2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam vốn là nước nông nghiệp với cây lúa nước là cây trồng chính.
- Bò được nuôi trong các hộ gia đình nông dân với mục đích chính là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như cày ruộng, lấy phân, kéo xe...
- Bò được nuôi nhiều ở các vùng trung du, miền núi và ven biển đất cát nhẹ. Mùa đông ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam là thời gian bò bị thiếu hụt thức ăn trầm trọng và phải sống trong môi trường bất lợi như quá lạnh, quá nóng, dịch bệnh và thiếu nước.
- Những năm gần đây quá, quá trình cơ giới hóa nông thôn đã chuyển mục đích nuôi bò từ cày kéo sang mục đích sản xuất thịt sữa. Mặc dù vậy, con bò vẫn giữ vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, vì những lý do sau:
+ Tăng sản phẩm thịt cho xã hội.
+ Tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
+ Giải quyết sức kéo cho những vùng chưa có điều kiện cơ giới hóa + Tận dụng nguồn thức ăn sẵn cỏ, các phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến để tạo ra nhũng sản phẩm có giá trị cho xã hội.
+ Cung cấp phân bón cho trồng trọt.
+ Góp phần giải quyết việc làm lao động cho nông thôn. Tổng đàn bò thịt của Việt nam đến ngày 31/12/2014 là 5.006 con do điều kiện tự nhiên khác nhau, sự phân bố không đồng đều giữa vùng sinh thái, cao nhất cả nước là vùng Bắc, Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tiếp đó là vùng Trung du và miền núi Phía Bắc, Đông Nam Bộ là vùng có số lượng bò thấp nhất.
- Năm 1990, Việt Nam có 3.117 con bò, năm 2000, số bò tăng lên ngàn con. Tốc độ tăng đàn trong giai đoạn này là 3,5% mỗi năm.
- Đến năm 2006 số bò đạt 6.510 con. Tốc độ tăng đàn từ 2000 - 2006 là 9,6% mỗi năm. Đàn trâu dao động trên dưới 3.000 con, tốc độ tăng đàn chậm.
- Năm 2006, tổng đàn trâu đạt 2.920 ngàn con.Tổng đàn trâu và bò năm 2006 đạt8.430 ngàn con. Tính bình quân số trâu bò trên đầu người còn rất thấp, chưa tới 0,1 con/người. Trong khi bình quân chung của thế giới là 0,24 con/người và châu Á là 0,16 con/người.
- So với một số nước trongkhuvực,
ViệtNamthuộcnhómítnướccósốlượngtrâubòbìnhquântrênđầu ngườithấpnhất.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tƣợng
- Đàn bò tại trại bò Công ty cổ phần Nam Việt - xã Hồng Tiến - thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm:Trại bò công ty cổ phần Nam Việt - xã Hồng Tiến - thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian: Từ ngày 18 tháng 5 năm 2016 đến ngày 18 tháng 11 năm 2016.
3.3. Nội dung tiến hành
3.3.1. Tình hình mắc bệnh của đàn bò tại trại - Số bò mắc bệnh viêm tử cung.
- Số bê mắc hội chứng tiêu chảy.
- Số bò mắc bệnh ngoại ký sinh trùng (ve).
3.3.2. Đánh giá hiệu lực của thuốc điều trị bệnh
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ bò mắc bệnh theo lứa tuổi.
- Tỷ lệ bò mắc bệnh theo tính biệt.
- Tỷ lệ bò mắc bệnh theo tháng theo dõi.
- Hiệu lực điều trị bệnh của thuốc.
3.4.2. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin
- Phương pháp điều tra gián tiếp:Tiến hành điều tra thông tin qua sổ sách của trại.
- Phương pháp điều tra trực tiếp:Thống kê đàn bò cần điều tra, lập sổ sách theo dõi.Hàng ngày theo dõi đàn bò, chẩn đoán lâm sàng, phát hiện những con mắc bệnh.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Một số công thức tính:
Số bò mắc bệnh (con)
Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100 Tổng số bò theo dõi (con)
Số bò khỏi bệnh (con)
Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x 100 Số bò điều trị (con)
Tổng thời gian điều trị từng con (ngày) Thời gian điều trị trung bình (ngày) =
Số bò điều trị (con)
Các số liệu thu được được xử lý theo phương pháp thông kê sinh học và phần mềm Microsoft excel 2007.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất
4.1.1. Công tác chăn nuôi tại trại
- Về chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi bò. Vừa qua công ty đã xây dựng chuồng nuôi mới và đang tu sửa, thay đổi trang thiết bị các chuồng nuôi cũ để nâng cao tổng số đàn bò và nâng cao hiệu quả sản xuất.
