Hoạt động cho vay và đầu tư

Một phần của tài liệu Bài thảo luận học phần nhập môn tài chính tiền tệ 9đ (Trang 22 - 25)

II. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIETCOMBANK

2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu

2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư

Cho vay

Năm 2019

- Bám sát chủ trương của Chính phủ và định hướng của NHNN trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng đối với doanh nghiệp, trong năm 2019, Vietcombank đã tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp với 3 lần giảm lãi suất cho vay, trong đó có 2 lần giảm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên và 1 lần giảm 0,5% đồng loạt cho các doanh nghiệp có

dư nợ tại Vietcombank nhằm chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năm 2020

- Trong năm 2020, Vietcombank đã thực hiện năm đợt giảm lãi suất cho vay, nhiều nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng, gồm bốn đợt hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 và một đợt hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tại 10 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bão lũ để chia sẻ khó khăn với khách hàng, với tổng dư nợ được Vietcombank hỗ trợ lãi suất cho vay xấp xỉ 660.000 tỷ đồng; tổng số tiền lãi sau năm lần giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng lên đến gần 4.000 tỷ đồng.

- Đến cuối năm 2020 tín dụng cho vay tại phòng giao dịch tăng 25,3% so cuối năm 2019. Dư nợ cho vay FDI tăng 16,7% so cuối năm 2019. Với quy mô tăng trưởng hơn 100.000 tỷ đồng dư nợ trong năm 2020, Vietcombank chính thức được ghi nhận là ngân hàng có quy mô tín dụng tăng trưởng lớn nhất ngành ngân hàng.

Năm 2021

- Tiên phong triển khai đồng bộ và mạnh mẽ các giải pháp hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp và cá nhân chịu tác động của dịch covid 19 và thiên tai thông qua các gói lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu, giảm đồng loạt lãi suất cho vay đối với các khách hàng ở khu vực miền trung, chịu ảnh hưởng của bão lũ, phí thanh toán và dịch vụ.

- Tổng dư nợ được hỗ trợ giảm lãi suất khoảng 441.768 tỷ đồng. Tổng tiền lãi hỗ trợ khách hàng do giảm lãi suất trong năm 2020 lên tới 3.700 tỷ đồng.

Đầu tư

Các khoản đầu tư của ngân hàng Vietcombank - Chứng khoán kinh doanh

- Chứng khoán đầu tư

- Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán - Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn - Góp vốn, đầu tư dài hạn khác

Năm 2019:

- Trong số ít ngân hàng hiện diện tại nước ngoài, chủ yếu vẫn tập trung tại thị trường Lào và Campuchia - đây cũng được xem là 2 thị trường nước ngoài lớn nhất của các ngân hàng Việt.

Thì từ cuối năm 2019, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank đã mở văn phòng đại

diện ở Mỹ sau khi được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phê duyệt hồ sơ xin cấp phép và được cơ quan quản lý nước này cấp giấy phép hoạt động tại Mỹ.

- Đầu năm 2019, Vietcombank còn sở hữu 1 văn phòng đại diện tại Singapore, và 2 công ty con khác tại nước ngoài. Cụ thể, Vietcombank hiện sở hữu 100% vốn Công ty tài chính Việt Nam - VFC tại Hong Kong (vốn 117 tỷ đồng) và 87,5% vốn tại Công ty Chuyển tiền Vietcombank - VCBM tại Mỹ (vốn 205 tỷ đồng). Trong đó, VFC hoạt động như một ngân hàng thu nhỏ tại thị trường Hong Kong gồm nhận tiền gửi, tín dụng, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền... Lợi nhuận trước thuế của VFC năm 2019 đạt 9,08 tỷ đồng, vượt 24% kế hoạch.

- Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán là 35.574 tỷ đồng và nhìn chung tăng cao so với năm 2018 trước đó (khoảng 341 tỷ đồng).

Năm 2020

- Các khoản mục chứng khoán đầu tư vẫn tiếp tục tăng.

- Trong khoản mục góp vốn liên doanh, vào ngày 3 tháng 4 năm 2020, Ngân hàng đã nhận được Công văn số 3938/BTC-QLBH của Bộ Tài chính về việc chấp thuận nguyên tắc chuyển nhượng phần vốn góp của Ngân hàng tại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank – Cardif cho đối tác FWD Life Insurance Company (Bermuda) Limited. Trong năm 2020, Ngân hàng đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp này.

- Các mục đầu tư vào công ty liên doanh liên kết nhìn chung không có thay đổi, ngân hàng vẫn tiếp tục đầu tư vào các ngành kinh doanh liên quan tới cho thuê văn phòng thuộc Công ty Liên doanh Hữu hạn Vietcombank – Bonday với tỷ lệ vốn góp là 16%.

- Đối với các khoản mục đầu tư dài hạn: đối với các công ty ở khoản mục này, Vietcombank có quyền kiểm soát về các chính sách hoạt động và tài chính. Ngân hàng đầu tư chủ yếu vào các ngành kinh doanh là bảo hiểm, bảo lãnh tín dụng, hàng không, dịch vụ thẻ thanh toán, ngân hàng, đầu tư đường cao tốc,… Trong đó tỉ lệ vốn góp vào Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex chiếm khá cao (8,03%). Việc trích lập và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn khác là 75.000 tỷ đồng và không có gì thay đổi so với năm 2019.

Năm 2021

Do ảnh hưởng của covid 19 nên so với quý I năm 2021 thì quý II năm 2021 lợi nhuận của ngân hàng có phần sụt giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ xấu và các khoản mục dự phòng tăng cao. Ví dụ khoản dự phòng chung trái phiếu ngày 31/12/2020 là 193.478 triệu và đến 31/6/2021 đã lên đến 253.853 triệu.

Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng nhìn chung vẫn có sự tăng lên trong các mục ghi sổ của việc góp vốn đầu tư. Tại ngày 31/12/2020, tổng giá trị ghi sổ của hai công ty TNHH Vietcombank- Bonday- Bến Thành và công ty liên doanh quản lí quỹ đầu tư chứng khoán là

714.935 triệu và sau khi kết thúc quý II vừa rồi tức là ngày 31/6/2021 đã tăng lên là 754.888 triệu. Mặc dù so với cùng kì trước đó, sự biến chuyển này có vẻ khá nhẹ nhàng nhưng đặt trong tình huống đại dịch covid căng thẳng thì sự thay đổi này lại mang đến sự tích cực, giúp các ngân hàng Vietcombank nói riêng và toàn ngân hàng Việt Nam nói chung có thể tự tin chiến thắng đại dịch toán cầu.

Một phần của tài liệu Bài thảo luận học phần nhập môn tài chính tiền tệ 9đ (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w