CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2 Phân tích đặc điểm hoạt động từng thời kì của áp cao cận nhiệt đới
3.2.1 Hoạt động của áp cao trong thời kì chính đông tháng 1-2-12 i) Mực bề mặt
Hình 3.2 cho thấy, ở mực mặt đất vào tháng 12 trục áp cao dao động trong khoảng từ 21-32oN, tâm áp cao ở khá xa so với khu vực Việt Nam ở ngoài kinh tuyến 170oE, một số ngày hoàn lưu 1015mb vào tới kinh tuyến 130oE hoặc nằm xa ngoài kinh tuyến 160oE. Sang tháng 1, đa số các ngày trục áp cao dao động trong khoảng 22-25oN, trong một số ngày có thể lên tới 26- 27oN; vị trí tâm áp nằm ngoài kinh tuyến 170oE, thậm chí có đến 7 ngày không quan sát được sự hiện diện của tâm áp trong phạm vi kinh tuyến 180oE về phía Việt Nam trên bản đồ synop, trong tháng 2 thì có 8 ngày. Vào tháng 2 này trục áp cao ở vĩ tuyến cao hơn tháng 1 và dao động trong khoảng 23- 27oN, tâm áp chủ yếu vẫn nằm ngoài kinh tuyến 170oE.
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 1-2-12 tại mực bề mặt
ii) Mực 850mb
Theo hình 3.3, trên mực 850mb vào tháng 12 trục áp cao có vị trí thấp, trong khoảng 19-25oN, tâm áp nằm ngoài kinh tuyến 160oE, đường đẳng cao bao ngoài 156đtv phổ biến nằm ngoài kinh tuyến 120oE. Sang tháng 1 và tháng 2, trục áp cao chủ yếu dao động trong khoảng 18-22oN, tâm áp nghiêng sang phía tây với đường đẳng cao bao ngoài 152đtv phổ biến vào tới kinh tuyến 125oE, một số trường hợp như từ ngày13-15, ngày 18-22, ngày 26-28 trong tháng 1 hay từ ngày 9-14, ngày 21-25 trong tháng 2, hoàn lưu áp cao có thể mở rộng vào sâu tới lãnh thổ Việt Nam.
Hình 3.3. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 1-2-12 mực 850mb
iii) Mực 700mb
Hình 3.4 kết hợp theo dõi bộ bản đồ hình thế synop cho thấy trên mực 700mb trong tháng 12 trục áp cao dao động trong khoảng 16-22oN, hoàn lưu mở rộng về phía tây, trong nhiều ngày lấn sâu bao trùm khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ của Việt Nam. Trong tháng 1, có nhiều ngày trục áp cao dao động trong khoảng 13-15oN, tâm áp ít thay đổi nhưng hoàn lưu được mở rộng hơn về phía tây, đường đẳng cao bao ngoài 316dam vào đến khoảng kinh tuyến 120oE, trong vài ngày khác có thể vào sâu đến kinh tuyến 100oE nhưng trục áp lại hạ thấp xuống dưới 15oN hoàn lưu đi qua miền Nam hoặc xuống thấp hơn. Sang tháng 2, trục áp cao tăng lên khoảng 14-16oN, với đường đẳng cao bao ngoài 316dam trung bình vào tới kinh tuyến 120oE. Giai đoạn từ ngày 8- 14 hầu hết hoàn lưu áp cao bao trùm phần phía Bắc và bắc miền Trung lãnh thổ nước ta.
Hình 3.4. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 1-2-12 mực 700mb
iiii) Mực 500mb
Theo hình 3.5 kết hợp cùng bộ bản đồ hình thế từng ngày cho thấy trong tháng 12 ở mực 500mb, trục áp cao lúc này dao động trong khoảng 15-18oN, hoàn lưu được thể hiện bởi đường đẳng cao bao ngoài 588đtv có thể đến vùng ven biển miền Bắc hoặc vào đến kinh tuyến 105oE. Sang tháng 1, đới gió tây được hạ thấp nên trục áp cao ở khoảng 12oN một số ít ngày có thể lên 14- 16oN, hoàn lưu tiếp tục lấn sang phía tây và trong nhiều ngày đường đẳng cao bao ngoài 588dam có thể vào sâu bao trùm phần phía nam lãnh thổ. Đến tháng 2 đới gió tây tiếp tục được khơi sâu xuống phía nam, áp cao hạ thấp trục xuống khoảng 12-15oN trong một vài ngày đường đẳng cao bao ngoài 588dam có thể vào sâu bao trùm lên vùng Trung và Nam Trung Bộ.
