước tiến hành xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn:

a) Chuẩn bị xây dựng kế hoạch

- Tập hợp và nghiên cứu các văn bản liên quan đến việc xây dựng kế hoạch của tổ như: Kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn của trường.

- Nghiên cứu các chỉ tiêu, nhiệm vụ nhà trường phân công hoặc giao trách nhiệm cho tổ.

- Nghiên cứu nắm vững đặc điểm tình hình của tổ như: Về tình hình nhân sự (biên chế) của tổ đủ, thiếu, tình hình sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, năng lựcchuyên môn, cá tính, các môn năng khiếu… để phân công những công việc của tổ một cách hợp lí.

- Tình hình về HS: Chất lượng học tập và rèn luyện của HS ở năm học liền trước và tình hình hiện tại. Nắm chắc các HS có hoàn cảnh khó khăn, HS đặc biệt, HS khuyết tật.

- Nghiên cứu các mục tiêu và đề ra các giải pháp cần thiết.

- Xử lí thông tin, xây dựng dự thảo kế hoạch.

- Xử lý các thông tin nêu trên (Chắc lọc những thông tin liên quan đến tổ). Căn cứ vào đề cương hoặc hướng dẫn của trường, của ngành, tổ trưởng xây dựng dự thảo kế hoạch.

- Khi xây dựng dự thảo kế hoạch tổ trưởng cần chọn lọc những nội dung nào phù hợp với tổ thì xây dựng, nội dung không phù hợp bỏ ra và nếu đề cương không có nêu nội dung mà tổ có yêu cầu đưa vào kế hoạch thì bổ sung sao cho hợp lý.

- Thông báo dự thảo kế hoạch đến từng thành viên trong tổ và gởi cho Ban giám hiệu xem xét góp ý kiến.

b) Triển khai kế hoạch

- Trong buổi sinh hoạt tổ đầu tiên, tổ trưởng thông qua dự thảo kế hoạch. Các thành viên trong tổ trao đổi, bổ sung và đi đến thống nhất thành kế hoạch chính thức của tổ (Nghị quyết những vấn đề cần biểu quyết - nếu có).

- Sau đó, trình Hiệu trưởng duyệt; triển khai thực hiện và theo dõi việc thực hiện kế hoạch

c) Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch

- Kế hoạch sau khi đã thông qua và thống nhất của tổ và Ban giám hiệu duyệt, về nguyên tắc kế hoạch này được tổ chức thực hiện suốt năm, tháng, tuần. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn thường xảy ra nhiều vấn đề, nội dung cần phải được điều chỉnh, bổ sung.

- Khi cần điều chỉnh, bổ sung, tổ trưởng sẽ xây dựng thêm phần nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung và kèm theo sau kế hoạch chính thức. Tổ trưởng không phải xây dựng lại kế hoạch mới hoặc sửa lại kế hoạch cũ.

- Nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung cần ghi rõ nội dung điều chỉnh được thay thế cho nội dung nào trong kế hoạch hoặc nội dung bổ sung vào mục nào trong kế hoạch.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Trước hết, yêu cầu tổ trưởng khi xây dựng kế hoạch TCM (năm, tháng, tuần) phải dựa trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch kiểm tra nội bộ, kế hoạch chuyên môn nhà trường.

- Khi xây dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn về đội ngũ GV, HS trong tổ và thực hiện gồm 4 bước tiến hành: Chuẩn bị xây dựng kế hoạch; xử lý thông tin, xây dựng dự thảo kế hoạch; triển khai kế hoạch; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường thpt tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)