CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3 Tác động của áp cao cận nhiệt đới đến thời tiết khu vực Việt Nam
Trong năm 2016 đã xảy ra 22 đợt mưa vừa mưa to diện rộng trên phạm vi cả nước. tổng lượng mưa trong năm tại Trung Bộ và một số nơi ở Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN).
Mưa lớn xảy ra dồn dập và liên tục vào 3 tháng cuối năm trên toàn bộ các tỉnh ven biển Trung Bộ, trong đó một số nơi như ở Hà Tĩnh - Quảng Bình đã xảy ra mưa đặc biệt lớn trong những ngày giữa tháng 10. Trong khi đó hiện tượng mưa lớn diện rộng trái mùa xảy ra vào những ngày cuối tháng 01/2016 trên khu vực các tỉnh Bắc Bộ. Mưa lớn diện rộng trong năm 2016 có liên quan đến hầu hết các hệ thống thời tiết đặc trưng như bão, áp thấp nhiệt đới, KKL, ITCZ, nhiễu động gió đông trên cao, gió mùa tây nam hoạt động mạnh,… khi kết hợp với nhau. Trong đó hệ thống KKL kết hợp với nhiễu động gió đông tầng cao hoặc nhiễu động gió tây tầng cao gây mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa lớn nhất trong một đợt mưa. Loại hình thế này chủ yếu gây mưa lớn cho các tỉnh ven biển Trung Bộ. Theo thống kê, 7 đợt mưa lớn cuối cùng trong năm diễn ra từ cuối tháng 10 đều có sự góp mặt của nhiễu động đới gió đông trên cao. Phân tích synop trong thời kì này cũng cho thấy, ACCNĐ đang trong quá trình hạ thấp trục xuống phía nam, đi qua Việt Nam trong khoảng vĩ tuyến 14-19oN, hoàn lưu áp cao vào tới kinh tuyến 100-110oE. Điều này chứng tỏ, khi chịu tác động của ACCNĐ với nhiễu động đới gió đông trên cao cũng là hình thế điển hình gây ra mưa lớn tại khu vực ven biển miền trung trong năm 2016 này.
Hiện tượng nắng nóng trong 2016 được đánh giá là không quá gay gắt và kéo dài với tổng số 23 đợt trong năm, tuy nhiên nền nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước phổ biến cao hơn TBNN từ 0,5-1,5oC, đặc biệt trong tháng 10 và tháng 12 chuẩn sai nhiệt độ trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 1,5-3,0oC. Điểm đặc biệt về nắng nóng trong năm nay đó là đợt nắng nóng gay gắt nhất trong năm xảy ra vào những ngày giữa tháng 04 trên khu vực phía Tây Bắc Bộ (ngày 15-17) và các tỉnh ven biển Trung Bộ (ngày 10-17), nhiệt độ tối cao tuyệt đối trong năm được ghi nhận cùng thời gian này ở Tương Dương-
thời tiết: ở tầng thấp là áp thấp phía tây mở rộng về phía đông, trên cao là hoàn lưu ACCNĐ có cường độ mạnh tiếp tục lấn về phía tây và tồn tại nhân áp cao trên phần lãnh thổ, có trục đi qua Việt Nam ở khoảng 17-19oN. Điểm đặc biệt thứ 2 là nắng nóng diện rộng đã xảy ra ở cả khu vực Tây Nguyên với tổng số 04 đợt từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5. Nắng nóng bắt đầu ở Tây Nguyên sau mở rộng ra các tỉnh Nam Bộ, gây ra đợt nắng nóng dài nhất trong năm cho 2 khu vực nêu trên, thời tiết trong những ngày này thường chịu tác động của rìa phía nam áp cao lục địa ở tầng thấp và hoàn lưu ACCNĐ chi phối trên cao có trục đi qua Việt Nam ở khoảng 12-14oN.
