Khái quát về GD đại học và dạy nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX

2.1. Khái quát về GD đại học và dạy nghề ở Việt Nam

2.1.1. GD đại học và dạy nghề tại Việt Nam trong những năm qua

Từ 1998 đến 2009, cả nước đã có 304 trường đại học, cao đẳng được thành lập, trong đó có 230 trường được nâng cấp từ bậc học thấp hơn (từ trường TCCN lên trường cao đẳng, từ trường cao đẳng lên trường đại học).

Năm 1997, cả nước mới chỉ có 15 trường đại ngoài công lập, đến hết tháng 09/2009 con số này là 78 trường, tăng 5,2 lần.

Đến nay, đã có 62/63 tỉnh, thành có ít nhất 1 trường đại học hoặc cao đẳng. Tổng quy mô ĐT đại học, cao đẳng năm học 2008 - 2009 là 1,7 triệu SV, tăng 13 lần so với năm 1987. Tỷ lệ SV/số dân năm 1997 là 80 SV /1vạn dân thì đến năm 2009 là 195 SV /1 vạn dân và năm 2010 có thể đạt 200 SV /1 vạn dân.

Đến 10/8/2009, cả nước có gần 62.000 giảng viên cơ hữu ở 367 trường đại học, học viện và các trường cao đẳng, trong đó số giảng viên có học vị giáo sư là 320 người, chiếm 0,52%, số giảng viên là phó giáo sư có 1.966 người, chiếm 3,21%, số giảng viên là tiến sĩ có 6.217 người, chiếm 10,16%, số giảng viên có trình độ thạc sĩ là 22.831 người, chiếm 37,31%. So với năm học trước, số giảng viên đại học tăng lên 5.070 người, chiếm 9%, nhưng số SV lại tăng lên 120.000 em. Lượng giảng viên đại học này đảm nhiệm công tác giảng dạy cho hơn 1,7 triệu SV trên cả nước, như vậy trung bình mỗi giảng viên đảm nhiệm việc học tập của hơn 27 SV.

Giảng viên đại học của ta vừa thiếu, vừa phân bổ không đồng đều. Phần lớn số giáo sư, tiến sĩ tập trung ở 14 trường hàng đầu, những trường đại học, cao đẳng mới thành lập, trong đó chủ yếu là các trường ngoài công lập có số giảng viên cơ hữu quá mỏng, có trường chỉ có 1-2 giảng viên là tiến sĩ. Không chỉ thiếu giảng viên mà trình độ giảng viên đại học của ta còn rất yếu, cùng với đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, giáo

31

trình, tài liệu... và ngân sách đầu tư cho các trường là chưa đủ nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng ĐT đại học của nước ta.

Về dạy nghề, đến tháng 12/2009 cả nước có 107 trường cao đẳng nghề, 264 trường dạy nghề, 864 trung tâm dạy nghề và trên 1.000 cơ sở khác có tổ chức họat động dạy nghề. Cả nước có 21.630 giáo viên dạy nghề tại các trường, tăng hơn 1.400 giáo viên so với năm 2008. Năm 2009, cả nước đã tuyển sinh được hơn 1,7 triệu người ĐT nghề đạt 104% so với kế hoạch năm, tăng 11,2% só với năm 2008. Trong đó, nghề có số lượng trường ĐT và đăng ký học nhiều nhất là: điện công nghiệp, hàn, công nghệ ô tô, điện tử công nghiệp, điện dân dụng. Nghề có số lượng trường ĐT ít nhất mang tính đặc thù của một số ngành là: thông tin tín hiệu đường sắt và công nghệ sản xuất bột giấy, kỹ thuật thiết bị y tế. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển rộng khắp, đặc biệt là phát triển các trường TCN, trung tâm dạy nghề ở những tỉnh, huyện khó khăn. Công tác dạy nghề đã phục hồi, từng bước được đổi mới, phát triển, bước đầu đã hình thành hệ thống ĐT kỹ thuật thực hành với 3 trình độ sơ cấp nghề, TCN và cao đẳng nghề; chất lượng ĐT từng bước được nâng cao.

