Công tác phục vụ sản xuất

Một phần của tài liệu Một số bệnh thường gặp ở bò tại trại công ty cổ phần nam việt xã hồng tiến thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 37 - 40)

Phần 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Công tác chăn nuôi tại trại

- Về chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi bò. Vừa qua công ty đã xây dựng chuồng nuôi mới và đang tu sửa, thay đổi trang thiết bị các chuồng nuôi cũ để nâng cao tổng số đàn bò và nâng cao hiệu quả sản xuất.

4.1.1.1. Công tác chọn giống

- Muốn chăn nuôi bò thịt đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quảkinh tế cao, cần quan tâm đến những vấn đề cơ bản như: Giống,tuổi,giới tính, khối lượng lúc giết mổ, dinh dưỡng và phương thức vỗ béo.

- Giống là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Giống khác nhau thì tốc độ sinh trưởng, phát triển, tích lũy thịt, mỡ khác nhau, bò nuôi lấy thịt, mục tiêu chung là làm sao để bò ở giai đoạn tuổi thích hợp đạt trọng lượng cao, kết cấu ngoại hình vững chắc, tỷ lệ thịt xẻ cao, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Chọn bò dùng để nuôi thịt hoặc dùng để sản xuất giống thịt, cần chọn bò có những đặc điểm như sau:

+ Có tầm vóc lớn, khung xương to nhưng xương nhỏ, nhiều thịt.

+ Da bóng mượt, hơi nhăn đùn (lỏng lẻo).

+ Háo ăn, chịu đựng được điều kiện ăn khó khăn, dễ nuôi, ít bệnh.

+ Hiền lành, dễ khống chế.

+ Kiểm tra độ mập ốm trong trường hợp muốn vỗ béo chúng trong thời gian nhất định bằng cách quan sát từ xa, quan sát gần, dùng tay xoa những góc xương để xác định.

4.1.1.2. Thức ăn

- Khi nuôi bò thịt cần chú ý nguồn thức ăn thô xanh cho bò bằng cách tăng cường trồng cỏ, nhất là các giống cỏ cho năng suất cao như cỏ voi, cỏ

VA 06, đồng thời sử dụng các loại phụ phẩm của cây trồng như cây ngô non, ngọn lá mía, dây lạc, dây khoai, đặc biệt là rơm lúa ngoài ra còn thức ăn tinh hỗn hợp từ các sản phẩm nông nghiệp sẵn có như: Ngô, sắn, gạo, lạc, đậu tương phối trộn thành nguồn thức ăn hỗn hợp.

- Khẩu phần thức ăn vỗ béo cho trâu, bò giàu đạm và nhiều sắt, thịt có màu đỏ đậm; có nhiều bột ngô (bắp), mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm ngon.

- Nếu khẩu phần thức ăn có tỷ lệ phụ phẩm công nghiệp, thớ thịt bò lớn và nhiều mỡ giắt (mỡ giữa các lớp thịt). Khẩu phần thức ăn thường là:

thức ăn thô xanh 30kg/ngày (cỏ tươi hoặc khô, rơm được ủ ure); thức ăn tinh 2,5 - 3kg/ngày với Protein tiêu hóa 100 gram, cho trâu, bò ăn 4 - 5 lần trong ngày, nước uống 50 - 60 lít/ngày, có thể sử dụng nước muối nồng độ 9%. Tại Trung Quốc, thậm chí bò được nuôi bằng rác, chúng được nuôi bằng cách ăn rác thải đến khi đủ lớn sẽ đem đi giết mổ. Vi khuẩn và nấm mốc, thậm chí thủy ngân và các chất hóa học độc hại khác mà gia súc thường xuyên tiếp xúc và hấp thụ có thể dễ dàng lây lan qua con người khi giết mổ hay ăn thịt chúng.

- Cám hỗn hợp cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho bò + Lượng thức ăn cho bò tại trại được chia theo khẩu phần ăn theo bảng sau:

Bảng 4.1. Khẩu phần thức ăn dinh dƣỡng cho bò, bê

Lô bò, bê Cỏ xanh

(Kg/con/ngày)

Cỏ ủ chua (Kg/con/ngày)

Cám hỗn hợp (Kg/con/ngày)

Chờ phối chờ khám 30 1 1,5

Bò giống 35 1,5 3

Bò loại thải 35 1 3

Bò đực 30 0,8 0,5

Bê > 6 tháng tuổi 15 0,5 1

Bê < 6 tháng tuổi 10 1 1

4.1.1.3. Chuồng trại

- Hướng chuồng: theo hướng Nam hoặc Đông Nam. Đảm bảo mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

- Kiểu chuồng: kiểu chuồng 2 dãy máng ăn được bố trí dọc theo lối đi

- Nền chuồng: xây bằng xi măng nền chuồng có độ dốc 1,2% - 1,5%.

Rãnh thoát nước tiểu có độ dốc 0,2% - 0,5%.

- Máng ăn, máng uống: lòng máng trơn láng tiện cho việc quét dọn ở bên trong, đáy máng cao hơn mặt nền 0,2m.

- Máng uống bố trí ở phía ngoài để gia súc đi lại uống nước.

- Đường đi: phù hợp theo kiểu chuồng, đảm bảo dọn phân sạch sẽ và tiết kiệm sức lao động.

- Rãnh thoát phân và nước tiểu: Rãnh thoát rộng 2,5cm, sâu không quá 10cm.

- Nước rửa phân và nước tiểu dẫn ra bể đặt ở xa khu chuồng để xử lý và sử dụng.

4.1.2. Công tác phòng và trị bệnh 4.1.2.1. Công tác phòng bệnh

- Công tác phòng bệnh cho bò được triển khai theo đúng lịch một năm hai đợt:

+ Đợt 1: từ tháng 3 đến tháng 4.

+ Đợt 2: từ tháng 9 đến tháng 10.

+ Đối với bê tiêm phòng nội và ngoại ký sinh trùng một năm hai lần.

4.1.2.2. Công tác trị bệnh

+ Điều trị bệnh cho bò mắc bệnh viêm tử cung.

+ Điều trị bệnh cho bê mắc bệnh ngoại ký sinh trùng (ve).

+ Điều trị bệnh cho bê mắc hội chứng tiêu chảy.

4.1.3. Công tác khác

Chăm sóc theo dõi tình hình sức khỏe một số đàn bò nơi thực tập, tham gia che chắn chuồng trại đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè, cho bò ăn, vệ sinh chuồng trại.

Tham gia trực, phối giống nhân tạo cho bò cái động dục,đỡ đẻ bò, bấm số tai cho bê, khám thai cho bò chửa, phòng bệnh bằng vacxin cho bò, bê.

Kết quả của công tác phục vụ sản xuất được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

STT Nội dung công việc Số lƣợng (con)

Kết quả (an toàn/khỏi) Số lƣợng

(con)

Tỷ lệ (%) 1

Phòng bệnh cho bò 105 An toàn

- Vaccine Tụ huyết trùng 105 105 100

- Vaccine Lở mồm long móng 105 105 100

2

Điều trị bệnh cho bò,bê Khỏi

- Viêm tử cung 15 15 100

- Tiêu chảy ở bê 27 27 100

- Ngoại ký sinh trùng 17 17 100

3

Công tác khác An toàn/đạt

- Phối giống 6 3 50

- Đỡ đẻ 4 4 100

- Bấm số tai 20 20 100

- Khám thai cho bò chửa 25 25 100

Một phần của tài liệu Một số bệnh thường gặp ở bò tại trại công ty cổ phần nam việt xã hồng tiến thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)