4.1.1.1. Công tác chọn giống
- Muốn chăn nuôi bò thịt đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quảkinh tế cao, cần quan tâm đến những vấn đề cơ bản như: Giống,tuổi,giới tính, khối lượng lúc giết mổ, dinh dưỡng và phương thức vỗ béo.
- Giống là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Giống khác nhau thì tốc độ sinh trưởng, phát triển, tích lũy thịt, mỡ khác nhau, bò nuôi lấy thịt, mục tiêu chung là làm sao để bò ở giai đoạn tuổi thích hợp đạt trọng lượng cao, kết cấu ngoại hình vững chắc, tỷ lệ thịt xẻ cao, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Chọn bò dùng để nuôi thịt hoặc dùng để sản xuất giống thịt, cần chọn bò có những đặc điểm như sau:
+ Có tầm vóc lớn, khung xương to nhưng xương nhỏ, nhiều thịt.
+ Da bóng mượt, hơi nhăn đùn (lỏng lẻo).
+ Háo ăn, chịu đựng được điều kiện ăn khó khăn, dễ nuôi, ít bệnh.
+ Hiền lành, dễ khống chế.
+ Kiểm tra độ mập ốm trong trường hợp muốn vỗ béo chúng trong thời gian nhất định bằng cách quan sát từ xa, quan sát gần, dùng tay xoa những góc xương để xác định.
4.1.1.2. Thức ăn
- Khi nuôi bò thịt cần chú ý nguồn thức ăn thô xanh cho bò bằng cách tăng cường trồng cỏ, nhất là các giống cỏ cho năng suất cao như cỏ voi, cỏ
VA 06, đồng thời sử dụng các loại phụ phẩm của cây trồng như cây ngô non, ngọn lá mía, dây lạc, dây khoai, đặc biệt là rơm lúa ngoài ra còn thức ăn tinh hỗn hợp từ các sản phẩm nông nghiệp sẵn có như: Ngô, sắn, gạo, lạc, đậu tương phối trộn thành nguồn thức ăn hỗn hợp.
- Khẩu phần thức ăn vỗ béo cho trâu, bò giàu đạm và nhiều sắt, thịt có màu đỏ đậm; có nhiều bột ngô (bắp), mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm ngon.
- Nếu khẩu phần thức ăn có tỷ lệ phụ phẩm công nghiệp, thớ thịt bò lớn và nhiều mỡ giắt (mỡ giữa các lớp thịt). Khẩu phần thức ăn thường là:
thức ăn thô xanh 30kg/ngày (cỏ tươi hoặc khô, rơm được ủ ure); thức ăn tinh 2,5 - 3kg/ngày với Protein tiêu hóa 100 gram, cho trâu, bò ăn 4 - 5 lần trong ngày, nước uống 50 - 60 lít/ngày, có thể sử dụng nước muối nồng độ 9%. Tại Trung Quốc, thậm chí bò được nuôi bằng rác, chúng được nuôi bằng cách ăn rác thải đến khi đủ lớn sẽ đem đi giết mổ. Vi khuẩn và nấm mốc, thậm chí thủy ngân và các chất hóa học độc hại khác mà gia súc thường xuyên tiếp xúc và hấp thụ có thể dễ dàng lây lan qua con người khi giết mổ hay ăn thịt chúng.
- Cám hỗn hợp cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho bò + Lượng thức ăn cho bò tại trại được chia theo khẩu phần ăn theo bảng sau:
Bảng 4.1. Khẩu phần thức ăn dinh dƣỡng cho bò, bê
Lô bò, bê Cỏ xanh
(Kg/con/ngày)
Cỏ ủ chua (Kg/con/ngày)
Cám hỗn hợp (Kg/con/ngày)
Chờ phối chờ khám 30 1 1,5
Bò giống 35 1,5 3
Bò loại thải 35 1 3
Bò đực 30 0,8 0,5
Bê > 6 tháng tuổi 15 0,5 1
Bê < 6 tháng tuổi 10 1 1
4.1.1.3. Chuồng trại
- Hướng chuồng: theo hướng Nam hoặc Đông Nam. Đảm bảo mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
- Kiểu chuồng: kiểu chuồng 2 dãy máng ăn được bố trí dọc theo lối đi
- Nền chuồng: xây bằng xi măng nền chuồng có độ dốc 1,2% - 1,5%.