2.1.2. Tổng quan về công tác Dạy nghề của tỉnh Nam Định đến năm 2010 2.1.2.1. Quy mô, cơ cấu, số lượng, trình độ các nghề ĐT

• Quy mô ĐT của 37 cơ sở ĐT nghề: 26.703 người/năm

• Ngành nghề ĐT: Tổng số nghề ĐT là 24 nghề

- Trình độ cao đẳng với 6 nghề mỗi năm ĐT được 3.346 người/năm= 12,5%;

- Trình độ Trung cấp với 10 nghề, mỗi năm ĐT được 4.539 người/năm = 17%;

- Trình độ sơ cấp ĐT 18 nghề mỗi năm ĐT được 18.818 người/năm = 70,5%;Cơ cấu nghề ĐT:

- Nhóm ngành sản xuất chế tạo: 18.200 người/năm, chiếm 68%;

- Nhóm ngành xây dựng: 5.600 người/năm, chiếm 21%;

- Nhóm ngành Nông nghiệp- Thủy sản: 1.800 người/năm chiếm 7%;

- Nhóm ngành dịch vụ: 1.103 người/năm, chiếm 4%.

2.1.2.2. Đội ngũ giáo viên

32

- Tổng số cán bộ, giáo viên hiện nay của 37 cơ sở dạy nghề là: 1.850 người (gồm 1.373 giáo viên và 477 cán bộ quản lý);

- Chất lượng giáo viên của các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh quản lý: Có 70% giáo viên có trình độ đại học và cao đẳng, 37% có nghiệp vụ sư phạm bậc II, 58% có trình độ ngoại ngữ B.

2.1.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề

• Diện tích đất:

Hiện nay, còn 6 cơ sở chưa đạt diện tích đất chuẩn là: Trường TCN Kỹ thuật công nghiệp Nam Định; Trường trung cấp GTVT Nam Định; TTDN huyện Nghĩa Hưng; Trung tâm GTVL tỉnh Nam Định; Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Nam Định (thuộc Hội nông dân); Trung tâm dạy nghề Đông Yên (thuộc tổ chức tôn giáo tại Yên Trị - Ý Yên). Còn lại các cơ sở còn lại đều đạt diện tích đất chuẩn theo quy định của BLĐTBXH.

• Phòng học lý thuyết:

- Các trường dạy nghề và các trường tham gia hoạt động dạy nghề thuộc các bộ ngành trung ương quản lý được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất cho nên về phòng học lý thuyết đủ về diện tích theo quy định.

- Các cơ sở dạy nghề công lập thuộc tỉnh quản lý đến nay: Đối với các trường mới có 26 phòng với tổng diện tích 2.282 m2 và vẫn còn thiếu khoảng 3.500 m2 so với quy mô tuyển sinh.

• Xưởng thực hành nghề:

- Các trường dạy nghề và các trường tham gia hoạt động dạy nghề thuộc các bộ ngành trung ương quản lý về nhà xưởng hầu hết được đầu tư đồng bộ và đủ về diện tích xưởng thực hành theo quy định;

- Các trường dạy nghề thuộc tỉnh quản lý còn thiếu 2.500 m2; - Các trung tâm dạy nghề thuộc tỉnh quản lý còn thiếu 6.000 m2;

• Trang thiết bị:

- Trang thiết bị dạy nghề còn thiếu và lạc hậu, những năm trước đây phần lớn các cơ sở dạy nghề tận dụng những máy móc, thiết bị đã hỏng ở các DN và trang thiết bị tự làm để dạy nghề.

33

- Từ năm 2002 đến nay được sự đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia thì các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh quản lý đã có được trang thiết bị mới để phục vụ dạy nghề. Tổng số kinh phí được đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề từ 2002 tính đến nay cho các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh quản lý là 59,8 tỷ đồng; đầu tư chủ yếu cho các nghề Hàn. Tin học, May, Điện dân dụng, Mộc, cắt gọt kim loại…

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)