Năm 2016 đã xảy ra 24 đợt KKL ảnh hưởng đến nước ta trong đó có 05 đợt rét đậm, rét hại tập trung trong tháng 1 và 2 với tổng cộng 21 ngày rét đậm rét hại diện rộng ở khu vực Bắc Bộ. Đặc biệt đợt rét hại xuất hiện trên khu vực các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ 23-28/01, nhiều nơi đã ghi nhận nhiệt độ xuống dưới mức lịch sử trong hơn 40 năm qua. Mưa tuyết băng giá cũng đã xảy ra trên diện rộng trên khu vực các tỉnh vùng núi. Cuối năm chỉ xuất hiện các đợt KKL yếu nên dẫn đến mùa đông ấm hơn TBNN ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Trong thời kì diễn ra KKL, ACCNĐ có trục ở vĩ độ thấp và hoạt động yếu ở tầng thấp.
Từ những thống kê trên có thể thấy hoạt động của ACCNĐ là một trong những hình thế quan trọng góp phần gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Em tiến hành phân tích tác động của áp cao cận nhiệt đới đến thời tiết Việt Nam trong từng thời kì và đưa ra một vài trường hợp điển hình để thấy rõ.
3.3.1 Tác động của áp cao cận nhiệt đới đến thời tiết Việt Nam trong thời kì chính đông tháng 1-2-12
Vào thời kì chính đông (tháng 1-2-12), trục ACCNĐ nằm ở vĩ tuyến khá thấp. Ở mực bề mặt trục của áp cao trong khoảng 24-26oN và ở ngoài kinh tuyến khá xa khu vực Việt Nam với cường độ hoạt động yếu. Khi lên các mực trên cao trục càng nghiêng về phía tây nam và hạ thấp thêm, đến mực 500mb trục hạ thấp ở khoảng 13-16 oN, mặc dù lên trên cao hoạt động của áp cao có mạnh hơn nhưng trục hạ xuống vĩ tuyến khá thấp nên hầu như ít có khả năng tác động đến thời tiết miền Bắc; nhưng lại có tác động rõ đến thời tiết miền Trung và miền Nam. Vào thời kì này, thời tiết trên phạm vi cả nước diễn biến phức tạp. Ở miền Bắc xuất hiện 14 đợt XNL trong đó có tới 7 đợt XNL cường độ mạnh chứng tỏ hoạt động của áp cao lạnh lục địa thời kì này khá mạnh mẽ, do vậy Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chịu tác động chính bởi xâm nhập lạnh. Điều
khu vực cũng đã xảy ra một đợt mưa lớn vào thời kì cuối tháng 1. Mưa lớn diễn ra tại các tỉnh vùng Trung và Nam Trung Bộ 2 đợt vào đầu tháng 12, tại Tây Nguyên 1 đợt, dựa vào thống kê kết hợp phân tích hình thế synop cho thấy đợt mưa lớn diễn ra tại Nam Trung Bộ vào ngày 30/11-08/12 và từ ngày 12- 18/12 cùng với thời điểm XNL được tăng cường ở tầng thấp và trên cao tồn tại nhiễu động gió đông ở rìa của áp cao cận nhiệt đới. Phổ biến trong những ngày này, ACCNĐ lấn về phía tây vào Việt Nam có trục đi qua khu vực Bắc Bộ và hoàn lưu rìa phía nam đi qua Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Bên cạnh đó, ở phía nam cũng ghi nhận được 3 đợt nắng nóng xảy ra ở miền Đông Nam Bộ. Xem xét hình thế của áp cao trên bản đồ synop thấy được trong các đợt nắng nóng ở phía nam là do ACCNĐ cũng được tăng cường về phía tây với trục nghiêng về phía nam bao trùm lên khu vực Nam Bộ. Điển hình như đợt nắng nóng diễn ra từ ngày 20-23/1, áp cao có trục hoạt động trong khoảng vĩ tuyến từ 12-14oN, trên mực 500 đường đẳng cao 588dam vào đến kinh tuyến 100oE. Miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng dòng giáng của áp cao gây hệ quả nắng nóng diện rộng. Đây là đợt nắng nóng đầu tiên trong năm với mức nhiệt cao nhất ghi nhận đạt 36,5oC (Đồng Phú-21/01).
