Những mặt tiêu cực của nước giải khát

Một phần của tài liệu VỆ SINH AN TOÀN NƯỚC GIẢI KHÁT TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 21 - 28)

1. Hiện trạng nước giải khát trên thị trường Việt Nam hiện nay

- Trong thời đại đầy rẫy nghi hoặc như hiện nay, việc thông minh lựa chọn các thương hiệu uy tín, đã được kiểm chứng là vô cùng cần thiết.

- Ngày nay với sự phát triển của xã hội nhu cầu của con người ngày càng nâng cao và về vấn đề nước giải khát cũng vậy

không phải nước giải khát phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng mà còn phải có hương vị thơm ngon và mới lạ. Biết được nhu cầu đó nhiều công ty nước giải khát đã cho ra đời. Nhiều sản phẩm chất lượng để thõa mãn nhu cầu của khách hàng ngày nay như: sting, coca cola, pepsi, trà xanh 00 , Dr.Thanh…

- Từ tháng 5/2011, người tiêu dùng (NTD) Việt Nam lại giật mình với thông tin chất tạo đục độc hại DEHP, DINP được sử dụng trong nước giải khát, đã đẩy ngành hàng nước uống đóng chai tại Việt Nam vào cơn bão khủng hoảng thực phẩm bẩn sau hàng loạt sự cố liên quan đến

vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra liên tiếp, như các nguyên liệu quá hạn sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc, chất bảo quản quá mức quy định, màu thực phẩm độc hại…

- Thị trường nước giải khát hiện nay còn la một cuộc chiến cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng hiệu nước giải khát (NGK) với nhau, nhằm “hất cẳng” các đối thủ trên trường quốc tế, họ tung ra nhiều chiêu trò “lừa bịp”, làm giả các mặt hàng tình hình buôn lậu hàng giả, hàng nhái tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, thủ

đoạn vi phạm của các đối tượng ngày càng tinh vi khi hàng giả, hàng nhái khá đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại và linh hoạt về giá cả.

- Hàng nhái ngày một tràn lan trên thị trường không chỉ khiến các doanh nghiệp chịu thiệt hại về thương hiệu, doanh thu mà còn khiến người tiêu dùng chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây nhức nhối và hoang mang cho toàn xã hội.

- Theo đại diện Sabeco, việc các đối thủ giở chiêu trò để "tiêu diệt" nhau và giành giật thị trường ngày càng trở nên phổ biến. Đơn cử như nhân viên kinh doanh của bia đối thủ cho người uống bia nói xấu bia Sài Gòn uống đau đầu, đau bụng, có độ ngọt. Thậm

chí, cho cá nhân gửi hàng chục chai bia Sài Gòn có vật thể lạ và một con thằn lằn và đòi bia Sài Gòn phải bồi thường hàng tỷ đồng thì mới cho qua.

- Bia Huda Huế cũng không nằm ngoài vòng xoáy “dị vật” khi bị phát hiện vào tháng 5 vừa qua, thậm chí hồi năm 2011, dòng bia này còn bị phát hiện có cả ống thủy tinh trong chai sản phẩm.

- Phổ biến nhất hiện nay là các “dị vật” liên tiếp xuất hiện trong các sản phẩm nước giải khát suốt thời gian qua. Cụ thể, từ tháng 3 đến tháng 5 vừa qua,một số các sản phẩm

như Sting của Pepsico, trà C2 của URC liên tiếp bị phát hiện có các dị vật như sâu, ruồi và cả dây thun trong chai nước. Vào tháng 9,

đến lượt hàng loạt sản phẩm của Coca Cola như nước cam Teppy bị tố có dị vật nổi lập lờ.

- Điển hình về cạnh tranh không lành mạnh trong suốt thời gian qua là vụ việc ông Võ Văn Minh sở hữu chai nước có ruồi được cho là của Tân Hiệp Phát bị bắt giam và khởi

tố vì hành vi tống tiền DN này khiến Tân Hiệp Phát điêu đứng cả năm qua.

