CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ
1.4. Các bước xây dựng chiến lược
1.4.1. Phân tích môi trường
1.4.1.3. Môi trường nội bộ
Mục tiêu của phân tích môi trường nội bộ là nghiên cứu những gì thuộc về bản thân nhà trường, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động ĐT mà những đặc trưng do nó tạo ra thường được gọi là những điểm mạnh và điểm yếu của nhà trường.
Những nhân tố mà ta phân tích ở đây nằm trong tầm hoạt động, kiểm soát của nhà trường và khác với những nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài mà “ở đó nhà trường hầu như không có khả năng tác động tới”.
• Các yếu tố đào tạo
Phân tích chức năng, nhiệm vụ được giao trong phạm vi ĐT, quản lý chất lượng ĐT trong đó: Biên soạn nội dung, chương trình ĐT các môn học; kiểm định chất lượng ĐT cả về lý thuyết, thực hành và tay nghề; quản lý về kế hoạch điều độ các môn học theo chương trình khung của Bộ GD và ĐT, BLĐTBXH; quản lý, tổ chức thi và kiểm tra hết môn học theo chương trình môn học đã được phê duyệt; quản lý, tổ chức thi và làm đề tài tốt nghiệp; kết hợp nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. Công việc này hết sức quan trọng vì nó là nhiệm vụ trọng tâm của trường, quyết định tới chất lượng ĐT và sản phẩm là HSSV ra trường có kiến thức, có tay nghề, có việc làm. Đây là thương hiệu, uy tín của nhà trường.
• Các yếu tố quản lý nhân lực
23
NNL được coi là vấn đề sống còn đối với mọi tổ chức trong tương lai. Phương pháp và nghệ thuật sử dụng nguồn lao động hiện có, những chương trình bồi dưỡng làm phong phú thêm NNL, kế hoạch xây dựng thế hệ tiếp sau trong nhà trường là những vấn đề mấu chốt trong việc đánh giá công tác điều phối nhân sự hiện tại. Để phân tích cụ thể cần phải nắm chắc cơ cấu bộ máy của nhà trường:
1. Bộ máy lãnh đạo (Đảng uỷ, Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản HCM, các Phòng, Ban, Khoa, Trung tâm, Xưởng sản xuất - thực nghiệm);
2. Trình độ chuyên môn, trình độ khoa học, lý luận chính trị, tay nghề, phẩm chất đạo đức của CBGVCNV nhà trường.
3. Công tác quản lý cán bộ, tuyển dụng, bồi dưỡng và các chính sách về tiền lương, bảo hiểm;
4. Quản lý lao động, hiệu quả công việc và khả năng cân đối của việc biên chế tại các đơn vị.
• Các yếu tố tài chính kế toán
Chức năng của bộ phận tài chính bao gồm việc lập kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và phân tích tình hình tài chính của nhà trường. Các điều kiện về tài chính thường được xem là yếu tố có vị trí cạnh tranh tốt nhất và là điều kiện thu hút các nhà đầu tư. Để hoạch định chiến lược cần phải phân tích các yếu tố sau:
1. Nề nếp kế toán, hệ thống hạch toán, kế toán;
2. Khả năng thanh toán;
3. Vốn luân chuyển;
4. Lợi nhuận trong quá trình ĐT;
5. Thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ.
• Công tác nghiên cứu và phát triển (R&D)
Nghiên cứu và phát triển không chỉ giúp cho nhà trường củng cố được vị trí hiện tại mà nó còn giúp cho nhà trường vươn tới những vị trí cao hơn trong ngành. Nghiên cứu
24
và phát triển có thể tạo ra kết quả tốt nhất, đem lại lợi ích đáng kể nhất. Để phân tích yếu tố này phải tập trung vào 3 vấn đề sau đây:
1. Chiến lược đổi mới ĐT;
2. Chiến lược nâng cao chất lượng ĐT;
3. Các chiến lược đầu tư, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
• Các yếu tố cơ sở vật chất
Đây là nhân tố rất quan trọng trong việc thực hiện ĐT NNL. Nhu cầu sử dụng và cơ sở vật chất hiện có có thừa hoặc thiếu hay không là câu hỏi mà các nhà quản trị phải tính đến, đồng thời có biện pháp đầu tư mua sắm bổ sung, cân đối các ngành nghề sao cho việc sử dụng mang lại hiệu quả cao, tránh lãng phí; tập trung nghiên cứu phân tích các dự án đầu tư và xây dựng cơ bản, nhất là phân tích đầu tư đạt các tiêu chí: Chất lượng tiến độ và hiệu quả. Cơ sở vật chất bao gồm:
1. Diện tích đất đai thuộc diện nhà trường quản lý;
2. Diện tích phòng làm việc, phòng học, xưởng thực tập, ký túc xá, nhà kho, nhà để xe...;
3. Máy móc, thiết bị phục vụ học tập, máy văn phòng và các phương tiện vận tải.
4. Bến bãi, sân chơi thể thao.
Cơ sở vật chất có tầm quan trọng phục vụ cho công tác ĐT nên phải so sánh cân đối với lưu lượng HSSV hiện có trong từng giai đoạn.