Rãnh thoát nước tiểu có độ dốc 0,2% - 0,5%.
- Máng ăn, máng uống: lòng máng trơn láng tiện cho việc quét dọn ở bên trong, đáy máng cao hơn mặt nền 0,2m.
- Máng uống bố trí ở phía ngoài để gia súc đi lại uống nước.
- Đường đi: phù hợp theo kiểu chuồng, đảm bảo dọn phân sạch sẽ và tiết kiệm sức lao động.
- Rãnh thoát phân và nước tiểu: Rãnh thoát rộng 2,5cm, sâu không quá 10cm.
- Nước rửa phân và nước tiểu dẫn ra bể đặt ở xa khu chuồng để xử lý và sử dụng.
4.1.2. Công tác phòng và trị bệnh 4.1.2.1. Công tác phòng bệnh
- Công tác phòng bệnh cho bò được triển khai theo đúng lịch một năm hai đợt:
+ Đợt 1: từ tháng 3 đến tháng 4.
+ Đợt 2: từ tháng 9 đến tháng 10.
+ Đối với bê tiêm phòng nội và ngoại ký sinh trùng một năm hai lần.
4.1.2.2. Công tác trị bệnh
+ Điều trị bệnh cho bò mắc bệnh viêm tử cung.
+ Điều trị bệnh cho bê mắc bệnh ngoại ký sinh trùng (ve).
+ Điều trị bệnh cho bê mắc hội chứng tiêu chảy.
4.1.3. Công tác khác
Chăm sóc theo dõi tình hình sức khỏe một số đàn bò nơi thực tập, tham gia che chắn chuồng trại đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè, cho bò ăn, vệ sinh chuồng trại.
Tham gia trực, phối giống nhân tạo cho bò cái động dục,đỡ đẻ bò, bấm số tai cho bê, khám thai cho bò chửa, phòng bệnh bằng vacxin cho bò, bê.
Kết quả của công tác phục vụ sản xuất được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT Nội dung công việc Số lƣợng (con)
Kết quả (an toàn/khỏi) Số lƣợng
(con)
Tỷ lệ (%) 1
Phòng bệnh cho bò 105 An toàn
- Vaccine Tụ huyết trùng 105 105 100
- Vaccine Lở mồm long móng 105 105 100
2
Điều trị bệnh cho bò,bê Khỏi
- Viêm tử cung 15 15 100
- Tiêu chảy ở bê 27 27 100
- Ngoại ký sinh trùng 17 17 100
3
Công tác khác An toàn/đạt
- Phối giống 6 3 50
- Đỡ đẻ 4 4 100
- Bấm số tai 20 20 100
- Khám thai cho bò chửa 25 25 100
4.2. Tình hình mắc bệnh trên đàn bò nuôi tại trại bò công ty cổ phần Nam Việt - xã Hồng Tiến - thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn bò nuôi tại trại năm 2016 Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh trên đàn bò, bê nuôi
tại trại năm 2016
Tên bệnh Tổng số bò (con)
Số bò mắc bệnh (con)
Tỷ lệ mắc (%)
Viêm tử cung 47 25 53,19
Hội chứng tiêu chảy ở bê 63 36 57,14
Bệnh ve ký sinh ở bê 63 25 39,68
Qua bảng 4.3. ta thấy tình hình bò, bê mắc bệnh năm 2016 gồm 3 bệnh như sau:Bệnh viêm tử cung có số con theo dõi là 47 con, số con mắc bệnh là 25 con, chiếm tỷ lệ53,19%. Hội chứng tiêu chảy ở bê qua theo dõi 63 con có số con mắc bệnh là 36, chiếm tỷ lệ 57,14%. Bệnh ve ký sinh ở bê có tỷ lệ mắc là 39,68%(25/63 con mắc bệnh).
4.2.2. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bò nuôi tại trại Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung
trên đàn bò theo lứa đẻ Lứa đẻ Số con theo dõi
(con)
Số con mắc bệnh (con)
Tỷ lệ (%)
1 10 7 70,00
2 7 3 42,86
3 9 5 55,56
Tính chung 26 15 57,69
Bảng 4.4 cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn bò thường tậptrung vào những bò đẻ lứa đầu (70,00%) và những bò đã đẻ nhiều lứa như lứa thứ 3 (55,56%). Ở những lứa đầu tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là khá cao do trong lần sinh đẻ đầu tiên các bộ phận của cơ quan sinh dục giãn nở chưa hoàn toàn, thường dẫn đến hiện tượng đẻ khó và phải dùng biện pháp can thiệp bằng tay hay dụng cụ để kéo thai ra ngoài từ đó làm trầy sước niêm mạc đường sinh dục, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào qua những vết thương trên niêm mạc tử cung gây viêm.
