HẠCH TOÁN CHI TIẾT

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH BẮC GIANG (Trang 51 - 75)

2.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ

2.2.3. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG

2.2.4.2. HẠCH TOÁN CHI TIẾT

Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp với nội dung kinh tế, công dụng kinh tế khác nhau. Mục đích của việc bỏ ra chi phí là để tạo ra sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Do đó các chi phí phát sinh cần phải được tập hợp theo các yếu tố, khoản mục và theo những phạm vi, giới hạn nhất định => nhằm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Như vậy đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các chi phí sản xuất mà trong giới hạn nhất định cần phải được tập hợp. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên của việc tập hợp chi phí, tinh giá thành sản phẩm. Có xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì mới tổ chức đúng đắn việc hạch toán chi phí từ khâu hạch toán ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức ghi chép vào tài khoản, sổ chi tiết …đều phải theo đúng đối tượng đã được xác định.

* Sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất, chế tạo ở nhiều bộ phận khác nhau, theo quy trình công nghệ khác nhau. Để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần phải căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng công ty, không có đối tượng tập hợp chi phí chung cho mọi loại hình công ty, mà căn cứ vào đặc điểm riêng, yêu cầu quản lý của từng công ty để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất riêng cho từng công ty.

Căn cứ để xác định đối tượng là:

- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty : có phân xưởng hay không có phân xưởng

- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty : giản đơn, phức tạp

- Địa điểm phát sinh của chi phí, mục đích công dụng của chi phí trong SXKD.

- Yêu cầu, trình độ quản lý của công ty cũng như yêu cầu tính giá thành

Trên cơ sở những căn cứ xác định đó đối tượng hạch toán chi phí có thể là:

-Hạch toán theo từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hay toàn doanh nghiệp

-Từng giai đoạn (bước) công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ -Từng sản phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình

-Từng nhóm sản phẩm, chi tiết hay bộ phận sản phẩm

Việc tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng có tác dụng tăng cường quanr lý sản xuất, quản lý chi phí, tăng cường quản lý nội bộ, phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm chính xác. Thực chất của việc xác định đối tượng hạch toán là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí.

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là cách thức tính toán, xác định chi phí sản xuất có liên quan đến từng đối tượng hạch toán cụ thể. Có thể dùng một phương pháp hay hệ thống các phương pháp để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất theo yếu tố, theo khoản mục trong phạm vi giới hạn đối tượng hạch toán chi phí. Tên gọi của nó thể hiện đối tượng mà nó cần tập hợp chi phí.

*Trình tự:

-Trên cơ sở các đối tượng hạch toán chi phí đã xác định mở sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh theo đối tượng.

-Phản ánh các chi phí phát sinh vào các sổ chi tiết đã mở trên cơ sở chứng từ.

-Hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng hạch toán chi phí để xác định giá thành sản phẩm, lao vụ.

Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

• Theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Trong quá trình sản xuất của công ty phần lớn nguyên liệu, vật liệu được sử dụng để hình thành nên thực thể sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những nguyên liệu , vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm như: Vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng….

-Đối với những chi phí nguyên vật liệu khi xuất dùng chỉ liên quan đến từng đối tượng cụ thể nào thì hạch toán trực tiếp (hạch toán thẳng) cho đối tượng đó trên cơ sở các chứng từ xuất kho vật liệu cho từng đối tượng.

-Đối với những chi phí nguyên vật liệu khi xuất dùng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau không hạch toán trực tiếp được thì phải dùng phương pháp phân bổ (hạch toán gián tiếp) cho các đối tượng như sau:

Trước hết xác định hệ số phân bổ:

Tổng chi phí cần phân bổ (C) Hệ số phân bổ (H) = --- Tổng tiêu chuẩn phân bổ (T) Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng cụ thể:

Chi phí phân bổ Hệ số Tiêu chuẩn phân bổ

cho đối tượng n = phân bổ x của đối tượng n (Cn) (H) (Tn)

Để phân bổ chi phí chính xác cho các đối tượng cần xác định, lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Tiêu chuẩn phân bổ hợp lý là tiêu chuẩn phải đảm bảo được mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tổng số chi phí cần phân bổ và tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng. Cụ thể: Tiêu chuẩn phân bổ của nguyên liệu, vật liệu chính thường là: theo định mức tiêu hao, theo khối lượng sản phẩm, theo hệ số quy định….Hay tiêu chuẩn phân bổ nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu thường là:

theo định mức tiêu hao, theo khối lượng vật liệu chính tiêu dùng, theo giờ máy…..

