Những hậu quả và biện pháp

Một phần của tài liệu VỆ SINH AN TOÀN NƯỚC GIẢI KHÁT TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28 - 35)

TÁC HẠI NƯỚC NGỌT CÓ GAS NHIỀU CHẤT CẤM

- Nước ngọt có gas là loại nước giải khát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều, thường xuyên và trong một thời gian dài thì nước ngọt có gas có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển và sức khỏe.

Gây bệnh ung thư

- Trong nước ngọt có gas tiềm ẩn các chất gây ung thư như methylmadizole. Theo các nhà khoa học, đường trong loại đồ uống giải phóng ra insulin loại chất nuôi dưỡng các khối u.

Chất caramel tạo màu trong nước ngọt có chứa chất gây ung thư.

Giảm trí nhớ

- Một loại brom dầu thực vật (BVO) được thêm vào hầu hết các loại nước ngọt có gas để ngăn chặn sự bay mất mùi vị của đồ uống. Tuy nhiên, chất bảo quản này lại có tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe tâm thần. Chúng tác động xấu đến hoạt động của não, gây ra chứng suy giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh và một số nguy cơ sức khỏe tiềm năng khác.

Nhiều axit gây hại

- Những loại axit có trong nước ngọt gây hại cho sức khỏe và sắc đẹp của bạn.

- Những loại axit này khiến làn da của chúng ta mất đi vẻ sáng mịn, ợ nóng và tăng nguy cơ đối mặt với bệnh loãng xương. Uống nước ngọt khi đói sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa axit và kiềm của hệ tiêu hóa.

Làm béo phì

- Một trong những sự thật gây sốc của nước ngọt chính là gây nên tình trạng béo phì.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch đã phát hiện ra, uống nước ngọt hàng ngày sẽ làm gia tăng các loại chất béo khác nhau trong cơ thể. Thậm chí, nước ngọt còn làm tăng cholesterol. Không chỉ nước

ngọt thường mà cả nước ngọt ăn kiêng cũng có thể làm tăng “chu vi” vòng eo và tăng cân. Chất tạo vị ngọt trong nước ngọt ăn kiêng làm tăng nồng độ đường trong máu, từ đó dẫn đến tăng cân.

Tăng nguy cơ sỏi thận

- Trong nước ngọt có chứa chất phốt phát, một loại chất đã được xác định là góp phần gây nên sỏi thận. Tạp chí Dịch tễ học của Mỹ cũng đã công bố một nghiên cứu, trong đó cho biết, uống hai lon hoặc nhiều hơn nước ngọt mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận.

- “Trong nước ngọt đóng lon, các nhà sản xuất dùng đường fructose - hay còn gọi là đường trái cây để tạo vị ngọt. Tuy nhiên, fructose làm gia tăng sự nhạy cảm của thận với angiotensin II, một protein điều chỉnh sự cân bằng muối”. Điều này có nghĩa là muối được tái hấp thu vào thận, dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì, suy thận, cao huyết áp.

Làm hỏng hệ tiêu hóa

- Uống nước ngọt mỗi ngày cũng sẽ làm hỏng hệ tiêu hóa của bạn. Trong nước ngọt có nhiều chất phụ gia, hóa chất và chất bảo quản làm tổn thương bề mặt của ruột và dạ dày. Tiêu thụ hàng ngày loại đồ uống có tính axit này cũng có thể tạo ra môi trường axit kéo dài và dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.

Gây bệnh tiểu đường

- Nước ngọt khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch cũng tìm ra những dấu hiệu cho thấy, nước ngọt khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Nếu uống soda mỗi ngày liên tục trong 6 tháng sẽ dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa xung quanh gan và cơ xương. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ kháng insulin trong cơ thể và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn bình thường.

Ung thư tử cung

- Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers &

Prevention (Mỹ), những phụ nữ mãn kinh “ghiền” thức uống ngọt có nhiều nguy cơ phát triển thể ung thư tử cung, được gọi là ung thư nội mạc tử cung týp 1 phụ thuộc vào estrogen.