Nhận xét của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (1994) [17]: phương pháp đỡ đẻ thô bạo, không đúng kỹ thuật là nguyên nhân chính gây bệnh viêm tử cung. Đặc biệt các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay và dụng cụ.
Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bò nuôi tại trại qua các tháng
Tháng Số bò theo dõi (con)
Số bò mắc bệnh (con)
Tỷ lệ mắc bệnh (%)
6 5 3 60,00
7 8 4 50,00
8 6 3 50,00
9 4 3 75,00
10 3 2 66,67
Tính chung 26 15 57,69
Qua bảng 4.5ta thấy:bò mắc bệnh viêm tử cungchiếm tỷ lệ cao vào tháng 9,10 (75,00 % và 66,67 %). Khí hậu thay đổi,nguồn nước giếng khoan ít, công tác vệ sinh chuồng trại không được sạch, bò sau đẻ bị nhiễm bẩn gây nên bệnh viêm tử cung. Số bò mắc bệnh vào tháng 6, 7, 8 lần lượt là 60,00%, 50,00%
và 50,00%; tỷ lệ mắc thấp hơn do mùa hè nguồn nước được cung cấp đầy đủ, công tác vệ sinh chuồng trại được sạch sẽ. Chính vì vậy, trong chăn nuôi bò cần làm tốt công tác phối giống đúng kỹ thuật, chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đẻ để đề phòng bệnh viêm tử cung cho bò.
4.2.3. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê theo lứa tuổi
Bảng 4.6. Tình hình mắc hội chứngtiêu chảy ở bê theo lứa tuổi Lứa tuổi
(tháng)
Số bê theo dõi (con)
Số bê mắc bệnh (con)
Tỷ lệ mắc bệnh (%)
Sơ sinh - < 2 20 12 60,00
2 - <4 21 9 42,85
4 - ≤ 6 22 6 27,27
Tính chung 63 27 42,85
Qua bảng 4.6 ta thấy: Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở bê là rất cao, chiếm 42,85% với số bê được theo dõi, bê nhiễm bệnh tiêu chảy nhiều nhất ở lứa tuổi từ sơ sinh cho đến dưới 2 tháng tuổi (60,00%), tỷ lệ mắc cao hơn so với các lứa tuổi khác do bê vẫn theo mẹ, sức đề kháng vẫn còn kém, dễ mắc các bệnh ký sinh trùng do giun đũa, gây ra bệnh tiêu chảy. Đối với lứa tuổi từ 2 đến dưới 4 tháng tuổi, số bê mắc bệnh chiếm tỷ lệ là 42,85%, tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao do một số bê vừa được tách từ mẹ, khẩu phần ăn của bê thay đổi, một số bê ăn nhiều cám hỗn hợp và uống nhiều nước nên mắc bệnh. Lứa tuổi từ 4 đến dưới 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm là 27,27%; so với 2 lứa tuổi trên thì tỷ lệ mắc bệnh ít hơn do bê có sức đề kháng cao hơn, tuy nhiên một số bê vẫn mắc bệnh rải rác do chuồng trại chưa được vệ sinh sạch, nguồn nước uống bị ô nhiễm các vi sinh vật dễ gây bệnh cho bê.
Theo Lê Minh Chí (1995) [5], sự tổn thất ở bê nghé non chiếm tỷ lệ rất cao (70 - 80%), trong đó (80 - 90%) là do hậu quả của tiêu chảy gây ra.
Để thực hiện công tác phòng hội chứng tiêu chảy cho bê được tốt cần tiêm phòng ký sinh trùng định kỳ cho bê, nguồn nước uống, công tác vệ sinh phải sạch sẽ.