Ví dụ 1: công ty xuất 5.400 Kg vật liệu chính để sản xuất ba loại sản phẩm A, B, C và đã sản xuất được 270 SP A, 100 SP B, 55 SP C. Định mức tiêu hao vật liệu chính để sản xuất một đơn vị sản phẩm A là : 10 Kg, một đơn vị sản phẩm B là: 11 Kg và một đơn vị sản phẩm C là: 40 Kg

Yêu cầu: -Xác định lượng vật liệu chính tiêu dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm

Giải: -Xác định lượng vật liệu tiêu hao theo định mức là: 6.000 Kg -Xác định hệ số phân bổ

5.400

Hệ số phân bổ (H) = --- = 0,9 6.000

-Xác định lượng vật liệu tiêu hao thực tế cho từng loại sản phẩm A, B, C Sản phẩm A = 2.700 x 0,9 = 2.430 kg

Sản phẩm B = 1.100 x 0,9 = 990 kg

Sản phẩm C = 2.200 x 0,9 = 1.980 kg

Ví dụ 2: Công ty xuất 3.240 kg vật liệu phụ dùng để sản xuất sản phẩm A, B, C. Biết rằng luợng tiêu hao vật liệu chính và vật liệu phụ tỷ lệ thuận với nhau.

3.240

Hệ số phân bổ (H) = --- = 0,6 5.400

-Xác định lượng vật liệu phụ phân bổ cho từng loại sản phẩm A, B, C Sản phẩm A = 2.430 x 0,6 = 1.458 kg

Sản phẩm B = 990 x 0,6 = 594 kg Sản phẩm C = 1.980 x 0,6 = 1.188 kg

*Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu, dùng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các công ty,doanh nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải….

Nội dung kết cấu

Bên Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu xuất dung trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ trong kỳ

Bên Có:-Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập kho -Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu thực tế cho SX-KD vào TK 154 (TK 631 theo KK đ.kỳ)

-Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ - được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí

*Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :

1-Xuất vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ Nợ TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng)

Có TK 152

2-Nguyên vật liệu mua về dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ

Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 621 ( Chi tiết cho từng đối tượng) Nợ TK 133: thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331, 141… (Nếu mua về sử dụng luôn) Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Nợ TK 621 ( Chi tiết cho từng đối tượng)

Có TK 111, 112, 331, 141… (Nếu mua về sử dụng luôn) 3-Cuối kỳ nếu có vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho

Nợ TK 152 Có TK 621

Nếu vật liệu không dùng hết để lại phân xướng sử dụng cho kỳ sau thì kế toán ghi đỏ để giảm chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ

4-Cuối kỳ kế toán, căn cứ Bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp để xác định giá thành

Nợ TK 154 ( chi tiết theo từng sản phẩm )

Nợ TK 632 (Phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường) Có TK 621

• Theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng khó phân định được cho sản xuất, quản lý hay phục vụ bán hàng => Do vậy để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, …. kế toán cần theo dõi chi tiết chi phí vật liệu phát sinh liên quan đến từng đối tượng cụ thể như thể nào. Các chi phí nguyên vật liệu xuất dùng không ghi theo từng chứng từ xuất mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê xác định giá trị vật liệu tồn kho, trên cơ sở vật liệu tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính.

Trị giá vật liệu xuất dùng

trong kỳ

= Trị giá vật liệu tồn kho đầu kỳ +

Trị giá vật liệu nhập kho

trong kỳ

-

Trị giá vật liệu tồn kho

cuối kỳ

Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

* Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ như lương, phụ cấp có tính chất lương, các khoản đóng góp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định theo chế độ hiện hành.

Tiền lương và các khoản của công nhân sản xuất sản phẩm nào, đối tượng nào thì được hạch toán trực tiếp vào sản phẩm, đối tượng đó. Trường hợp tiền lương và các khoản liên quan đến nhiều sản phẩm, đối tượng => phải phân bổ

cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn là tiền lương định mức hay thời gian định mức.

Tiền lương phân bổ cho từng sản phẩm

=

Tổng tiền lương thực tế của CNSX x

CNSX Tiền lương tính theo đ/m Tổng số tiền lương đ/m của CNSX

(Tổng giờ công đ/m)

* Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622

chi phí nhân công trực tiếp”

Tác dụng: phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm theo từng đối tượng.

Nội dung kết cấu:

Bên Nợ: - Tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm

- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân sản xuất sản phẩm - Trích trước tiền lương CNSX nghỉ phép.