2. Hóa chất

2.1. Tác hại sử dụng dư thừa chất tạo ngọt

- Những loại đường đơn trong thành phần của nước ngọt có ga chỉ cung cấp năng lượng cho người sử dụng, nhưng không cung cấp kèm vitamin, nên gọi là “năng lượng rỗng”, nó không có lợi cho người sử dụng nếu dùng nhiều và thường xuyên.

- Những công ty sản xuất nước giải khát lớn thường dùng đường mía, đường glucose hay đường trái cây fructose để tạo vị ngọt cho thức uống này. Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ có thể dùng đường hóa học, màu hóa học để sản xuất nước giải khát nên không hợp tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, rất dễ nguy hại cho sức khỏe người sử dụng.

- Vì vậy nếu sử dụng dư thừa chất tạo ngọt trong sản phẩm sẽ tăng nguy cơ thừa cân béo phì cho người sử dụng. Hay dẫn đến các nguy cơ đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch...

2.2. Tác hại sử dụng dư thừa chất tạo chua

- Độ chua của axit phụ thuộc vào các phân tử không phân ly và các anion.Vì vậy nếu dùng quá hàm lượng sẽ làm giảm độ pH gây ra các dấu hiệu tiêu cực dẫn đến một số ảnh hưởng xấu cho dạ dày và đường ruột.

2.3. Tác hại sử dụng dư thừa chất tạo màu

- Các tác động cấp tính lên hệ tiêu hóa làm buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa. Tác dụng lên hệ miễn dịch gây dị ứng, nổi mụn, chàm, ngứa, phu...

- Nếu sử dụng lâu dài làm tổn thương gan, thận, thần kinh, có thể gây đột biến, ung thư và cả ảnh hưởng đến bào thai.

2.4. Tác hại sử dụng dư thừa chất tạo mùi

- Chú ý đặc điểm của các cơ quan nhậy cảm đối với các cơ quan cảm giác.

- Hương liệu quá nhiều làm mất đặc điểm của sản phẩm.

- Dễ bị biến đổi nếu bảo quản và sử dụng không đúng cách, liều lượng.

- Trong tinh dầu chanh,cam thường có chứa tecpen có mùi khó chịu,dễ làm cho sản phẩm hư hỏng, đục và kết tủa.

2.5. Tác hại dùng dư thừa chất bảo quản:

- Gây ung thư, triệu chứng ngộ độc cấp tính xuất hiện nhanh đột ngột: nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, tiếp theo là tím tái...

- Tác dụng độc hại cấp tính:Chảy máu dạ dày...

- Sử dụng nhiều acid benzoic cơ thể sẽ bị ảnh hưởng vì gluconol dùng để tổng hợp protein sẽ bị mất do tác dụng với acid benzoic để giải độc...

2.6. Chất tạo đục DEHP

- Thông thường, trong sản xuất thực phẩm, chất tạo đục được chế biến từ cùi chanh, cam, bưởi nên không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng giá thành cao. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất muốn tăng lợi nhuận nên đã sử dụng một loại hóa chất tạo độ dẻo trong ngành sản xuất nhựa (DEHP), cho vào thực phẩm nhằm hạ giá thành. Loại hóa chất này hiện diện trong nhiều sản phẩm đồ uống thể thao, mứt, sữa chua, nước ép trái cây, trái cây sấy khô, thạch khoai môn, sữa bột, thực phẩm, chức năng...

- DEHP là một dạng dịch thể không màu không mùi, dễ hòa tan trong ethylether, ethanol, dầu mỏ, dầu (mỡ)… nhưng khó tan trong nước... Chất này được sử dụng với mục đích chóng tạo hình, nghiêm cấm sử dụng trong thực phẩm. DEHP có khả năng gây ung thư, kích thích hormone của con người, gây hại tới năng lực sinh dục của nam giới, khiến lượng tinh trùng bị sụt giảm nghiêm trọng, hình dáng biến dạng và di chuyển chậm chạp... kích thích nữ giới phát triển tính dục sớm, trẻ từ 2- 8 tuổi cũng có khả năng có kinh nguyệt... Khi dậy thì sớm, sẽ ảnh hưởng tới vóc dáng và tâm sinh lý của trẻ, rất dễ bị quấy rối tình dục, nhiều trẻ bị trầm cảm… Nghiêm trọng hơn, những trẻ này còn có nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư vú, dạ con, buồng trứng... ở bé gái và chứng vô sinh ở bé trai… cao hơn trẻ bình thường. Dùng lâu dài các sản phẩm có chứa hóa chất này sẽ gây hại cho gan và thận.