- Theo giải thích của các nhà nghiên cứu, béo phì là một yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư và khi phụ nữ tiêu thụ nhiều thức

uống ngọt sẽ góp phần gây béo phì, dẫn đến làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư.

Nước ngọt không làm bạn cảm thấy no

- Đường trong nước ngọt là khoảng 50% glucose, 50% đường trái cây. Khi uống không có chất xơ từ trái cây thật, não không nhận biết được rằng cơ thể đang đưa vào đường trái cây, và như vậy việc tiêu thụ calo trở thành không kiểm soát.

- Điều này không chỉ có nghĩa cơ thể của bạn bị tác dụng phụ của lượng calo dư thừa trên – nó còn có nghĩa bạn sẽ không cảm thấy no sau khi hấp thụ chúng. Khác với việc tiêu thụ đường trái cây dưới dạng ăn quả toàn bộ, tức có chứa chất xơ và được cơ thể kiểm soát một cách đúng đắn.

TÁC HẠI NƯỚC GIẢI KHÁT VỈA HÈ BẨN

- Với lượng khách khổng lồ, các hàng nước trước cổng trường học hay lề đường luôn bày bán đủ loại sinh tố, nước đóng chai sặc sỡ ghi chữ Thái Lan. Ngoài ra, thấy trà sữa bán có lời, nên người bán các bột hương liệu và cả đường hóa học về nấu kèm để có vị ngọt sắc. Hầu hết các loại nước này đều bị phù phép bằng hóa chất.

- Có nhiều người cảnh giác với nước uống đun nấu vỉa hè tìm đến các loại nước thuần tự nhiên như dừa tươi vẫn không thoát khỏi hóa chất. Đối với dừa tươi ướp lạnh, vỏ trắng phau đa phần được ngâm tẩm chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc. Theo một người bán hàng cho biết bí quyết cho ra nước sâm giải khát vừa ngon vừa rẻ thì cách pha chế đơn giản nhất với tỷ lệ 50/50, có nghĩa là cứ một lít nước chỉ cần 50% nước sâm nguyên chất, còn lại là hương liệu, phụ gia pha vào thì sẽ “ngon” như bình thường. Làm cách này, khách hàng khó phát hiện được. Các món giải khát trong đó có dừa tươi ở chợ, bán trên xe ba gác cũng bán rất chạy. Tuy nhiên, khi khách hàng mua dừa tươi từ những xe đẩy trên đường hay tại các chợ ít ai để ý những thủ thuật ngâm trái dừa của chủ xe, chủ vựa nhằm tạo cho trái dừa trắng nõn bắt mắt.

- Hóa chất này dễ dàng thấm qua lớp vỏ dừa (nếu ngâm lâu), ngấm trực tiếp qua vị trí tiếp xúc khi dùng dao chặt lấy nước dừa nếu uống.

NGUY CƠ TIỀM ẨN SAU NHỮNG LOẠI NƯỚC SIÊU MÁT

- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đa phần thức uống lề đường không được kiểm soát về chất lượng, người bán sử dụng nguyên liệu không có nguồn gốc rõ ràng, hóa chất cấm hoặc không dùng trong thực phẩm.Thường các chất tạo màu, tạo mùi dùng trong

công nghiệp chứa nhiều tạp chất và kim loại nặng, khi dùng trong thức ăn, thức uống sẽ tích tụ trong cơ thể, lâu ngày gây ngộ độc mãn tính và có thể dẫn đến ung thư.

Vụ gần 10 học sinh trường tiểu học Nguyễn Thị Diệu quận 3, TPHCM ngộ độc do uống nước giải khát xi rô từ xe nước di động trước cổng trường vừa xảy ra tuần qua.

Trong đợt kiểm tra về tình hình các xe đẩy bán nước dừa tắc, nước mía... ở quận 5 và quận 10 của y tế dự phòng cho thấy hầu hết các xe bán nước giải khát này đều dùng hàm lượng đường hóa học không được phép.

- Hầu hết các xe nước mía đều không đảm bảo vệ sinh do bụi đường, mía và xe không được che đậy; người bán không đeo khẩu trang, bao tay.

