Cấu trúc tổ thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học và phân bố tự nhiên cây xoan đào (pygeum arboreum endl) tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 48)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao

4.4.1. Cấu trúc tổ thành

Tổ thành thực vật cho biết số loài tham gia và số cá thể của từng loài trong thành phần cây gỗ của rừng. Theo Daniel Marmillod, những loài cây nào có chỉ số IV > 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần, đó là chỉ dẫn làm

38

cơ sở quan trọng xác định loài và nhóm loài ưu thế. Kết quả được trình bày chi tiết trong bảng 4.3.

Bảng 4.3 – Công thức tổ thành rừng tại khu vực nghiên cứu

STT Vị trí Tên Cây N số cây N% G% IV%

1

Chân

Cổ dải 6 7.5 3.30 5.40

Kẹn 10 12.5 2.44 7.47

Phách 7 8.75 2.37 5.56

Xoan đào 13 16.25 5.07 10.66

4 loài có IV% >5% 36 45 13.18 29.09

15 loài có IV% < 5% 33 55 86.82 70.91

2

Sườn

Chò nâu 6 11.3 7.8 9.6

Kẹn 4 11.2 5.2 5.1

Kháo 7 5.4 9.1 7.2

Sảng đá 6 5.6 6.5 6.0

Sồi gai 6 3.1 7.8 5.5

Bứa 4 36.6 5.8 5.0

6 loài có IV% > 5% 33 63.4 42.2 38.4

15 loài có IV% < 5% 46 36.9 57.8 61.6

3

Đỉnh

Bồ đề 10 10.4 6.6 8.5

Kẹn 6 6.3 7.5 6.9

Kháo 5 7.8 4.8 6.3

Trám trắng 8 8.3 2.2 8.3

Vàng mương 6 6.3 8.4 7.3

Vỏ đỏ 5 5.4 5 5.2

6 loài có IV% > 5% 54 44.3 34.7 42.5

18 loài có IV% <5% 36 55.7 65,3 57.5

Kết quả bàng 4.3 cho thấy: Ở vị trí chân có 69 cá thể của 19 loài cây. Trong tổng số 19 loài cây gỗ có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành: Xoan đào có mật độ 13 cây/ha với chỉ số IV% cao nhất 10,66%; Tiếp đến Kẹn có 10 cây/ha, IV% là 7,47%; Phách có 7 cây/ha với IV% là 5.56%; Cổ dải có 6 cây/ha với IV% là 5,4%;

Từ kết quả điều tra ta tính được công thức tổ thành ở trạng thái IIA như sau:

Công thức tổ thành tầng cây cao:

10,66Xđ + 7,47K + 5,56Ph + 5,4Cd + 70,91Lk

Ghi chú: Xđ: Xoan đào; K: Kẹn;Ph; Phách;Cd: cổ dải; Lk: Loài khác

39

Từ công thức tổ thành tầng cây cao số cây của lâm phần và Xoan đào phân bố ta thấy tổ thành loài cây trong trạng thái IIA khá phức tạp ,nhưng có thể xác định nhóm loài cây ưu thế gồm 4 loài trong tổng số 19 loài tầng cây cao ,đây là những loài thích nghi tốt với điều kiên khí hậu và đất đai của địa phương.

Ở vị trí sườn có 79 cá thể của 21 loài cây. Trong tổng số 21 loài cây gỗ có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành: Chò nâu có mật độ 6 cây/ha với chỉ số IV%

cao nhất 9,6%; Tiếp đến là Nhội có 3 cây/ha, IV% là 9.2%; Kẹn có 4 cây/ha với IV% là 8,21%; Kháo có 7 cây/ha với IV% là 7,22%; Sến có 2 cây/ha với IV% là 7,31%; Sồi gai có 6 cây/ha với IV% là 5,5%.

Từ kết quả điều tra ta tính được công thức tổ thành ở trạng thái IIA như sau:

Công thức tổ thành tầng cây cao:

9,6Cn + 8,21K + 7,22Kh + 5,46Sg + 6Sđ + 5B + 47Lk

Ghi chú: Cn: chò nâu; K: kẹn; Kh: kháo; Sg: sồi gai;Sđ: sảng đá; B: bứa;

Lk: Loài khác

Từ công thức tổ thành tầng cây cao số cây của lâm phần phân bố ta thấy tổ thành loài cây trong trạng thái IIA khá phức tạp, cũng có nhiều loài hỗn giao, nhưng có thể xác định nhóm loài cây ưu thế gồm 6 loài trong tổng số 21 loài tầng cây cao ,đây là những loài thích nghi tốt với điều kiên khí hậu và đất đai của địa phương.

Ở vị trí đỉnh có 90 cá thể của 24 loài cây. Trong tổng số 24 loài cây gỗ có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành: Bồ đề có mật độ 10 cây/ha với chỉ số IV% là 8,5%; Tiếp đến,Vỏ đỏ có 5 cây/ha với IV% là 5,2%; Kẹn có 6 cây/ha với chỉ số IV% là 6,9%;Kháo có 5 cây/ha,chỉ số IV% là 6,3%; Trám trắng có 8 cây/ha với IV% là 5,3%; Vàng mương có 6 cây/ha với IV% là 7,3%;

Từ kết quả điều tra ta tính được công thức tổ thành ở trạng thái IIA như sau:

Công thức tổ thành tầng cây cao:

8,5Bđ + 5Vđ + 6,9K+ 6,3Kh + 5,3Tt + 7,3Vm + 57,5Lk

Ghi chú: Bđ: bồ đề; K: kẹn; Kh: kháo; Tt: trám trắng; Vm: vàng mương;

Vđ: vỏ đỏ; Lk; loài khác

40

Nhìn vào công thức tổ thành tầng cây cao số cây của lâm phần và Xoan đào phân bố ta thấy tổ thành loài cây trong trạng thái IIA khá phức tạp ,cũng có nhiều loài hỗn giao,nhưng có thể xác định nhóm loài cây ưu thế gồm 6 loài trong tổng số 24 loài tầng cây cao ,đây là những loài thích nghi tốt với điều kiên khí hậu và đất đai của địa phương.

Như vậy cấu trúc tổ loài cây cao của 3 vị trí khu vực nghiên cứu gồm nhiều loài hỗn giao, thành phần loài cây nhìn chung không có khác biệt nhiều chủ yếu vẫn là cây tiên phong ưa sáng,và tham gia vào cấu trúc chính của rừng như: Xoan đào, Cổ dải, Chò nâu, Bồ đề...Tuy nhiên chúng lại khác nhau về tỷ lệ mỗi loài ở mỗi khu vực điển hình nhất là cây Xoan đào, cây Xoan đào có tỷ lệ tổ thành đứng thứ 1 ở vị trí chân là 13 cây nhưng ở vị trí sườn và vị trí đỉnh cây Xoan đào không nằm trong công thức tổ thành vì số lượng cây xoan đào rất ít,dao động từ 1-3 cây trên từng vị trí.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học và phân bố tự nhiên cây xoan đào (pygeum arboreum endl) tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)