Bên Có: -Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào Nợ TK 154 (Nợ TK 631 theo KK đ.kỳ)

-Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí * Phương pháp kế toán:

1. Tính tiền lương và các khoản lương phải trả cho CNTT sản xuất sản phẩm, dịch vụ

Nợ TK 622 ( Chi tiết theo từng đối tượng sản phẩm)

Có TK 334 - Phải trả người lao động

2. Trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ của công nhân sản xuất sản phẩm dịch vụ

Nợ TK 622 (Chi tiết theo từng đối tượng sản phẩm ) Có TK 338 ( 3382, 3383, 3384)

3. Khi trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép ( công ty thực hiện trích trước)

Nợ TK 622

Có TK 335 – Chi phí phải trả

4. Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ pháp của công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 334 - Phải trả người lao động

5. Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tượng =>

nhằm xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ

Nợ TK 154 Nếu đơn vị áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên Nợ TK 631 Nếu đơn vị áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ

Nợ TK 632 (Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường)

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp .Hạch toán chi phí sản xuất chung

* Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến phục vụ sản xuất, quản lý sản xuất phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận hay tổ đội sản xuất như: Chi phí

nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu dụng cụ dùng trong quá trình quản lý sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền…

Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết theo từng điểm phát sinh: Phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất theo nội dung từng yếu tố chi phí. Cuối kỳ tổng hợp lại và phân bổ cho các đối tượng theo những tiêu chuẩn thích hợp. Tiêu chuẩn phân bổ thường dùng là:

- Phân bổ theo định mức chi phí chung - Phấn bổ theo chi phí trực tiếp

- Phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp, theo giờ máy…

* Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627

“Chi phí sản xuất chung”

Tác dụng: Tài khoản này phản ánh những chi phí phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất

Nội dung kết cấu:

Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: -Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

-Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi vào giá vốn hàng bán (NợTk 632)

-Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào Nợ TK 154 (Nợ TK 631 theo KK đ.kỳ)

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận. Không sử dụng cho hoạt động thương mại.

Tài khoản này có các tài khoản cấp 2:

Tài khoản 6271 “ chi phí nhân viên phân xưởng” Lương, phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ của nhân viên phân xưởng: Quản đốc, nhân viên kế toán, thống kê phân xưởng, thủ kho phân xưởng, nhân viên tiếp liệu, công nhân duy tu sửa chữa….

Tài khoản 6272 “Chi phí vật liệu” phản ánh chi phí vật liệu sản xuất dùng cho quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bộ phận: vật liệu dùng sửa chữa, tài sản cố định, dụng cụ dùng sửa chữa bão dưỡng TSCĐ tại phân xưởng.

Tài khoản 6273 “ Chi phí dụng cụ sản xuất” Phản ánh chi phí về dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng như khuôn, mẫu đúc, dụng cụ cầm tay, giàn giáo, ván khuôn…

Tài khoản 6274 “ Chi phí khấu hao TSCĐ” Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở phân xưởng, bộ phận: Khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, nhà xưởng, vườn cây phân xưởng…

Tài khoản 6277 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài” Phản ánh các chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động ở phân xưởng, bộ phận: Sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, điện, nước, điện thoại mua ngoài…

Tài khoản 6278 “ Chi phí bằng tiền khác” Phản ánh các chi phí bằng tền phát sinh ngoài các chi phí đã phát sinh kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận: Chi tiếp khách, hội nghị, chi cho lao động nữ…

* Phương pháp kế toán:

1. Tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca phải trả của nhân viên phân xưởng

Nợ TK 627 ( 6271)

Có TK 334

2. Trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ trên tiền lương nhân viên phân xưởng

Nợ TK 627 ( 6271)

Có 338 ( 3382, 3383, 3384)

3. Xuất vật liệu, công cụ dùng cho phân xưởng Nợ TK 627

Có TK 152, 153 ( 611), 142, 242

4. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng Nợ TK 627

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ

5. Chi phí điện nước, điện thoại phải trả, chi phí dịch vụ sửa chữa TSCĐ Nợ TK 627

Nợ TK 133

Có TK 112, 141, 331, 142, 335

6. Các chi phí bằng tiền khác phát sinh tại phân xưởng Nợ TK 627

Có TK 111

7. Cuối kỳ nếu có phát sinh các khoản ghi giảm chi phí chung Nợ TK 111, 112, 335, 138

Có TK 627

8. Cuối kỳ phân bổ chi phí chung để xác định giá thành Nợ TK 154 Theo phương pháp kê khai thường xuyên Nợ TK 631 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Nợ TK 632 (Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường)

Có TK 627

Để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo các khoản mục chi phí ( Chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SX chung) kế toán mở sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. Sổ này được mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí (Phân xưởng, bộ phận, sản phẩm, nhóm sản phẩm …)

Hạch toán chi phí trả trước ( Chi phí chờ phân bổ )

* Khái niệm: Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh liên quan đến hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong nhiều kỳ hạch toán nên chưa tính hết vào các đối tượng chịu chi phí trong kỳ mà phải phân bổ dần cho nhiều kỳ kinh doanh.

Theo quy định của chế độ kế toán chi phí trả trước được phân thành hai loại:

Chi phí trả trước có thời gian phân bổ trong vòng một năm tài chính =>chi phí trả trước. Chi phí trả trước có thời gian phân bổ trên một năm tài chính

=>chi phí trả trước dài hạn.

*Nội dung gồm:

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH BẮC GIANG (Trang 51 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w