1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Tình hình dân sinh - kinh tế.
Xã La Bằng có 1010 hộ và 3869 nhân khâu (theo số liệu thống kê tháng 12 năm 2014). Trên địa bàn xã có 10 xóm: Na Lạc, Lau Sau, La Bằng, Đồng Tiến, La Cút, Rừng Vần, Kẹm, Tiến Thành, Đồng Đinh, Non Bẹo.
19
Đời sống nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, buôn bán nhỏ nên thu nhập của người dân còn thấp và chưa ổn định. Xã nằm trong chương trình 135 của chính phủ. Trước đây xã là vùng kinh tế chủ yếu dựa vào cây lúa và trồng màu, nhưng hiện nay chuyển đổi cơ cấu sang trồng cây chè vốn là cây truyền thống của địa phương.
Hiện nay, diện tích chè là 400 ha được phân bố ở 10 xóm, năng suất đạt 98 tấn/ha. UBND xã đã và đang quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ kinh tế xã hội ở đây đang phát triển từng ngày, dẫn tới đời sống sinh hoạt của người dân dần được nâng cao.
* Tình hình văn hóa – xã hội
+ Về văn hóa: Trong những năm gần đây, công tắc văn hóa thông tin tuyên truyền của xã La Bằng dần được quan tâm rõ rệt. Xã đã tổ chức tốt các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao nhàn nâng cao sức khỏe, thể lực và tinh thần cho nhân dân. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, mời các đoàn ngệ thuật về phục vụ để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. An ninh quốc phòng được giữ vững và ổn định. Tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi. Về công tác xã hội, xã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, trợ cấp các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
+ Về giáo dục: Sự nghiệp giáo dục phổ thông có nhiều chuyển biến tích cực, xã có một trường trung học cơ sở,một trường tiểu học và một trường mầm non. Cơ sở vật chất trường lớp dần được củng cố, số giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi ngày càng tăng, Năm học 2014 – 2015 cả 3 cấp học đã thực hiện tốt công tác dậy và học, tỉ lệ học sinh giỏi ngày càng tăng, 100% các cháu 5 tuổi đều đủ điều kiện vào lớp 1.
Tỷ lệ học sinh lên lớp bậc tiểu học, THCS đạt 100%, cả ba trường giữ vững đạt chuẩn quốc gia. Công tác chuẩn bị cho năm học mới 2015 – 2016 được cả ba trường tổ chức thành công, tiếp tục thực hiện và phát huy tốt công tác dạy và học, duy trì phổ cập giáo dục 3 độ tuổi, 100% các cháu 5 tuổi đều đủ điều kiện vào lớp 1. Nhờ vậy trường đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo quy định.
20
Hiện nay, trường tiếp tục chỉ đạo xây dựng trường xanh, sạch, đẹp, chất lượng giáo dục trung học từng bước được tăng lên.
+ Về y tế: Xã La Bằng có một trạm y tế có 7 gường, duy trì tốt công tác khám chữa bệnh. Các chương trình y tế được triển khai đúng kế hoạch, thực hiện chương trình phòng chống bệnh mùa hè, bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho người nghèo và làm tốt công tác y tế học đường. Trong 6 tháng đầu năm 2015 xã tổ chức được 10 buổi truyền thông, có 4013 lượt khám chữa bệnh, trong đó có 4089 lượt khám miễn phí.
* Tình hình sản suất
Dựa trên bản báo cáo sơ kết của xã La Bằng năm 2014, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:
Tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp:
+ Về cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy cả năm là 390,3 ha đạt 100% diện tích, năng xuất đạt bình quân 56,5 tạ/ha, sản lượng đạt 2205,2 tấn.
+ Về các loại cây màu:
Diện tích gieo trồng cây màu cả năm đạt 128ha/125ha kế hoạch đạt 102,4 % gồm rau các loại 76,6ha/125ha kế hoạch, đậu các loại 8ha/8ha kế hoạch, khoai lang 25ha/25 ha kế hoạch, sắn…Diện tích trồng ngô là 2,4ha/3 ha kế hoạch, năng suất ngô là 42 tạ/ha, sản lượng đạt 10,08 tấn.
Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt cả năm đạt: 2215,28 tấn.