3.3.2 Tác động của áp cao cận nhiệt đới đến thời tiết Việt Nam trong thời kì chuyển tiếp cuối đông tháng 3-4-5
Phân tích trên mục 3.2.2 đã đưa ra kết quả trong thời kì chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè từ mặt đất lên các mực trên cao ACCNĐ đã tiến về phía tây trung bình khoảng 10 kinh độ và trục áp cao cũng có xu hướng dịch lên phía bắc so với thời kì chính đông. Trung bình hoàn lưu thổi tới kinh tuyến 115oE và mỗi tháng đều có một số ngày hoàn lưu thổi tới bao trùm lên các khu vực Việt Nam.
Thời kì này, áp cao lạnh lục địa hoạt động yếu dần, trên khu vực có tổng số 5 đợt XNL rải rác trong 3 tháng với cường độ không mạnh như thời kì trước. Cùng thời điểm XNL ở miền bắc thì tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên diễn ra quá trình nắng nóng diện rộng gồm 2 đợt và 1 đợt trên khu vực Trung và Nam Trung Bộ. Phân tích trên bản đồ synop thấy được hầu hết những ngày có XNL, ACCNĐ biểu hiện trên khu vực từ mực 700mb trở lên với đường đẳng cao 316đtv bao trùm khu vực nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Ngoài ra ghi nhận thêm 05 đợt nắng nóng diện rộng vào các thời điểm khác.
Đối với mưa lớn trong thời kì này chỉ diễn ra 1 đợt ngắn vào cuối tháng 4 do rãnh thấp bị nén có trục qua Bắc Bộ.
3.3.3 Tác động của áp cao cận nhiệt đới đến thời tiết Việt Nam trong thời kì chính hè tháng 6-7-8
Theo các phân tích đã nêu (mục 3.2.3) thấy được trong thời kì này, áp cao hoạt động với cường độ mạnh và ổn định, vị trí trục áp cao nằm cao nhất trong năm đúng như quy luật chung, trên cao tồn tại một tâm áp phụ nằm khoảng kinh tuyến 140oE tuy nhiên do sự chiếm ưu thế của áp thấp nóng ở tầng thấp nên trung bình hoàn lưu áp cao vào đến kinh tuyến 120oE. Trong vài ngày khi áp cao hạ thấp trục xuống phía nam, hoàn lưu có thể vào tới khu vực Việt Nam từ mực 700mb trở lên.
Trong thời kì này có tổng số 9 đợt mưa lớn diện rộng diễn ra ở khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, thống kê cho thấy có 2 đợt mưa lớn tại khu vực Đông Bắc Bắc Bộ và Bắc Bộ có liên quan đến đới gió đông nam tầng thấp.
Đây cũng là thời kì số đợt nắng nóng diện rộng diễn ra nhiều nhất trong năm với 9 đợt, mỗi đợt diễn ra trong nhiều ngày trên nhiều khu vực. Theo dõi trên bản đồ hình thế synop và các kết quả phân tích nhận thấy có 2 đợt nắng nóng diễn ra trong tháng 6 liên quan tới hoàn lưu trên cao của ACCNĐ trong đó đợt nắng nóng từ ngày 18-21/6 gây hiện tượng nắng nóng cho khu vực Đông Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Vào những ngày này, ACCNĐ nằm ở khoảng 19-20oN có cường độ mạnh dần lên và lấn về phía tây, đặc biệt trên mực 500mb vào ngày 19, đường đẳng cao bao ngoài 588dam vào tới kinh tuyến 93oE.
3.3.4 Tác động của áp cao cận nhiệt đới đến thời tiết Việt Nam trong thời kì chuyển tiếp đầu đông tháng 9-10-11
Qua phân tích (mục 3.2.4) cho thấy thời kì này ACCNĐ bắt đầu hạ thấp trục tuy nhiên ở mặt đất tâm áp có xu thế rút ra phía đông trong khoảng kinh tuyến 170oE, cường độ áp cao trong thời kì này vẫn ổn định và hoàn lưu hoạt động trên khu vực Việt Nam chủ yếu từ mực 700mb trở lên.
