a. Trên thế giới
Tetsuro và cộng sự, năm 2011, đã tách mangiferin từ 50 g lá Dó bầu sử dụng dung môi ethanol 60% (1Lx24h ở nhiệt độ phòng) và tách với nước (1Lx1hx1,95oC) sau đó lọc. Dịch chiết được cô ở 50oC để loại cồn và loại nước thu
11
13 14
12
BÙI THỊ HOA 17 được 2 phần tương ứng [Alee (11,3 g) và ALWE (11.1 g)]. Chạy HPLC đối với 2 phần này phát hiện có hợp chất mangiferin trong Alee của phần chiết ethanol [38].
K.Bhuvaneswari năm 2013 đã nghiên cứu tách chiết mangiferin trong lá Xoài. Đầu tiên nguyên liệu đƣợc loại chất béo bằng ete dầu hóa (60-80oC). Sau khi loại chất béo chiết Soxhelt với ethanol 50% cô loại ethanol dịch sau khi loại ethanol tiếp tục đƣợc chiết với các dung môi CH2Cl2, axid 2N sunfuric, etyl acetat, phần etyl acetat đƣợc thu sấy khô ở 40oC sau đó đƣợc hòa tan trong ethanol lọc thu kết tủa. Kết tủa đƣợc hòa tan trong ethanol 70% để qua đêm kết tủa lọc thu kết tủa sấy khô thu các tinh thể magiferin màu vàng nhạt [22].
Năm 2012, Shashi và cộng sự đã tách mangiferin từ lá xoài sử dụng methanol 95% chiết Soxhelt trong 56h. Thu dịch chiết cô đặc và sấy khô. Phần cồn khô đƣợc hấp phụ trên silica gel (60-120 mesh). Chạy sắc ký cột trên silica gel trong dầu ete (60-80oC). Cột đƣợc rửa giải bằng hỗn hợp Chlorofom:methanol(1:1), thu đƣợc mangiferin dạng vô định hình. Sau đó đƣợc kết tinh trong ethanol [34].
b. Ở Việt Nam
Viện Dược liệu, năm 2008, tác giả đưa ra hai hướng tách chiết mangiferin:
Hướng thứ nhất chiết Mangiferin theo phương pháp chiết bằng dung môi axeton – nước (1:1). Ở phương pháp này, hiệu suất chiết đạt được là 12,67%.Thực hiện chiết theo phương pháp này, quy trình tiến hành rất phức tạp và sử dụng nhiều dung môi độc hại, đắt tiền, khó thực hiện. Hướng thứ hai chiết theo phương pháp chiết bằng dung môi etanol với hiệu suất 10,87%. Chiết theo phương pháp này thời gian tiến hành dài. Dịch chiết etanol rất khó kết tủa ở nhiệt độ phòng, phải kết tinh ở 0-5oC và thời gian kết tủa dài, dịch chiết lẫn nhiều tạp gây nhiều khó khăn cho quá trình lọc [7].
Đặng Uy Nhân tách mangiferin từ 1,5kg lá dó bầu sử dụng dung môi methanol để chiết, sau đó chiết lần lƣợt với các dung môi n-hexan, etyl acetat, butanol. Chạy cột với hệ dung môi CHCl3:MeOH:H2O (80:20:2), kết tinh trong dung môi CHCl3:MeOH (5:5).
BÙI THỊ HOA 18 Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy có rất nhiều phương pháp chiết khác nhau có thể được sử dụng ngay từ dung môi đầu tiên dùng để chiết, các dung môi dùng tiếp theo để loại tạp chất và cả dung môi dùng tinh chế. Do đó việc lựa chọn các loại dung môi dùng để chiết và dung môi dùng cho quá trình tinh chế là cần thiết. Đề tài này sẽ nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình chiết hoàn chỉnh để có thể tách được lượng chất mangiferin đạt hiệu suất cao nhất và từ chất mangiferin tách được dùng để ứng dụng trong thực phẩm chức năng.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tiềm năng từ Dó Bầu rất lớn trong đó việc nghiên cứu chiết tách hoạt chất mangiferin đang được nhóm đề tài quan tâm. Trước đây việc tách chiết mangiferin chủ yếu là nguồn nguyên liệu lá xoài nhưng hiện nay để mở rộng tìm kiếm nguồn nguyên liệu phong phú và để tận dụng nguồn nguyên liệu thì đề tài tiến hành nghiên cứu trên lá Dó Bầu. Đề tài được thực hiện với mục đích nhằm chiết tách được hợp chất mangiferin trong lá Dó Bầu Việt Nam để ứng dụng trong dược phẩm và thực phẩm chức năng. Trong đề tài này chúng tôi thực hiện một số nội dung sau:
1. Khảo sát để lựa chọn vùng nguyên liệu 2. Nghiên cứu quy trình tách chiết mangiferin
+ Lựa chọn số lần chiết
+ Lựa chọn dung môi tinh chế.
+ Đánh giá hàm lƣợng mangiferin.
3. Phân tích cấu trúc, thành phần và hoạt tính sinh học của hoạt chất ( thử hoạt tính chống oxy hóa và hoạt tính kháng khuẩn).
4. Ứng dụng hợp chất mangiferin trong dƣợc phẩm và thực phẩm thức năng.