CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC SÓC SƠN 2.1. Tổng quan về kinh doanh điện năng
2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng
Thực hiện tốt phương thức vận hành để cấp điện đầy đủ, ổn định cho sản xuất công nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu, các đơn vị đóng ngân sách nhiều cho địa phương, cấp điện cho sản xuất nông nghiệp, các tiêu phí quan trọng các phụ tải có giá bán điện cao nhằm tăng giá bán và lợi nhuận.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát mua bán điện, kiểm tra đo đếm, kiên quyết không để các tồn tại đã phát hiện lại tái phạm hoặc không phát hiện kịp thời. Phấn đấu giảm tổn thất điện năng để đạt chỉ tiêu của Tổng công ty giao.
Tập trung thay thế công tơ chết kẹt, hộ dùng khoán để bán lẻ tận hộ dân ở khu vực nông thôn mới tiếp nhận. Tăng cường kiểm tra giám sát công tác quản lý bán điện nông thôn.
Tập trung nhân lực của Công ty trực tiếp ghi chỉ số công tơ điện khu vực nông thôn theo chủ trương của Giám đốc.
Bố trí hợp lý các phiên ghi chữ cho các xã mới tiếp nhận LĐHANT để đảm bảo tốt cho việc phát hành hoá đơn thu tiền điện nhưng việc ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổn thất là tối ưu nhất.
Thực hiện tốt quy định quản lý kìm kẹp chì, quyết toàn chì niêm phong hàng ngày, hàng tuần theo đúng nội quy mà Điện lực đã ban hành.
2.3.1. Biện pháp kỹ thuật
- Nâng điện áp 22kV cho các lộ ĐZ 6, tiến tới xoá bỏ các TBA trung gian nhằm:
Giảm tổn thất chuyên tải qua khâu trung gian.
- Nâng tiết diện dây dẫn.
- San tải giữa các lộ ĐZ, không để xảy ra tình trạng quá tải.
- Xây dựng mới các TBA để giảm bán kính cấp điện cho các TBA có ĐTHT cấp điện bán kính dài.
- Củng cố các đường trục hạ thế, thay thế hệ thống công tơ đo đếm cả phía cao áp trong các trạm F9 và phía hạ áp tại các trạm công cộng.
- Lắp tụ bù trung thế tại các lộ ĐZ.
- Hoán vị MBA nhằm xử lý tình trạng các MBA non tải, quá tải.
- Xử lý tiếp xúc, vệ sinh lau sứ trên các ĐZ trung áp - Phát quang hành lang lưới điện.
2.3.2. Biện pháp kinh doanh:
- Chấp hành ghi chỉ số công tơ theo đúng qui trình đúng kỳ hạn.
- Gắn trách nhiệm theo dõi công tơ đầu nguồn và gianh giới đến từng cá nhân để thường xuyên kiểm tra.
- Kiểm tra thường xuyên khách hàng sử dụng điện có tác dụng ngăn ngừa việc lấy cắp điện, phát hiện công tơ chết cháy, công tơ hoạt động không bình
thường để thay thế kịp thời.
- Kiểm tra đột xuất và thường xuyên với các khách hàng có biểu hiện lấy cắp điện.
- Kiểm tra nhiều lần/ tháng đối với khách hàng có sản lượng lớn.
- Thanh phúc tra việc ghi chỉ số công tơ.
- Thay thế công tơ định kỳ đúng thời hạn và thay toàn bộ công tơ tại các khách hàng
- Củng cố tăng cường với các hệ thống hòm đo đếm điện (nhất là các khách hàng có biểu hiện ăn cắp điện)
- Quan tâm thường xuyên mạch đo đếm của khách hàng có sản lượng cao.
2.3.3. Giải pháp giảm tổn thất thương mại cho toàn công ty điện lực Sóc Sơn
Trong thành phần tổn thất công suất và tổn thất điện năng thì tổn thất do quản lý kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn. Nhưng có thể giảm được tổn thất bằng các biện pháp quản lý lưới điện một cách hợp lý và chặt chẽ.
+ Hoàn thiện hệ thống đo đếm
Công tơ điện là hệ thống đo đếm chủ yếu để đo đếm điện năng của các hộ tiêu thụ điện, vì vậy sai số của chúng ảnh hưởng không nhỏ tới lượng tổn thất điện năng. Hệ thống công tơ này phải được kiểm định, kẹp chì theo đúng quy định trước khi được đưa vào sử dụng.
Tùy thuộc vào đường cong sai số của từng loại công tơ mà lắp đặt cho từng hộ có tính chất tải, lượng điện năng sử dụng phù hợp để đạt được sai số nhỏ nhất thuộc giới hạn cho phép.
Ngoài nguyên nhân sai số công tơ do lắp đặt TI hay TU có công suất không phù hợp, sai số do sử dụng công tơ và TI, TU lâu ngày không được kiểm định. Tổn thất thương mại còn có các nguyên nhân như:
+ Hộ sử dụng lấy cắp điện.
+ Do đọc nhầm chỉ số công tơ.
Để giảm tới mức thấp nhất lượng điện năng mất mát do công tơ đếm không chính xác cần thực hiện những biện pháp:
- Đối với các chủ hộ tiêu thụ điện khác nhau có tính chất tải khác nhau cần lắp các loại công tơ khác nhau sao cho sai số nhỏ nhất.