+ Về cây chè: Diện tích chè hiện có 238.5 ha. Trong đó có tất cả 200 ha, chè cải tạo là 30.5 ha, còn lại là diện tích chè cho thu hái thường. Năng suất đạt 115 tạ/ha, sản lượng đạt 2.742,7 tấn. Xã đã có chủ trương kịp thời cho diện tích chè trồng lại, trồng mới đạt 16,1 ha và chuyển đổi diện tích chè thường sang chè cành có năng suất chất lượng cao.
+ Về lâm nghiệp: Hộ dân trồng phân tán trên diện tích đã khai thác được 10 ha, kế hoạch chăm sóc và tỉa thưa đều được thực hiện đúng theo pháp lệnh quy định, công tắc quản lý bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt việc phối kết hợp
21
tuyên truyền giáo dục pháp luật bảo vệ, phát triển và khai thác rừng. Bắt giữ và sử phạt 2 vụ vận chuyển gỗ trái phép, xử phạt hành chính, thu nộp ngân quỹ gần 400.000đ.
+ Tình hình phát triển chăn nuôi: Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật cho ngành chăn nuôi nhằm nâng cao tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông ngiệp. Theo thống kê thì số lượng gia súc, gia cầm trong năm 2010 như sau: Đàn trâu là 183 con, đàn lợn là 1778 con, đàn gia cầm là: 45.381 con.
Về nuôi cá thì diện tích chăn nuôi thả cá là 10 ha, năng suất ước đạt 8tan/ha, sản lượng cả năm đạt 80 tấn. Mô hình nuôi cá lồng chưa phát triển được lồng cá mới.
Trên địa bàn xã có một trạm kiểm dịch, nghiêm cấm vận chuyển gia súc, gia cầm trên đi bàn. UBND xã chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm nên 6 tháng đầu năm không có dịch bệnh xảy gia.
Nhận xét chung về khó khăn thuận lợi:
Qua điều tra tình hình thực tế của xã chúng tôi cảm thấy xã có một số khó khăn và thuận lợi sau:
+ Thuận lợi: Là một xã miền núi có địa bàn tương đối rộng, dân cư đông là tiền đề để phát triển kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó xã còn có khu du lịch lớn của tỉnh thuận tiện cho việc phát triển các dịch vụ như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, buôn bán…Hơn nữa xã lại còn nằm trên con đường quốc lộ liên tỉnh, liên huyện nên thuận lợi cho việc buôn bán, tiêu thụ các sản phẩm nông lâm nghiệp, ứng dụng cá tiến bộ khoa học kỹ thuật,vận chuyển và đi lại của người dân.
Xã còn lợi thế về diện tích đất tự nhiên rộng lớn, đặc biệt là đất đồi nên thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, các mô hình nông lâm kết hợp và các loại hình kinh tế trang trại.
Xã có sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm của UBND huyện, các ban ngành đoàn thể huyện Đại Từ, sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng xuốt của cấp Đảng ủy, chính quyền địa
22
phương. Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội đã đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, phối thực hiện tốt các nhiêm vụ đã được đề ra.
Đội ngũ cán bộ chuyên môn và các cơ sở của xã giỏi về chuyên môn, không ngừng nỗ lực, năng động, sáng tạo và rất có trách nhiệm trong công việc chỉ đạo các chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội.
Đối với người dân, nhiều hộ đã biết được các thành tựu khoa học, kỹ thuật, việc tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng dễ dàng hơn. Nhận thức của bà con ngày càng được nâng cao nên việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất một cách phù hợp và kịp thời luôn được bà con hưởng ứng nhiệt tình.
+ Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi đó, La Bằng còn có những khó khăn sau:
Là một xã miền núi có địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, rét kéo dài vào đầu năm nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn một số diện tích lúa, mạ bị chết.
Sự biến động về giá cả hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày tăng quá cao, nhất là phân bón, thức ăn gia súc và các loại giống lúa khan hiếm. Bên cạnh đó các mặt hàng nông sản quan trọng là chè búp giá cả không ổn định dẫn đến thu nhập của người dân trong xã còn chưa cao.
Sự phân bố dân cư không đồng đều nên ảnh hưởng tới việc tuyên truyền phổ cập khoa học kỹ thuật tới từng hộ dân.
Vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp còn hạn chế, điều này làm cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày càng khó khăn.
Mạng lưới thú y cơ sở còn yếu trong tổ chức và quản lý, do vậy làm cho việc kiểm soát dịch bệnh chưa được tốt. Tập quán chăn nuôi còn lạc hậu nên việc áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y và phòng bệnh còn khó thực hiện.
23
PHẦN 3