Hình 3.5. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 1-2-12 mực 500mb
Từ những phân tích trên có thể thấy trong thời kì mùa đông, ACCNĐ thường nằm ở vĩ độ thấp, trung tâm hoạt động khá xa Việt Nam, tuy nhiên khi lên các mực trên cao, hoàn lưu áp cao lại mở rộng về phía tây trong vài giai đoạn đã tới khu vực miền Trung và phía nam Việt Nam.
3.2.2 Hoạt động của áp cao trong thời kì chuyển tiếp cuối đông tháng 3-4-5 i) Mực mặt đất
Theo hình 3.6, vào tháng 3 ở mặt đất, trục áp cao nằm khoảng 22-25oN, tâm áp phổ biến nằm ngoài kinh tuyến 170oE và có 4 ngày không xuất hiện trên bản đồ hình thế synop trong phạm vi kinh tuyến 180oE. Vào nửa sau tháng 3, hoàn lưu áp cao được mở rộng hơn về phía tây vào tới kinh tuyến 140oE. Sang tháng 4 và tháng 5, trục áp cao dịch dần lên phía bắc dao động trong khoảng 25-27oN và ít biến đổi tuy nhiên một số ít ngày có thể lên tới 30-32oN. Vị trí tâm áp dịch sang phía tây trong khoảng 160-170oE, cường độ áp cao cũng mạnh dần lên, hoàn lưu thổi tới kinh tuyến 140oE, một số ít ngày cường độ áp cao mạnh lên, hoàn lưu thổi tới kinh tuyến 130oE.
Hình 3.6. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 3-4-5 mực bề mặt ii) Mực 850mb
Quan sát trên hình 3.7 ta thấy được vào tháng 3 trên mực 850mb, áp cao hạ thấp trục phổ biến ở khoảng 18-21oN, hoàn lưu áp cao ở ngoài kinh tuyến 130oE. Sang tháng 4 trục áp cao dao động trong khoảng 19-21oN, tâm áp nghiêng sang phía tây và hoàn lưu cũng được mở rộng thổi tới biển Đông, giai đoạn từ ngày1-5 và từ ngày 18-23 lưỡi áp cao vào sâu đi qua khu vực miền Bắc và bắc miền Trung. Đến tháng 5 trục áp cao dao động trong khoảng 19- 22oN, các ngày 14-19 hoàn lưu hoạt động trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
iii) Mực 700mb
Vào tháng 3 trên mực 700mb (hình 3.8), trục áp tiếp tục hạ xuống khoảng 14-15oN, cường độ tâm áp không lớn và hoàn lưu chủ yếu thổi tới kinh tuyến 130oE. Đến tháng 4, trục áp cao được nâng lên trong khoảng 16- 18oN giá trị tâm áp ổn định với đường đẳng cao 316đtv vào đến kinh tuyến 115oN. Từ ngày 1-5 hoàn lưu vào tới khu vực Việt Nam Vào tháng 5 trục áp cao nằm ở khoảng 15-16oN hoàn lưu phổ biến thổi tới kinh tuyến 115oN, từ ngày 3-8 hoàn lưu vào tới Việt Nam.
Hình 3.7. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 3-4-5 mực 850mb
Hình 3.8. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng3-4-5 mực 700mb
iiii) Mực 500mb
Theo hình 3.9 trên mực 500mb vào tháng 3 trục áp cao dao động trong khoảng 12oN, cường độ ít biến đổi, hoàn lưu phổ biến thổi tới kinh tuyến 120oN. Sang tháng 4 trục áp cao được nâng lên dao động quanh vị trí 14oN tâm áp nghiêng về phía tây ở khoảng 140oE và hoàn lưu thổi tới khu vực Nam Bộ. Đến tháng 5 trục áp cao duy trì trong khoảng 13-14oN, đường đẳng cao 588dam không khép kín mà mở rộng chạy dọc theo vĩ tuyến, một tâm áp phụ phía tây áp cao nằm trong khoảng kinh tuyến 120oN, do vậy khi theo dõi bản đồ hình thế trung bình tháng có thể thấy hoàn lưu áp cao bao trùm khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Hình 3.9. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 3-4-5 mực 500mb Phân tích chỉ ra rằng trong thời kì này từ mặt đất lên các mực trên cao ACCNĐ đã tiến về phía tây khoảng 10 kinh độ và trục áp cao cũng có xu hướng dịch lên phía bắc so với thời kì chính đông. Hoàn lưu tới kinh tuyến 115oE và mỗi tháng đều có một số ngày hoàn lưu áp cao tới khu vực Việt Nam.