Theo thống kê có 6 đợt XNL diễn ra vào cuối tháng 10 và 11, đánh dấu sự hoạt động trở lại của áp cao lạnh lục địa, cùng với đó là 2 đợt mưa lớn ở miền trung xảy ra cùng thời điểm với XNL. Khi theo dõi bản đồ hình thế synop nhận thấy, vào 2 đợt mưa lớn nêu trên ở tầng thấp là KKL chiếm ưu thế nhưng từ mực 700mb, hoàn lưu ACCNĐ đã khống chế khu vực này. Ngoài ra, trong thời kì này cũng ghi nhận có thêm 5 đợt mưa lớn và một trong số chúng cũng có liên quan đến nhiễu động trong đới gió đông kết hợp rãnh áp thấp ở
3.3.5 Phân tích một số trường hợp điển hình 1) Xét đợt nắng nóng từ ngày 10-17/4
Từ ngày 10-17 nắng nóng xảy ra liên tục ở Trung Bộ và Nam Bộ, trong khi đó ở các tỉnh Bắc Bộ, nắng nóng chỉ xảy ra trên diện rộng trong 3 ngày 15-17/4.
Phân tích bộ bản đồ hình thế trong đợt này cho thấy, ở mực mặt đất trục áp cao dao động trong khoảng 24-18oN, lên mực 850mb hạ thấp xuống khoảng 19-23oN, đến mực 700mb, trục áp cao ở 15-19oN và lên mực 500mb là 13-15oN. Trục áp cao ở mực mặt đất hoạt động khá yếu và xa khu vực Việt Nam, hoàn lưu áp cao khi vào sâu nhất cũng chỉ đến kinh tuyến 120oE. Mực 850mb, áp cao đã hoạt động mạnh dần lên và phát triển về phía gần Việt Nam hơn so với mặt đất và trong đợt này, hoàn lưu áp cao có ngày vào tới kinh tuyến 102oE. Lên đến mực 700mb và 500mb trục áp cao đã hạ thấp một cách đáng kể, ở mực này trục áp cao đi qua khu vực miền trung và miền nam.
Các tỉnh Trung Bộ chịu tác động bởi ACCNĐ ở trên cao kết hợp với hoạt động gió mùa tây nam gây hiệu ứng phơn ở tầng thấp, ngoài ra do vùng áp thấp phía tây phát triển ở rìa tây bắc ACCNĐ này đã gây ra một đới gió tây nam mạnh khiến cho hiện tượng phơn mạnh lên, nên khu vực này có nắng nóng diện rộng và gay gắt nhất với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 38-40oC, có nơi trên 40oC. Đối với các tỉnh Nam Bộ chỉ chịu tác động chính bởi ACCNĐ nên nắng nóng có xảy ra trên diện rộng nhưng mức độ nắng bớt gay gắt hơn với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38oC, có nơi trên 38oC.