3. Nước giải khát giả và bị lỗi 3.1. Lỗi bao bì

- Là lỗi xảy ra ở công đoạn hoàn tất và đóng gói.

Hình 3.1.1: Chai sữa đậu nành không có số điện thoại liên hệ (Ảnh T.T)

- Chai sữa đậu nành còn hạn sử dụng, chưa mở nắp nhưng đã nổi váng, đóng cặn. Bao bì của nhà sản xuất được cho là công ty cổ phần nước giải khát

Sài Gòn không có số điện thoại liên hệ để khách hàng phản ánh sản phẩm lỗi đến nhà sản xuất.

3.2. Bao bì mất hạn sử dụng

- Khâu cuối cùng hoàn tất quy trình sản xuất là in hạn sử dụng,các sản phẩm sẽ được chạy trên truyền qua một máy phun để phun mực,nếu bề mặt tại chỗ in bị ướt, mực sẽ không bám vào được,dẫn đến bao bì k có hạn sử dụng.

3.3. Nắp không kín (bị xì)

- Trong quá trình đóng nắp, nếu người công nhân không điều chỉnh máy đúng quy định sẽ gây ra lỗi này, nguyên nhân thứ hai là do chất lượng máy nhập về không tốt.

Hình 3.3.1: Một số chai Fanta bị xì hơi, rỉ nước mà chưa mở nắp. (Ảnh: H.T)

3.4. Nhãn bạc màu

- Là màu sắc của nhãn chai không đúng theo quy định như: Logo không rõ nét khi đối chiếu với mẫu.

3.5. Nắp bị sét

- Do lượng nắp chai nhập về tồn trữ quá lâu và do môi trường bảo quản không phù hợp dẫn đến rỉ sét

3.6. Lỗi chiết chai

- Trong quá trình chiết chai có thể xảy ra các lỗi điển hình như: lượng nước trong chai ít hơn quy định (bị lưng), nhiều hơn quy định (bị tràn) hoặc chai rỗng.

3.7. Lỗi chất lượng nước

- Gồm những lỗi như: màu nhạt, có cặn, nước bị đục, đóng váng.

- Những lỗi này xảy ra là do nguyên vật liệu đầu vào không đủ chất lượng, không đúng tiêu chuẩn quy định, lí do thứ hai là do việc vệ sinh các nồi chứa không tốt.

Hình 3.7.1: Chai nước Dr.Thanh nổi váng màu vàng đục cho dù vẫn còn hạn sử dụng (Ảnh M.M).

3.8. Có vật lạ:

- Có hai nguyên nhân gây ra lỗi này,đó là lỗi do dụng cụ và lỗi do bên ngoài tác động.

3.9. Lỗi do dụng cụ:

- Là lỗi xảy ra do dụng cụ vận hành sai lệch, ví dụ như trong chai có

cặn đen là do mối hàn rơi hoặc do mối hàn chiết rơi vào chai.

3.10. Lỗi do bên ngoài

- Những vật lạ có trong chai là do người tiêu dùng sau khi sử dụng sản phẩm đã bỏ vào,chẳng hạn như trong chai có vỏ kẹo,ống hút,hạt táo,bông ráy tai...Những vật lạ này máy súc chai không thể lấy ra được.

Hình 3.8.1: Năm chai đậu nành có cặn đen (ẢnhN.S)

Một phần của tài liệu VỆ SINH AN TOÀN NƯỚC GIẢI KHÁT TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 21 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w