3.2.3 Hoạt động của áp cao trong thời kì chính hè tháng 6-7-8 i) Mực mặt đất
Trong tháng 6 ở mặt đất trục áp cao đã được nâng lên so với tháng trước dao động chủ yếu trong khoảng từ 26-28oN, vị trí tâm áp phụ gần Việt Nam cũng dao động quanh kinh tuyến 150oN do vậy trong nhiều ngày hoàn lưu bề mặt thổi đến kinh tuyến 120oN. Vào tháng 7 vị trí trục áp cao ở khoảng 29- 30oN, tâm áp dao động xung quanh kinh tuyến 150oE và hoàn lưu bề mặt đặc trưng bởi đường đẳng áp 1015mb phổ biến thổi tới kinh tuyến 130oE. Trong tháng này trục áp cao ít dao động chỉ trừ các ngày 20-25 từ bề mặt lên các tầng trên cao trục ACCNĐ có xu hướng giảm vĩ độ xuống dưới mức trung bình khoảng 3-5oN, đây là những ngày hoàn lưu trên cao vào tới khu vực Việt Nam. Tháng 8 áp cao ở vị trí cao nhất trong năm với trục nằm ở khoảng vĩ tuyến 32oN, tâm áp nằm xa Việt Nam dao động trong khoảng kinh tuyến 170oE với cường độ ổn định 1015-1020mb (hình 3.10).
Hình 3.10. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 6-7-8 mực bề mặt
ii) Mực 850mb
Hình 3.11 cho thấy trên mực 850mb vào tháng 6 trục áp cao ở khoảng 23-25oN, đôi khi lên đến 27oN với tâm áp phụ dao động trong khoảng 150oE, hoàn lưu thổi tới kinh tuyến 120oE. Sang tháng 7 trục áp cao được nâng lên nằm trong khoảng vĩ tuyến 25-27oN với tâm áp cao phụ phía gần Việt Nam dao động xung quanh kinh tuyến 140oE, hoàn lưu vẫn thổi tới kinh tuyến 120oE. Đến tháng 8 áp cao tiếp tục nâng trục lên tới khoảng 28-30oN, tâm áp vẫn ở khá xa, đường hoàn lưu 156dam vào đến kinh tuyến 140oE, chỉ một vài ngày vào tới kinh tuyến 120oE.
Hình 3.11. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 6-7-8 mực 850mb
iii) Mực 700mb
Hình 3.12 chỉ ra vào nửa đầu tháng 6 trên mực 700mb trục áp cao ở khoảng 17-19oN, nửa sau tháng 6, trục ACCNĐ được nâng dần lên tới 24oN, trong một vài ngày hoàn lưu áp cao vào tới Việt Nam ( ngày 14-20). Sang tháng 7 trục áp cao nằm ở khoảng 23-25oN với giá trị tâm áp lớn hơn 316đtv, một vài ngày đầu tháng cao trên 320đtv, dựa vào bản đồ synop trung bình tháng xác định tâm áp cao ở khoảng kinh tuyến 138oE và hoàn lưu thổi tới kinh tuyến 115oE. Trong các ngày 15-26, hoàn lưu áp cao mở rộng sang phía tây và hoạt động trên vùng ven biển miền trung hoặc một phần lãnh thổ nước ta. Đến tháng 8 trục áp cao đạt khoảng 24-26oN, tâm áp nằm khá xa so với Việt Nam chỉ trừ 3 ngày cuối tháng khi áp cao hạ thấp trục hơn, hoàn lưu có thể thổi tới lãnh thổ nước ta.
Hình 3.12. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 6-7-8 mực 700mb
iiii) Mực 500mb
Hình 3.13 cho thấy vào tháng 6 trục áp cao ở vào khoảng 15-20oN , vị trí tâm áp dao động quanh kinh tuyến 145oE với hoàn lưu thổi tới biển Đông hoặc bao trùm lên khu vực Việt Nam ( trong khoảng từ ngày 15 đến ngày 28). Sang tháng 7 trục áp cao tiếp tục được nâng lên, trung bình khoảng 21oN, biến thiên trục áp cao tương tự như ở tầng thấp, cường độ tâm áp mạnh lên, nhiều ngày có đường đẳng cao khép kín đạt giá trị 592đtv. Các ngày từ 14-25 ghi nhận hoàn lưu trên mực 500mb vào sâu kinh tuyến 110oE và trong một số ngày bao trùm lãnh thổ Việt Nam. Tương tự, khi sang tháng 8 trục áp cao nâng lên trung bình khoảng 24oN, vị trí tâm áp và hoàn lưu vẫn ở xa Việt Nam.