Đối với các tỉnh Bắc Bộ trong đợt này hầu như không chịu tác động của ACCNĐ, mà từ ngày 10-14 các tỉnh Bắc Bộ ở rìa phía nam rãnh áp thấp có trục khoảng 23-26oN nối với vùng áp thấp phía Tây mở rộng về phía đông nên ở khu vực Bắc Bộ chỉ có một số ngày xuất hiện nắng nóng cục bộ cho các tỉnh thuộc phái Tây Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc của khu vực Bắc Bộ; đối với vùng Đồng Bằng và khu Đông Bắc thì chịu tác động của vùng áp thấp phía Tây không mạnh mẽ kết hợp thêm chịu ảnh hưởng của đới gió tây ở rìa Bắc của ACCNĐ nên có chút hội tụ gió yếu nên đây là khu vực có nền nhiệt độ thấp nhất trong cả nước và không xảy ra nắng nóng. Cho đến ngày 15 vùng áp thấp phía tây mở rộng và phát triển mạnh hơn về phía đông thì mới gây ra nắng nóng diện rộng cho khu vực phía Tây Bắc Bộ từ ngày 15-17 với mức nhiệt cao nhất trong ngày từ 34- 37oC. Dựa vào số liệu quan trắc thực tế em thống kê giá trị nhiệt độ cao nhất trên một số trạm phân bố trên các khu vực Trung và Nam Trung Bộ (ngày 10-17), Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (ngày 15-17) (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Nhiệt độ cao nhất trong ngày tại một số trạm trong đợt nắng nóng 10-17/4
Ngày Trạm
10 11 12 13 14 15 16 17
Mường Tè 35,7 39,2 32,8
Sơn La 35,4 36,1 36,5
Mai Châu 35,4 36 34,2
Tương Dương 41,8 41,6 41,5
Hương Sơn 38,9 40,4 36
Tuyên Hóa 39,8 35,1 35,3 40,6 40 40,5 41 40,8
Nam Đông 38,4 40,3 35,5 39,5 39,5 39,5 39,2 38
Ba Tơ 37,8 39,8 35,4 41,4 41,1 39,5 38,8 38,4
Sơn Hòa 39,4 38,3 38 40,2 40,2 41 39,7 39,4
Đồng Phú 37,5 36,5 38,5 38,3 38,4 38,5 37,5 38,8
Thủ Dầu Một 37 36,7 38,2 37,9 37,6 37,5 37,2 37,8
Bến Tre 36,4 35,7 36,7 36,4 36,4 36,6 36,7 35,9
Dưới đây đồ án tiến hành phân tích hình thế synop đặc trưng trong đợt nắng nóng này.
Ngày 10/04: Ở bề mặt rãnh áp thấp có trục ở khoảng 23-25oN nối với vùng áp thấp phía tây tiếp tục bị nén yếu và đầy dần lên bởi áp cao lục địa tăng cường yếu và lệch ra phía đông. Từ mặt đất lên đến mực 850mb, ACCNĐ có trục ở khoảng 19-21oN, hoàn lưu nằm ngoài kinh tuyến 135oE. Trên cao, hoàn lưu ACCNĐ có trục đi qua khu vực Việt Nam ở khoảng 13-16oN phát triển và lấn về phía tây ở gần khu vực Việt Nam hơn so với mực thấp. Đường đẳng cao 592dam trên mực 500mb vào tới kinh tuyến 120oE, ngoài ra có một tâm áp cao phụ trên khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ (hình 3.21).
Đến ngày 15/04: Ở bề mặt ACCNĐ có trục trong khoảng 19-20oN với đường khí áp 1015mb vào tới kinh tuyến 140oE. Bắc Bộ vào đến Trung Trung Bộ chịu ảnh hưởng vùng thấp nóng phía tây. Mực 850mb ACCNĐ đã hạ thấp trục xuống khoảng 13-14oN, đường đẳng cao 156damđtv vào tới kinh tuyến 103oE. Từ 700mb trở lên trục áp cao duy trì ở khoảng 12-13oN, đường đẳng cao 592damđtv khép kín trên mực 500mb đi qua miền trung và miền nam Việt Nam (hình 3.22).
a) b)
c) d)
Hình 3.21. Hình thế synop ngày 10/04 tại các mực bề mặt (a), 850mb (b), 700mb (c), 500mb (d)
a) b)
c) d)
Hình 3.22. Hình thế synop ngày 15/04 tại các mực bề mặt (a), 850mb (b),
Vào ngày 17/04, ở tầng thấp rãnh thấp bị nén có trục 22-25oN nối với vùng thấp phía tây, ACCNĐ có trục ở khoảng 24-25oN, hoàn lưu vào đến kinh tuyến 130oE. Ở mực 850mb vùng thấp phía tây vẫn thể hiện rõ rệt, ACCNĐ lấn yếu sang phía tây có trục lùi xuống khoảng 17-19oN, đường đẳng cao 156dam vào tới kinh tuyến 115oE. ACCNĐ biểu hiện rõ từ mực 700mb trở lên, với một tâm áp cao phụ nằm gần phía Việt Nam. Đến mực 500mb, trục áp cao ở khoảng 14-15oN, tâm áp cao phụ có vị trí ở khoảng 14oN-116oE, đường đẳng cao 592dam vào đến kinh tuyến 106oE bao trùm khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ (hình 3.23).
a) b)
c) d)
Hình 3.23. Hình thế synop ngày 17/04 tại các mực bề mặt (a), 850mb (b), 700mb (c), 500mb (d)
2) Phân tích đợt mưa lớn từ ngày 30/11 – 08/12
Đợt mưa lớn này tập trung vào khu vực Trung Bộ với hình thế chính là tác động của nhiễu động gió đông trên cao ở rìa nam ACCNĐ (hình 3.24).