1.4.2. Các công cụ phục vụ cho quá trình hoạch định chiến lược 1.4.2.1. Bảng tổng hợp môi trường đào tạo
25
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp môi trường đào tạo
1 2 3 4 5
Các yếu tố môi trường
Mức độ quan trọng của yếu tố đối với
ngành
Tác động đối với nhà trường
Tính chất
tác động Điểm Liệt kê các yếu
tố môi trường cơ bản và các thành tố của chúng
Phân loại mức độ quan trọng tương đối của mỗi yếu tố:
3 = cao
2 = trung bình 1 = thấp
Phân loại mức độ tác động của mỗi yếu tố:
3 = nhiều 2 = trung bình 1 = ít
0 = không tác động
Mô tả tính chất tác động
+ : tốt - : xấu
Nhân giá trị ở cột 2 với cột 3 và đặt (+) hoặc (-) vào kết quả thu được
Cột 1: liệt kê các yếu tố moi trường quan trọng nhất và các thành tố của chúng;
Cột 2: phân loại yếu tố môi trường theo mức độ quan trọng tổng thể của chúng đối với ngành;
Cột 3: chỉ ra tác động thực sự của mỗi yếu tố đối với hãng;
Cột 4: mô tả tính chất tác động của mỗi yếu tố;
Cột 5: là số điểm tính cho mỗi yếu tố = cột 2 x cột 3.
1.4.2.2. Ma trận cơ hội
Bảng 1.2. Ma trận cơ hội
Cao Trung bình Thấp Cao
Trung bình
Thấp Xác suất để nhà
trường có thể tranh thủ cơ hội
26 1.4.2.3. Ma trận nguy cơ
Bảng 1.3. Ma trận cơ hội Khẩn cấp Nguy
kịch
Nghiêm
trọng Nhẹ Cao
Trung bình
Thấp Xác suất xảy ra
nguy cơ
= Mức khẩn cấp
= Mức cao
= Mức trung bình
= Mức thấp
= Ưu tiên cao
= Trung bình
= Ưu tiên thấp
27 1.4.2.4. Ma trận SWOT và lựa chọn chiến lược
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ).
Đây là công cụ rất hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức và quản lý. Nói cách khác, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của đơn vị.
Bảng 1.4. Ma trận SWOT
Môi trường nội bộ
Môi trường bên ngoài
Các điểm mạnh (S) Liệt kê những điểm mạnh quan trọng nhất từ bảng tổng hợp môi trường nội bộ
Các điểm yếu (W)
Liệt kê những điểm yếu quan trọng nhất từ bảng tổng hợp môi trường nội bộ
Các cơ hội (O) Liệt kê những cơ hội quan trọng nhất từ bảng tổng hợp môi trường bên ngoài
Các kết hợp chiến lược SO Tận dụng thế mạnh của nhà trường để khai thác các cơ hội ở môi trường bên ngoài
Các kết hợp chiến lược WO Tận dụng các cơ hội bên ngoài để khắc phục điểm yếu bên trong
Các nguy cơ (T) Liệt kê những nguy cơ quan trọng nhất từ bảng tổng hợp môi trường bên ngoài
Các kết hợp chiến lược ST Tận dụng điểm mạnh bên trong nhằm giảm bớt tác động của các nguy cơ bên ngoài
Các kết hợp chiến lược WT Là những kết hợp chiến lược mang tính “phòng thủ”, cố gắng khắc phục điểm yếu và giảm tác động (hoặc tránh) nguy cơ bên ngoài
28 Nhóm phương án chiến lược hình thành:
Chiến lược S-O: nhằm sử dụng điểm mạnh của nhà trường để tận dụng những cơ hội bên ngoài.
Chiến lược W-O: nhằm khắc phục các điểm yếu để tận dụng các cơ hội từ bên ngoài.
Chiến lược S-T: sử dụng điểm mạnh của nhà trường để đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài
Chiến lược W-T: nhằm khắc phục các điểm yếu để làm giảm nguy cơ từ bên ngoài.
Một nhà trường không nhất thiết là phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh và cơ hội sắp đến. Trong một số trường hợp, nhà trường có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hẫp dẫn. Để phát triển chiến lược dựa trên bảng phân tích SWOT, chúng ta phải tổng hợp kết quả đánh giá cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu để kết hợp các yếu tố này thành các nhóm phương án chiến lược.
1.4.2.4. Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng QSPM Bảng 1.5. Ma trận QSPM
Các chiến lược đã chọn Chiến lược 1 Chiến lược 2 Các yếu tố quan trọng
chủ yếu
Phân loại
A B A B Các yếu tố bên ngoài
1.
2.
...
Các yếu tố bên trong 1.
2.
...
Tổng số
29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày những khái niệm cơ bản về chiến lược, quản trị chiến lược và quy trình hình thành chiến lược. Bên cạnh đó là một số khái niệm trong lĩnh vực GDĐT cùng với các công cụ phục vụ cho quá trình định lượng. Xây dựng chiến lược phát triển cho một tổ chức, một đơn vị là không những là nhiệm vụ riêng của các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo mà còn là nhiệm vụ chung của tất cả những con người có liên quan đến tổ chức, đơn vị đó.
Từ những cơ sở lý luận của chương 1, luận văn đi sâu nghiên cứu và phân tích thực trạng cũng như những yếu tố làm ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược phát triển trường CĐN KTKT Vinatex trong những năm tới, nội dung chi tiết được trình bày trong chương 2 của luận văn.