Hình 3.13. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 6-7-8 mực 500mb
Qua việc phân tích thấy được trong thời kì này, áp cao hoạt động với cường độ mạnh và ổn định, vị trí trục áp cao nằm cao nhất trong năm đúng như quy luật chung, trên cao tâm áp phụ nằm khoảng kinh tuyến 140oE tuy nhiên do sự chiếm ưu thế của áp thấp nóng ở tầng thấp nên hoàn lưu áp cao chỉ hoạt động trên khu vực Việt Nam từ mực 700mb trở lên trong những ngày áp cao hạ thấp trục xuống phía nam.
3.2.4 Hoạt động của ACCNĐ thời kì chuyển tiếp tháng 9-10-11 i) Mực bề mặt
Sang tháng 9 ACCNĐ bắt đầu hạ thấp trục (hình 3.14). Ở mặt đất trục áp cao dao động trong khoảng 28-29oN, tâm áp nằm xa Việt nam dao động quanh kinh tuyến 170oE. Sang tháng 10 trục áp cao ít thay đổi so với tháng trước, trung bình ở khoảng 28oN, hoàn lưu áp cao co về phía đông sau kinh tuyến 160oE, tuy nhiên biến thiên trục áp cao có nhiều biến động. Trong tháng có 2 lần áp cao hạ thấp trục từ 4-6oN so với trục trung bình gồm từ ngày 9-13 và từ ngày 20-26 đều có những đặc điểm hoàn lưu tác động đến nước ta. Đến tháng 11, hoàn lưu áp cao tiếp tục rút ra ngoài kinh tuyến 160oE với trục áp cao nằm trong khoảng 25-27oN.
Hình 3.14. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 9-10-11 mực bề mặt
ii) Mực 850mb
Lên mực 850mb (hình 3.15), vào tháng 9 theo dõi trên bản đồ trung bình tháng kết hợp hình 3.18 thấy được trục áp cao nằm khoảng 25-27oN, hoàn lưu chỉ thổi tới kinh tuyến 130oE, tuy nhiên một số ngày đặc biệt từ 22- 26 hoàn lưu mực 850mb có thể thổi tới vùng biển Đông và đi vào lãnh thổ Việt Nam. Sang tháng 10 trục áp cao ở khoảng 26oN, tâm áp dao động quanh kinh tuyến 160oE với đường đẳng cao bao ngoài 316đtv vào tới Việt Nam trong các giai đoạn từ ngày 17-19, ngày 25-26 và từ ngày 30-31. Đến tháng 11 trục áp cao ở khoảng 24oN với hoàn lưu chủ yếu nằm ngoài kinh tuyến 140oE do áp cao lục địa lúc này đã phát triển lên cao.
Hình 3.15. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 9-10-11 mực 850mb
iii) Mực 700mb
Hình 3.16 chỉ ra trên mực 700mb, trục áp cao khi tiến về Việt Nam có giá trị trung bình khoảng 24oN, cường độ trung tâm áp cao tăng lên với nhiều ngày có đường đẳng cao khép kín 320đtv, hoàn lưu thổi tới kinh tuyến 125oE và từ ngày 21-26 đường hoàn lưu 316dam đi vào lãnh thổ Việt Nam. Tháng 10 trục áp cao ở khoảng 24oN, với hoàn lưu vào sâu kinh tuyến 100oE, giá trị tâm áp chủ yếu lớn hơn 320đtv theo dõi trên bản đồ hình thế từng ngày. Giai đoạn từ ngày 12-17 và từ ngày 25 đến ngày 31, hoàn lưu áp cao đi vào lãnh thổ Việt Nam. Sang tháng 11, trục áp cao trong khoảng 20-21oN và hoàn lưu được mở rộng về phía tây, thổi tới kinh tuyến 100oE trong các giai đoạn từ ngày 3-7, 17-23 và từ ngày 29-31.