Vào ngày 30/11 ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa đã xảy ra mưa, mưa vừa trên diện rộng, riêng Quảng Nam đến Bình Định có mưa to đến rất to, khu vực Tây Nguyên có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to.
Phân tích hình thế synop cho thấy ngày 30/11 ACCNĐ có cường độ mạnh (hình 3.24), ở mực 500mb, áp cao có trục ở khoảng 15-16oN, trung tâm áp cao ở khoảng kinh tuyến 170oE với đường đẳng cao 592đtv vào tới kinh tuyến 133oE. Xuống mực 700mb, trục áp cao ở khoảng 16-17oN, trung tâm áp cao ở 16oN-140oE với đường đẳng cao khép kín 320đtv, đường đẳng cao bao ngoài 316 vào đến kinh tuyến 92oE. Xuống mực 850mb, trục áp cao dao động ở vĩ tuyến khoảng 21-25oN. Do áp cao có cường độ mạnh và trục nằm ở vị trí 15-17oN nên vùng chịu tác động là ở phía tây nam áp cao chính là khu vực miền trung Việt Nam.
Lúc này, hoạt động của đới gió đông trên cao ở miền Trung tuy chưa mạnh mẽ nhưng kết hợp đới gió đông bắc tầng thấp ở rìa tây nam của lưỡi áp cao lạnh luc địa tăng cường, khi 2 hình thế này kết hợp đã gây mưa lớn cho các tỉnh miền trung. Trong khi đó Nam Bộ nằm ở rìa của ACCNĐ kết hợp với rìa bắc rãnh thấp có trục 7-10oN, nên hoạt động của đới gió đông vào tới khu vực này có phần ít hơn so với miền Trung. Hệ quả là khu vực Nam Bộ có mưa, mưa rào rải rác tập trung vào đêm và sáng.
Trên bản đồ hình thế synop bề mặt cho thấy khu vực Bắc Bộ nằm sâu trong lưỡi áp cao lạnh lục địa tăng cường có tính chất khô nên thời tiết tốt, hầu như không có mưa.
Từ ngày 01-03/12, nhiễu động trong đới gió đông trên cao ở rìa tây nam ACCNĐ vẫn tiếp tục duy trì trên khu vực miền Trung và cường độ đã tăng lên. Nhưng ở tầng thấp áp cao lạnh lục địa suy yếu nên hoạt động của đới gió tín phong ở khu vực miền trung cũng giảm, mưa vẫn xảy ra trên diện rộng ở khu vực miền Trung nhưng cường độ mưa giảm. Mưa ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cũng giảm xuống ở diện rải rác. Các tỉnh Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa-Nghệ An vẫn là nơi ít mưa.
Sang ngày mùng 4 vùng mưa lớn bị thu hẹp, chỉ còn mưa lớn diện rộng ở khu vực Trung Trung Bộ nhưng cường độ cũng đã giảm hơn so với ngày 3.
Khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ xảy ra mưa dông diện rộng nhưng lượng mưa không lớn. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thời tiết tốt.
Đến ngày 05-06/12 ở mặt đất áp cao lạnh lục địa lại được tăng cường trở lại nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nằm trong lưỡi áp cao lạnh này, duy trì kiểu thời tiết tốt, mưa chỉ xuất hiện vài nơi với lượng nhỏ. Lúc này miền trung gió đông trên cao vẫn còn mạnh nên mưa ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ tăng lên. Tại Tây Nguyên cũng xác định lượng mưa tăng lên trong ngày này. Ở