Tình hình sử dụng muối Iode

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MUỐI IODE VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MUỐI IODE CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2016 (Trang 37 - 40)

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối iode trong nghiên cứu là 67.80% (biểu đồ 3.1), tỷ lệ này thấp hơn kết quả điều tra dự án phòng chống thiếu iode năm 2005 tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối iode là 88.1% và theo báo cáo tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009 – 2010 thì tỷ lệ sử dụng muối iode là 74.8% [4],[29].

Mặt khác nếu so sánh với kết quả điều tra toàn quốc về phòng chống các rối loạn thiếu iode năm 2003 thì tỷ lệ sử dụng muối iode tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là 75.3% [3]. Các tỷ lệ này cho thấy tình hình sử dụng muối iode ở hộ gia đình càng ngày càng giảm xuống do nhiều nguyên nhân khác nhau: Sau 10 năm thực hiện dự án phòng chống các rối loạn do thiếu hụt iode đã đạt được nhiều thành công và ngay từ năm 2005 chương trình đã hoạt động liên tục thường xuyên.

Tuy nhiên có những nhận thức khác nhau về sử dụng muối iode nên tỷ lệ sử dụng muối iode thấp so với mục tiêu thanh toán các rối loạn thiếu hụt iode năm 2005 về độ bao phủ muối iode đủ tiêu chuẩn phòng bệnh ≥ 90%, tỷ lệ sử dụng muối iode ở Hà Nội là 25.6%, thành phố Hồ Chí Minh là 54.2% và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long là 74.8%[29]. Do công tác truyền thông phòng chống các rối loạn do thiếu hụt iode bị lãng quên và hoạt động không thường xuyên nên tỷ lệ sử dụng muối iode ở hộ gia đình ngày một giảm, không thể duy trì bền vững mục tiêu đã đề ra. Mặt khác, do đời sống xã hội ngày càng tiến bộ, kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, thực phẫm ngày càng đa dạng và phong phú nên hiện nay người dân có xu hướng sử dụng các chế phẩm thay thế cho muối iode như nước tương, nước mắm và bột nêm. Các chế phẩm này có hàm lượng iode thấp hơn nhiều so với muối iode, không thể thay thế hoàn toàn cho muối iode. Chính vì vậy, nếu công tác dự phòng không được tiến hành kịp thời thì nguy cơ thiếu hụt iode sẽ tái bùng phát và sẽ trầm trọng hơn nhất là những vùng có nguy cơ cao như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và riêng xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nói riêng.

Qua phỏng vấn 630 đối tượng nghiên cứu thì có 203 đối tượng nghiên cứu không dùng muối iode chiếm tỷ lệ 32.2%. Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến người dân không sử dụng muối iode là: muối iode mặn hơn muối thường chiếm

72.9%; thói quen sử dụng chiếm 76.40%, mùi vị chiếm 25.6% (bảng 3.3). Các tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự về xác định các nguyên nhân không sử dụng muối iode tại Đồng bằng sông Cửu Long: muối iode mặn 32.3%, thói quen 18.1%, mùi vị 10.1% [27]. Các nguyên nhân này phản ánh hoạt động tuyên truyền chưa đủ mạnh, chưa tiếp cận người dân và chưa cụ thể.

Người dân cho rằng muối iode mặn vì họ không được tuyên truyền rằng muối iode được sử dụng hầu hết là muối tinh đã được chế biến lại nên độ mặn cao hơn vì vậy khi nêm cần thêm một lượng ít hơn so với muối thường. Một số người vẫn nêm như muối thường nên phàn nàn muối iode mặn. Do nhận thức của người dân về muối iode còn hạn chế và không ý thức được tác hại do thiếu iode gây ra, dẫn đến thói quen sử dụng muối thường. Chưa thay đổi hành vi từ sử dụng muối thường sang sử dụng muối iode.

Trong nghiên cứu tỷ lệ sử dụng muối iode theo tuổi có sự chênh lệch, người nội trợ tuổi từ 31 – 49 có tỷ lệ sử dụng muối iode cao nhất 31.1%, tiếp đến là tuổi ≥ 50 là 24.3%, và tỷ lệ sử dụng thấp nhất là tuổi từ 18 – 30 với 12.4%

(bảng 3.4). Các tỷ lệ trên phù hợp với thực tế vì ở nhóm tuổi 18 – 30 tuổi là nhóm thanh niên có thể còn đi học và có thể chưa lập gia đình nên không chú trọng đến việc ăn uống, ít quan tâm đến việc nấu ăn. Còn nhóm tuổi từ 31 tuổi trở lên thì các đối tượng có công việc ổn định và có gia đình nên thường xuyên ăn uống ở nhà, họ quan tâm đến việc ăn uống và quyết định lựa chọn các loại gia vị nêm nếm thức ăn.

Có 8.9% nam giới là nội trợ chính trong gia đình sử dụng muối iode, trong khi đó tỷ lệ sử dụng muối iode ở nữ là 58.9% (bảng 3.5). Phần lớn những người nội trợ là phụ nữ nên tỷ lệ sử dụng muối iode ở nữ giới cao hơn nam giới là điều bình thường.

Có sự chênh lệch về việc sử dụng muối iode giữa các ngành nghề, tỷ lệ sử dụng muối iode cao nhất là nhóm nội trợ với 26.3%. Tỷ lệ sử dụng muối iode ở

nhóm buôn bán và nghề nông tương đối bằng nhau 12.5% và 13.3%. tiếp đến là công nhân 9.7% và thấp nhất là công chức viên chức với 5.9% (bảng 3.6). Do đặc điểm khác nhau giữa các ngành nghề nên điều kiện nấu nướng khác nhau, cho nên có sự chênh lệch về sử dụng muối iode giữa các nhóm nghề.

Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng muối iode. Người có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ sử dụng muối iode càng nhiều. Kết quả nghiên cứu thì người nội trợ có học vấn cấp II có tỷ lệ sử dụng muối cao nhất là 30%, tiếp đến là người có học vấn cấp I là 21.4%, học vấn ≥ cấp III là 13.8% và tỷ lệ sử dụng muối iode thấp nhất là những người mù chữ với 2.5% (bảng 3.7). Tỷ lệ sử dụng muối iode theo trình độ học vấn có sự khác nhau là do đối tượng nghiên cứu chủ yếu có trình độ cấp I, cấp II nên tỷ lệ sử dụng muối ở hai nhóm này nhiều hơn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MUỐI IODE VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MUỐI IODE CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2016 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w