CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BƠM VUỐT
1.3 Tầm quan trọng và ứng dụng của bơm vuốt trong y tế
1.3.2 Ứng dụng trong các thiết bị lâm sàng
1.3.2.2 Thiết bị thận - lọc máu
Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu ngoài cơ thể, bằng cách tạo một vòng tuần hoàn ngoài cơ thể, dẫn máu ra bộ lọc để lọc các sản phẩm cặn chuyển hóa và nước dư thừa, rồi máu được dẫn trở lại cơ thể. Chạy thận nhân tạo là cách phổ biến nhất để điều trị suy thận vĩnh viễn tiên tiến. Việc này có thể giúp thực hiện một cuộc sống năng động mặc dù thận không đủ sức khỏe. Chạy thận nhân tạo đòi hỏi phải theo một lịch trình điều trị nghiêm ngặt, dùng thuốc thường xuyên, và thường xuyên thực hiện các thay đổi trong chế độ ăn uống.
Chạy thận nhân tạo thường là cần thiết khi có chỉ 10-15% chức năng thận.
Có thể có hoặc có thể không có dấu hiệu và triệu trứng của suy thận (ure huyết), chẳng hạn nhƣ buồn nôn, nôn, sƣng tấy hoặc mệt mỏi. Chạy thận nhân tạo có thể giúp công việc của thận bằng cách kiểm soát huyết áp và duy trì sự cân bằng thích hợp của chất lỏng và các hóa chất khác nhau - chẳng hạn nhƣ kali và natri trong cơ thể. Nó cũng có thể giúp cơ thể duy trì sự cân bằng acid-base thích hợp.
Hình 1.13 Chạy thận nhân tạo.
Máy thận nhân tạo gồm 4 bộ phận cơ bản: hệ thống vòng tuần hoàn ngoài cơ thể; hệ thống pha trộn và dẫn dịch lọc; hệ thống kiểm soát siêu lọc tự động; hệ thống riêng của các thế hệ máy. Trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể có dây dẫn máu, bộ lọc, bơm máu, bơm heparin, các bộ phận thông báo các thông số nhƣ áp lực dòng máu động mạch, dòng máu tĩnh mạch, tốc độ bơm heparin, báo động có khí trong dòng máu.
Như trên hình 1.14 thể hiện rõ sơ đồ đường dịch cũng là sơ đồ nguyên lý của một thiết bị chạy thận nhân tạo. Đối với bất kỳ một hệ thống thận nhân tạo nào thì bơm máu luôn đóng vai trò chủ đạo, nó nằm trên hệ thống đường máu. Việc cài đặt tốc độ bơm máu là việc kiểm soát toàn bộ quá trình lọc máu.
Hình 1.14 Bơm vuốt trên máy thận nhân tạo.
Hệ thống đường máu thực hiện chức năng điều khiển và giám sát dòng máu quả lọc, và ở tại vị trí thích hợp thêm chất heparin vào máu trước khi thực hiện lọc.
Nguyên lý hoạt động và các thành phần của hệ thống được miêu tả dưới đây :
Hình 1.15.Hệ thống đường máu (Bên ngoài) 1.Operators panel (Bàn điều khiển)
2.Air detector (Bộ phát hiện bọt khí)
3.Venous pressure transducer (Bộ cảm biến áp lực tĩnh mạch)
5.Blood pump unit (Bơm máu) 6.Heparin pump unit (Bơm Heparin)
7.Expansion chamber holder (Buồng giãn nở (bệ đỡ))
Hình 1.16 .Hệ thống đường máu (bên trong) 1.Operators panel (Bàn điều khiển)
2.Air detector (Bộ phát hiện bọt khí)
3.Venous pressure transducer (Bộ cảm biến áp lực tĩnh mạch) 4.Arterial pressure transducer (Bộ cảm biến áp lực động mạch) 5.Blood pump unit (Bơm máu)
6.Heparin pump unit (Bơm Heparin)
7.Expansion chamber holder (Buồng giãn nở (bệ đỡ)) 8.BM I/O Board (Bảng hệ thống vào/ra bộ giám sát máu) 9.Level regulation ( Núm điều chỉnh mức (dịch))
Nguyên lý hoạt động của hệ thống đường máu là máu từ động mạch được đưa vào qua bộ kẹp đường động mạch (Arterial line clamp).Trong suốt quá trình điều trị kẹp đường động mạch mở. Áp lực máu động mach được giám sát bởi bộ bảo vệ áp lực động mạch (Arterial pressure guard), nó đƣa ra báo động nếu áp lực động mạch trở nên quá thấp hoặc quá cao. Chẳng hạn, nếu kim hoặc đường máu động mạch bị tắc nghẽn thì báo động đƣợc đƣa ra (Bơm máu bị ngừng hoạt động).
Hệ thống báo động đƣợc kích hoạt nếu có hiện tƣợng tăng áp lực giữa bệnh nhân và bơm máu, chẳng hạn:
-Sự suy giảm áp lực máu
-Các vị trị kim động mạch bị thay đổi.
-Có sự xoắn dây trong đường động mạch giữa bệnh nhân và bơm máu.
Hình 1.17 Sơ đồ dòng chảy máu
Chức năng của bơm máu (Blood pump) là để duy trì dòng máu thực tế. Máu đƣợc di chuyển từ bệnh nhân tới quả lọc (Dialyzer) và sau đó trở lại bệnh nhân.
Bơm máu không thể hoạt động được khi nắp bơm mở. Trong trường hợp nguồn điện hỏng bơm máu có thể vận hành bằng tay thông qua tay quay của bơm để trả máu về cho bệnh nhân (bơm chỉ có thể quay ngƣợc chiều kim đồng hồ).
Bộ phát hiện bọt khí (air detector) có các chức năng sau: nếu bọt khí đƣợc phát hiện thấy trong máu hoặc mức máu trong buồng nhỏ giọt tĩnh mạch quá thấp thì báo động đƣợc đƣa ra và dòng máu đƣợc ngăn lại (bơm máu và bơm heparin bị ngừng hoạt động và kẹp đường tĩnh mạch được đóng lại). Buồng nhỏ giọt tĩnh mạch hoạt động nhƣ buồng giãn để làm đều nhịp đập áp lực.