- Kết quả kiểm tra cho thấy các mẫu xét nghiệm ở xe nước mía nhiễm khuẩn E. coli - một loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột, kiết lị và tiêu chảy, và là vi khuẩn chỉ thị nhiễm phân.

- Các chất tạo màu, tạo mùi trong công nghiệp có nhiều tạp chất và kim loại nặng khi đưa vào thức ăn, thức uống sẽ gây ngộ độc mãn tính, gây nhiều chứng bệnh ung thư về lâu dài.

2. Biện pháp

 Tăng mức phạt

- Các vi phạm về sử dụng hóa chất, phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ bị xử phạt rất nặng. Trong đó, phạt tiền 20-40 triệu đồng nếu phát hiện hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến có chứa chất độc hại hoặc sử dụng phụ gia là chất độc hại để sản xuất, chế biến thực phẩm. Cùng đó, các hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm nằm trong danh mục nhưng vượt quá giới hạn cho phép cũng bị phạt 3-5 triệu đồng.

- Nghị định 91 còn quy định mức phạt khá nặng, 15-25 triệu đồng, đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, hóa chất không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng hoặc không có hạn sử dụng. Hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm bị phạt tiền 30-50 triệu đồng.

 Không “du di”

- Nghị định xử phạt vi phạm hành chính dành riêng cho lĩnh vực thực phẩm được nhiều người kỳ vọng là công cụ đủ mạnh để hạn chế tình trạng “sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi” của những người sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn. Song, nhiều ý kiến cho rằng việc xử phạt chỉ thực sự có hiệu quả nâng cao chất lượng mâm cơm khi việc kiểm tra, xử lý phải thường xuyên và cán bộ công vụ phải trong sạch.

Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm

 Nên có biện pháp xử phạt hành chính, thu hồi đối với các cửa hàng buôn bán hóa chất không được phép sử dụng

 Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm.

 Hạn chế sử dụng các đồ uống đóng chai hoặc sử dụng những loại nước rõ nguồn gốc, nhà sản xuất uy tín.

3. Cách chọn nước giải khát an toàn - Chọn nhà sản xuất uy

tính.

- Xem kỹ tên sản phẩm, tránh hàn nhái thường sai lỗi chính tả.

- Xem thời hạn sử dụng.

- Xem thành phần trên nhãn chai.

- Chú ý nước bên trong (giống màu sản phẩm chính hãng, không có dị vật) và màu sắc vỏ chai (mới, màu sắc giống sản phẩm gốc).

- Các thương hiệu nước ngọt nổi tiếng trên thị trường như Cocacola, Pepsi, Sprite, 7up, Fanta... dễ bị làm nhái. Ông Lê Mạc Linh, cựu Giám đốc kinh doanh miền Bắc của Pepsico, cho biết: "Để phân biệt hàng thật và hàng giả, về hình thức thì cần dựa vào 2 điểm: vỏ chai, lon và nắp chai".

- Theo ông Lê Hồng Sanh, Giám đốc marketting thuộc Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn, ngoài cách phân biệt trên, về chất lượng, những người sành uống có thể phát hiện dựa vào mùi vị, độ tạo bọt của bia, độ ngọt đắng khi mở nắp chai bia trong một vài tiếng.

III. Kết luận

Trong thời gian gần đây, ngành công nghiệp này đứng trước cuộc “bùng nổ”: Ngộ độc thực phẩm.Hàng loạt những nguy hiểm tiềm ẩn trong các thành phần của nước uống, nước giải khát như: nước nhiễm khuẩn, chứa các chất phụ gia độc hại, nguyên liệu hóa học…gây hại lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gây rối loạn dậy thì ở nữ giới, giảm khả năng sinh dục ở nam giới, không tốt cho tim mạch, về lâu dài, có thể gây ung thư nguy hại cho sức khỏe.

Cần thay đổi thói quen cho việc lựa chọn mua những sản phẩm ở những nơi có uy tín chất lượng, thông tin an toàn, xem kĩ nhãn trước khi sử dụng. Chấp nhận giá cả hợp lí để có sản phẩm tươi tốt,chất lượng cao,an toàn sức khỏe.

Một phần của tài liệu VỆ SINH AN TOÀN NƯỚC GIẢI KHÁT TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w