CHƯƠNG II ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH
3.2. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá
Phần này tập trung trả lời ba câu hỏi: kiểm tra đánh giá cái gì? Kiểm tra đánh giá như thế nào? Ai kiểm tra đánh giá? Đánh giá luôn tiến hành thường xuyên trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo để đính chính kịp thời, tránh lãng phí vô ích, tránh tình trạng đào tạo, bồi dưỡng không thiết thực. Đánh giá là khâu cuối cùng trong bốn khâu của quá trình quản lý đào tạo: xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, thực hiện kế hoạch, đánh giá đào tạo.
Đánh giá đào tạo nhằm xác định mức độ được các mục tiêu đã đề ra từ trước, để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn phù hợp với công tác đào tạo. Về bản chất thì ta đi so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra: đào tạo có đạt kết quả không? Có đem lại lợi ích như mong muốn không?
Các tiêu chí để đánh giá ĐT-BD là:
- Giá trị của bồi dưỡng: người đi học được kiến thức và kỹ năng mới;
- Giá trị chuyển giao: kỹ năng, kiến thức học được đã được chuyển vào để hoàn thiện hoạt động của tổ chức.
- Giá trị trong tổ chức: so sánh với nhóm không được tham gia chương trình bồi dưỡng;
- Giá trị liên tổ chức: chương trình bồi dưỡng cũng có giá trị đối với tổ chức tương tự.
Có thể tiến hành đánh giá đào tạo từ các góc độ khác nhau, nội dung khác nhau, đối tượng khác nhau, phương thức khác nhau…không có mô hình nào cố định. Nói chung, có thể dựa vào các loại đánh giá đào tạo sau: Đánh giá đối tượng được đào tạo; Đánh giá khóa đào tạo.
Đánh giá đối tượng được đào tạo.
Đánh giá phản ứng của người học: Họ nghĩ như thế nào về việc đào tạo;
trước khi đào tạo và cuối khóa đào tạo như kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với mục tiêu đặt ra.
Đánh giá năng lực thực hiện công việc: Những thay đổi của cá nhân đối với việc thực hiện nhiệm vụ, công việc sau khi được đào tạo.
Đánh giá công tác ảnh hưởng đối với tổ chức: Xác định xem đào tạo có đóng góp như thế nào vào kết quả thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Đánh giá khóa đào tạo:
Đánh giá trong khóa đào tạo;
Đánh giá nhu cầu đào tạo;
Đánh giá việc xây dựng kế hoạch đào tạo;
Đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo;
Đánh giá những thành tích đạt được và những tồn tại trong khóa;
Đánh giá cuối khóa đào tạo;
Đánh giá sau khóa đào tạo.
SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
Trong đó:
- Đánh giá cuối khóa đào tạo được thực hiện vào thời điểm khi khóa đào tạo kết thúc. Việc này nhằm đánh giá mức độ, mục tiêu và kết quả đạt được, tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc tổ chức các hoạt động, các khóa đào tạo tiếp theo.
Nội dung đánh giá cuối khóa bao gồm:
Kết quả học tập của học viên;
Mục tiêu ĐT-BD
Đầu vào Nhu cầu
ĐT-BD Kế hoạch ĐT-BD
Thực hiện kế hoạch
ĐT-BD
Đầu ra
Đánh giá công tác đào tạo bồi dưỡng
Mức độ phù hợp của nội dung chương trình với nhu cầu của học viên;
Công tác giảng dạy của giáo viên;
Sự tham gia học tập của học viên;
Các phương pháp đào tạo được sử dụng trong khóa đào tạo;
Công tác tổ chức khóa đào tạo;
Các phương tiện trang thiết bị dạy và học;
Địa điểm phòng học;
Thời gian khóa đào tạo;
Nơi ăn nghỉ của học viên, giáo viên;
Những vấn đề khác.
Dựa vào kết quả của việc đánh giá các nội dung trên để đánh giá 3 vấn đề lớn sau: nội dung (chủ đề về kết quả đào tạo?); quá trình (khóa đào tạo đã thực hiện được như thế nào?); kết quả (các học viên đã học được gì?)
- Đánh giá sau đào tạo
Theo quan điểm cá nhân em cho rằng đây là nội dung đánh giá quan trọng nhất. Đánh giá sau khóa đào tạo nhằm cung cấp thông tin về hiệu quả của các hoạt động đào tạo, khóa đào tạo đối với từng cá nhân trong công việc thực tế của họ.
Đánh giá sau khóa đào tạo là đánh giá những chuyển biến của học viên khi thực hiện công việc thực tế của họ sau khi đào tạo. Từ đó rút ra các hoạt động đào tạo đối với từng cá nhân có hiệu quả hay không. Mặt khác, đánh giá sau khóa đào tạo còn cung cấp các thông tin cần thiết để lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý người được đào tạo bố trí công việc phù hợp sau đào tạo.
Đánh giá sau khóa đào tạo có thể trả lời các câu hỏi sau:
•Người được đào tạo có thực sự sử dụng kiến thức, kỹ năng mới dược đào tạo hay không?
• Năng lực thực hiện công việc của người được đào tạo có được nâng cao hơn trước hay không?
•Cán bộ quản lý có thấy được sự chuyển biến tích cực về kiến thức, kỹ năng và thái độ của nhân viên đã qua đào tạo trong công việc hay không?
•Người được đào tạo có thấy tự tin hơn hay không?
•Câu hỏi chính cần được trả lời sau khóa đào tạo là: người đào tạo hiện đang làm việc thế nào?
Thông thường công việc đánh giá sau khóa đào tạo được thực hiện ở cơ quan của người học sau khóa đào tạo từ 3 đến 6 tháng hoặc một năm. Các phương pháp thường dùng là phỏng vấn, quan sát và phiếu đánh giá.
Những người tham gia vào việc đánh giá sau khóa là học viên đã qua đào tạo và cán bộ lãnh đọa trực tiếp của họ.
Hệ thống đánh giá việc dạy và học.
Từ trước đến nay, chúng ta quan niệm hệ thống đánh giá chỉ có người học mà đánh giá đơn giản chỉ là làm bài thi, kiểm tra. Đánh giá như thế chưa đủ và chưa đúng. Tại sao? Trong hệ thống này cần 3 loại đánh giá:
+ Đánh giá chương trình, giáo trình đã phù hợp chưa, đã thiết thực chưa, sát thực tế chưa, đã cập nhật chưa, đã đúng quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước chưa? Mà một trong các kênh để đánh giá là thông qua nhận xét đánh giá của học viên.
+ Đánh giá người dạy. Việc đánh giá người dạy có một ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo mục tiêu, nội dung giảng dạy. Người dạy có đáp ứng được yêu cầu của người học hay không? (trong thực tế quan điểm lập trường của một số giảng viên chưa vững, phương pháp giảng dạy còn nhiều vấn đề. Để thực hiện được nội dung này cần có một hệ thống tổ chức chuyên môn tham gia phối hợp một cách chặt chẽ.
+ Đánh giá người học: Có nhiều phương pháp để đánh giá người học thông qua thi, kiểm tra là cách thường dùng.
Nhưng đối với công chức hành chính đi học thì việc thi, kiểm tra khong đánh giá được đúng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Để đánh giá đúng trình độ
người học phải thông qua khả năng vận dụng kiến thức đã học vào quá trình tác nghiệp thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ công chức (đánh giá qua thực tế).