- Tất cả các hộ dùng điện phải lắp đồng hồ đo đếm điện năng để làm cơ sở cho việc kiểm tra thanh toán tiền điện. Các công tơ phải đúng quy cách và chủng loại.
- Các công tơ phải được hiệu chỉnh, kiểm tra theo tiêu chuẩn Việt Nam.
- Các công tơ phải được đặt trong hộp để quản lý, các hộ gia đình phải có trách nhiệm với công tơ của mình.
- Việc treo tháo công tơ phải do ban quản lý thực hiện. Khi treo, tháo thì phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, tránh tình trạng treo lệch gây sai số công tơ.
- Mỗi lần treo tháo công tơ phải có sự chứng kiến của chủ sử dụng điện và lập phiếu ghi sổ có xác nhận để kiểm tra và thanh toán tiền điện được thuận lợi.
- Thường xuyên kiểm tra và phát hiện các trường hợp ăn cắp điện, công tơ chết hoặc quay không chính xác.
+ Loại trừ sự rò rỉ trên đường dây
Trên đường dây truyền tải các yếu tố dẫn đến tổn thất điện năng do rò rỉ điện là:
- Hành lang bảo vệ đường dây.
- Chất lượng xà, sứ, cột.
- Đối với hành lang bảo vệ đường dây cần có biện pháp tổ chức phát quang định kỳ những cây cối, ngoại vật vi phạm hành lang bảo vệ. Đặc biệt phải kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời mọi trường hợp vi phạm trước và sau mùa mưa bão trong những đợt gió mạnh.
- Đối với những xà, sứ ngoài việc thay thế định kỳ theo thời gian mà nhà chế tạo quy định cần tu bổ kịp thời những sứ bị hỏng trước thời hạn do chất lượng hay ngoại trừ tác động.
+ Chọn mô hình quản lý thích hợp:
Đây là một trong những biện pháp quan trọng của việc giảm tổn thất kinh doanh. Để làm tốt điều này cần căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương mà chọn mô hình quản lý cho thích hợp nhằm hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ tổn thất và qua đó giảm giá bán điện năng.
- Để quản lý có hiệu quả thì phải thực hiện tốt các nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ.
- Những người trong ban quản lý điện thì phải là người có trách nhiệm cao và am hiểu chuyên môn nghiệp vụ về điện.
- Có quy chế sử dụng điện ở địa phương và được phổ biến đến từng hộ dùng diện.
2.3.4. Các giải pháp về mặt quản lý
Các giải pháp này khá phức tạp vì nó liên quan đến toàn cộng đồng nhưng cũng cần thực hiện vì hiệu quả kinh tế của nó, các giải pháp này gồm:
- Về công tác quản lý kỹ thuật: cần đầu tư nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc quy hoạch, thiết kế, quản lý vận hành hệ thống điện. Khuyến khích các cá nhân có thành tích trong việc áp dụng các biện pháp về khoa học kỹ thật đạt hiệu quả cao. Đồng thời xử phạt nghiêm minh với những đối tượng vi phạm nguyên tắc quản lý gây hậu quả xấu làm ảnh hưởng tới lưới điện. Hoàn thiện hệ thống đo đếm bảo đảm giảm tới mức tối đa hiện tượng thất thoát điện năng do sai số các thiết bị TU, TI, công tơ…
- Về mặt quản lý cán bộ, nhân viên ngành điện cần phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, ý thức tổ chức kỷ luật trong việc chấp hành các quy định đề ra. Thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ nhân viên trong ngành nâng cao trình độ nghiệp vụ trong công tác vận hành lưới điện.
- Về mặt xã hội: Cần tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người có ý thức sử dụng điện hợp lý tiết kiệm tránh thất thoát lãng phí và an toàn cho người sử dụng. Xử phạt nghiêm minh với các hiện tượng ăn cắp điện và vi phạm hành lang an toàn lưới điện.
Từ các đường cong ở hình vẽ trên ta thấy rằng τ càng tăng (có ý nghĩa là máy biến áp càng vận hành càng đầy tải) thì dung lượng tối ưu của máy biến áp càng tăng. Từ đó suy ra rằng đối với phụ tải nhất định có thời gian hao tổn công suất cực đại cố định trong một năm thì ta phải xác định công suất định mức của máy biến áp sao cho hao tổn trong máy biến áp là nhỏ nhất.
Qua phân tích ở trên ta thấy rằng đối với những máy biến áp quá tải, non tải, công suất của máy không tối ưu với thời gian hao tổn công suất cực đại của phụ tải đều gây ra tổn thất điện năng tương đối lớn. Để phục vụ vấn đề này cần thay thế máy biến áp có Sđm
phù hợp nhất để tổn thất điện năng trên lưới là nhỏ nhất.
Tuy nhiên, biện pháp này là tăng vốn đầu tư, phải thay thế máy biến áp mới sẽ gây tốn kém. Trong những trường hợp tổn thất trong máy biến áp lớn sẽ làm ảnh hưởng đến kỹ thuật, đến độ tin cậy cung cấp điện…
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập ở Công ty Điện Lực Sóc Sơn, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Phạm Thị Loan và sự chỉ bảo của các cô chú, anh chị trong Công ty Điện Lực Sóc Sơn đã giúp em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này.