Hình 3.16. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 9-10-11 mực 700mb
iiii) Mực 500mb
Trên hình 3.17 kết hợp bộ bản đồ hình thế đã cho thấy trong tháng 9 tại mực 500mb trục áp cao dao động trong khoảng 20-23oN với tâm áp dao động trong khoảng kinh tuyến 120-140oE , hoàn lưu trên mực này mở rộng về phía tây với nhiều ngày lưỡi phía tây của áp cao vào tới lục địa hoặc bao trùm lãnh thổ Việt Nam, giá trị tâm áp lớn hơn 592đtv. Sang tháng 10 áp cao có tâm dao động trong khoảng kinh tuyến 140oE với trục ở khoảng 20-22oN. Hoàn lưu mở rộng hơn về phía tây, theo thống kê từng ngày cho thấy có 2 giai đoạn áp cao có hoàn lưu đi qua Việt Nam bao gồm từ ngày 11-16 và từ ngày 25-31.
Đến tháng 11 trục áp cao lui xuống khoảng 16-18oN, hoàn lưu trong nhiều ngày tương tự mực 700mb vào sâu tới phần lãnh thổ Việt Nam.
Hình 3.17. Biểu đồ giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng 9-10-11 mực 500mb
Qua phân tích cho thấy thời kì này ACCNĐ bắt đầu hạ thấp trục tuy nhiên tâm áp có xu thế rút ra phía đông trong khoảng kinh tuyến 170oE ở mặt đất, cường độ áp cao trong thời kì này vẫn ổn định và hoàn lưu hoạt động trên khu vực Việt Nam chủ yếu từ mực 700mb trở lên.
3.2.5 Đánh giá một số đặc điểm hoạt động của áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương trong năm 2016
Theo các biểu đồ “Giá trị trục áp cao từng ngày trong tháng” và những phân tích, thống kê đã thực hiện trên bộ bản đồ hình thế synop từng ngày từ mặt đất lên các mực trên cao, cho thấy ACCNĐ hoạt động mạnh ở các tầng khí quyển trên cao đặc biệt từ mực 700mb trở lên và hoạt động yếu nhất ở mực bề mặt. Đồng thời, trục của áp cao có sự biến đổi theo không gian, thường ở mực bề mặt trục áp cao ở vĩ tuyến khá cao, lên các mực trên cao trục nghiêng về phía tây nam. Vào các tháng chính đông, ở mực mặt đất có một số ngày ACCNĐ suy yếu rút ra phía đông, không thể hiện rõ ở trong phạm vi kinh tuyến 180oE, trong khi đó vào các tháng khác thì hoạt động của ACCNĐ xuất hiện khá liên tục.
Phân tích trong từng thời kì cho thấy, vào thời kì chính đông và thời kì chuyển tiếp, ở bề mặt ACCNĐ hoạt động yếu và nằm xa Việt Nam, và trục cũng ở vị trí thấp nhất trong năm, nhưng hoạt động mạnh dần lên ở các mực trên cao, có những giai đoạn áp cao mở rộng về phía tây vào tới khu vực Việt Nam. Ngày 14/1 là ví dụ điển hình với hình thế áp cao mạnh lên phát triển
mạnh về phía tây Việt Nam. Ở bề mặt, hoàn lưu áp cao không thể hiện rõ rệt, nhưng lên mực 850mb, đường đẳng cao 316dam đã đi qua Việt Nam vào tới kinh tuyến 98oE. Đến mực 700mb và 500mb, trục áp cao hạ thấp xuống khoảng 12oN, hoàn lưu đi qua miền nam Việt Nam (hình 3.18).
a) b)
c) d)
Hình 3.18. Hình thế synop của ACCNĐ ngày 14/1 trên các mực mặt đất (a), 850mb (b), 700mb (c) và 500mb (d)
Và ngày 30 khi áp cao hoạt động ở khá xa Việt Nam (hình 3.19).
Trong thời kì chính hè trục áp cao có vị trí cao nhất trong năm, trục nghiêng sang phía tây khi lên các vĩ độ cao tới khoảng kinh tuyến 140oE tuy nhiên do sự tương tác của áp thấp nóng tầng thấp nên các đường hoàn lưu đặc trưng trên mỗi mực phổ biến vào đến kinh tuyến 130oE, chỉ một số trường hợp khi áp cao hạ thấp trục, hoàn lưu từ mực 700mb trở lên vào tới lãnh thổ Việt Nam. Bản đồ synop dưới đây mô tả một trong những ngày ACCNĐ phát triển mạnh từ 700mb lên các mực trên cao bao trùm lãnh thổ phía nam Việt Nam. Ở mặt đất và mực 850mb, áp cao nằm ngoài kinh tuyến 130oE, lên mực 700mb và 500mb, áp cao hạ thấp trục xuống khoảng 15oN, hoàn lưu được mở rộng vào tới kinh tuyến 95oE (hình 3.20).