4.2.4. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê theo tháng theo dõi
Bảng 4.7. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê theo tháng theo dõi Tháng Số bê theo dõi
(con)
Số bê mắc bệnh (con)
Tỷ lệ mắc bệnh (%)
6 63 5 7,93
7 63 7 11,11
8 63 8 12,69
9 63 4 6,34
10 63 3 4,76
Tính chung 63 27 42,85
Qua bảng 4.7 ta thấy: Tỷ lệ bê mắc bệnh tiêu chảy theo các tháng khá cao, chủ yếu bê mắc bệnh vào các tháng 7, 8 (tỷ lệ mắc lần lượt là 11,11% và 12,69%) do khí hậu mùa hè nắng nóng, lượng nước cần cho bê uống là nhiều và do quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng tại trại có sử dụng cám hỗn hợp cho bê, ăn cám hỗn hợp có muối nên bê uống nhiều nước dẫn đến tiêu chảy. Tỷ lệ mắc bệnh ở tháng 6, 9,10 là 7,93%, 6,34% và 4,76%; so với hai tháng 7, 8 thì tỷ lệ mắc tiêu chảy của bê có giảm thấp hơn, một số bê vẫn mắc vào tháng 9,10 do lượng cỏ tươi cung cấp ít hơn nên trại đã cho bê ăn thêm thức ăn cỏ ủ để lâu nên bê mắc hội chứng tiêu chảy.
Theo Hồ Văn Nam và cs., (1997) [14] cho biết, nếu khẩu phần ăn cho vật nuôi không cân đối, thức ăn không đảm bảo chất lượng như bị ôi, thiu, mốc, nhiễm các vi sinh vật có hại thì gia súc rất dễ bị rối loạn tiêu hoá dẫn tới ỉa chảy.Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giả.
4.2.5. Tình hình mắc bệnh ký sinh trùng (ve) ở bê nuôi tại trại
Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ký sinh trùng (ve)ở bê nuôi tại trại Tháng Số bê theo dõi
(con)
Số bê mắc bệnh (con)
Tỷ lệ mắc bênh (%)
6 63 6 9,52
7 63 5 7,93
8 63 3 4,76
9 63 3 4,76
10 63 2 3,17
Tính chung 63 17 26,98
Qua bảng 4.8.cho thấy tỷ lệ nhiễm ve trên bê trung bình là 26,98 %. Cụ thể là tháng 6 số bê nhiễm ve có tỷ lệ cao nhất (chiếm9,25%),vào tháng 10 số bê nhiễm ve chiếm tỷ lệ là 3,17%. Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bê nhiễm ve tại trại có chiều hướng giảm dần theo tháng(từ9,25 % giảm
xuống3,17 %). Theo kết quả theo dõi cho thấy sự biến động tỷ lệ mắc theo tháng là do điều kiện khí hậu có sự thay đổi: vào tháng 6 đến tháng 8nhiệt độ và độ ẩm cao hơn, lượng mưa nhiều hơn, thuận lợi cho sự phát triển, sinh sản của ve.Vào tháng 9 đến tháng 10 thời tiết có sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm giảm làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, phát triển và sinh sản của ve, đặc biệt là làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nở trứng của ve.
4.2.6. Kết quả điều trị bệnh cho bò
4.2.6.1. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung cho bò
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung cho bò
STT Phác đồ
Số bò điều
trị (con)
Số bò khỏi (con)
Tỷ lệ khỏi
(%)
Thời gian (ngày)
1
- Tiêm: Tiêm bắpOxytocin: 5ml/con - Ketovet: Tiêm bắp 10ml/con
- Han - Lytevit C: Pha nước 2g/ 1 lít nước uống - Thụt rửa nước muối 0,9%
8 8 100 3 - 4
2
- Hanmolin LA: Tiêm bắp 20ml/con - Han - Tophan: Tiêm bắp 20ml/con - Thụt rửa bằng thuốc tím 0,1%
7 7 100 4 - 5
Tính chung 15 15 100 4,5
Qua bảng 4.9 ta thấy: kết quả điều trị bò mắc bệnh viêm tử cung có thời gian điều trị là 3 - 5 ngày, điều trị bằng hai phác đồ trên đều cho thấy hiệu quả khỏi là 100%, tuy nhiên số ngày điều trị của hai phác đồ là khác nhau (ở phác đồ 1 là3 - 4ngày, ở phác đồ 2 là 4 - 5 ngày). Phác đồ 1 cho thấy việc điều trị có hiệu quả tốt hơn là do sử dụng Oxytocin để tạo ra cơn co bóp nhẹ nhàng nhằm đẩy các chất bẩn và các dịch viêm ra ngoài.
Như vậy,người chăn nuôi nên sử dụng phác đồ 1 để điều trị bệnh viêm tử cung cho bò nhằm phục hồi nhanh chức năng sinh sản, nâng cao năng suất sinh sản.
4.2.6.2. Kết quả điều trị bê mắc hội chứng tiêu chảy