CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT
3.2. Biến đổi của các hiện tƣợng thiên tai khí tƣợng thiên văn tại khu vực N- T-B
3.2.1. Không khí lạnh và rét đậm, rét hại
Ảnh hưởng của không khí lạnh và rét đậm, rét hại
Những đợt rét đậm rét hại kéo dài thường gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi cũng như trồng trọt. Thời tiết rét đậm, rét hại, kèm theo mưa phùn, giá buốt kéo dài đã làm cho cây trồng kém phát triển. Cây cỏ là thức ăn chính của chăn nuôi cũng không mọc được, gây ra rất nhiều tổn hại cho ngành chăn nuôi. Đợt rét hại kéo dài nhất trong lịch sử năm 2008 tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã làm chết trên 50.000 ha lúa, 5.000 ha mạ; 8.328 con trâu bò... gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Tại Nghệ An, đợt rét đậm nàyđã gây thiệt hại gần 33 tỷ đồng, đã có 1.387 trâu bò bị chết đói và rét. Ngoài ra, hơn 30.000 ha lúa bị chết rét, phải gieo lại toàn bộ. Đặc biệt do rét đậm, rét hại nên thời vụ sản xuất vụ xuân, vụ mùa bị chậm lại từ 20 – 25 ngày ảnh hưởng rất lớn sản xuất vụ đông năm 2008. Trong khi đó, năm 2011 không kéo dài nhưng cũng gây ra thiệt hại rất lớn, lên đền 130 tỷ đồng do có nhiệt độ thấp kỉ lục, một số nơi vùng cao có lúc âm tới 3,6oC. Gần 26.500 con gia súc bị chết rét, trong đó chủ yếu là bê, nghé, trâu, bò, gia súc khác.
Quảng Bình cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại. Theo nghiên cứu của các chuyên gia mặc dù nhiệt độ trung bình hàng năm đang có xu hướng tăng lên, nhưng mức độ xuất hiện và cường độ các đợt rét đậm, rét hại vẫn không giảm. Trung bình hàng năm Quảng Bình chịu khoảng 3 đến 4 đợt không khí lạnh
39
tràn về gây rét đậm, rét hại kéo dài. Các đợt rét thường xảy ra vào tháng 12 và tháng giêng, đúng vào thời điểm bắt đầu gieo trồng vụ Đông Xuân. Rét ở Quảng Bình thường kèm theo mưa nên mức thiệt hại càng lớn hơn. Các loại cây trồng mới gieo nhất là lúa thường bị chết do rét và ngập úng. Trâu, bò bị chết do rét và thiếu thức ăn. Thực tế sản xuất thời gian qua cho thấy, mức độ thiệt hại do rét là rất lớn, thậm chí có những năm còn cao hơn cả thiệt hại do nắng hạn. Ví dụ đợt rét đậm, rét hại vào vụ Đông Xuân 2010-2011 đã làm 6.900/28.464ha lúa Đông Xuân bị chết phải gieo lại, trong đó có nhiều diện tích phải gieo lại 2,3 lần; có2.743 con trâu bò bị chết do rét.
Biến đổi của hiện tượng không khí lạnh và rét đậm rét hại tại N – T - B
Không khí lạnh, có thể kèm theo front lạnh, là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng rét đậm, rét hại. Rét đậm (RĐ), rét hại (RH) có thể kéo dài nhiều ngày, thành đợt, và có thể xuất hiện trên diện rộng. Theo chỉ tiêu hiện đang được áp dụng tại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, khi xét cho một khu vực nào đó, một đợt RD (RH) được xem là xuất hiện nếu có từ một nửa số trạm trở lên trong khu vực đó có nhiệt độ trung bình ngày (Ttb) nhỏ hơn hoặc bằng 150C (130C) và xuất hiện từ hai ngày trở lên. Một chuỗi ngày rét đậm có xen kẽ một ngày chưa đạt tiêu chuẩn rét đậm nhưng trong ngày đó một nửa số trạm có Ttb xấp xỉ 150C (130C) vẫn được xem là một đợt rét đậm (rét hại) liên tục.
Các đợt không khí lạnh xâm nhập xuống nước ta có sự biến động không lớn.
Trung bình mỗi năm có khoảng 30 đợt không khí lạnh tràn xuống nước ta trong đó số lượng đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến 03 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cũng không có sự thay đổi nhiều (Hình 3.15)
40
Hình 3.13: Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến 03 tỉnh N-T-B
Hình 3.14: Số ngày rét đậm trung bình năm qua các thập kỉ tại một số trạm thuộc 3 tỉnh N-T-B (CPIS)
Phân tích hình 3.13 và 3.14 cho thấy:
- Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực N-T-B có xu thế giảm nhẹ nhưng không rõ rệt. Do đó, số ngày rét đậm cũng có xu hướng giảm ở hầu hết các trạm. Đáng chú ý là hai thập kỉ gần đây (1991-2000 và 2001-2010) số ngày rét đậm trong năm thấp hơn rõ rệt so với những thập kỉ trước đó, tiêu biểu có trạm Hà Tĩnh (thấp hơn 4-5 ngày/năm), trạm Hương Khê (thấp 6-7 ngày/năm), trạm Tương Dương (thấp hơn 5-6 ngày/năm). Tuy nhiên cũng có một số trạm có số ngày rét đậm tăng đột biến như trạm Vinh có số ngày rét đậm trong năm giai đoạn 2001- 2010 là 30 ngày/năm, trạm Tuyên Hóa là trên 20 ngày/năm.
0 5 10 15 20 25 30 35 40
1990 1995 2000 2005 2010 2015
Số đợt
Năm
Không khí lạnh
Không khí lạnh TBNN
Linear (Không khí lạnh)
41
- Số ngày rét đậm trong năm tính trung bình qua các thập kỉ có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam, điều này được thể hiện qua số ngày rét đậm tại trạm Hương Khê, Tương Dương, Vinh (thuộc tỉnh Nghệ An) cao hơn số ngày rét đậm các trạm Hà Tĩnh, Kỳ Anh (thuộc tỉnh Hà Tĩnh) và thấp nhất là tại trạm Đồng Hới (thuộc tỉnh Quảng Bình).