Các phương pháp tiếp cận xây dựng chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế các môn thể thao tự chọn cho sinh viên trường đại học việt bắc (Trang 27 - 31)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TỰ CHỌN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.4. Lý thuyết về thiết kế chương trình giáo dục

1.4.2. Các phương pháp tiếp cận xây dựng chương trình giáo dục

Trong lịch sử giáo dục có nhiều cách tiếp cận xây dựng chương trình giáo dục, trong đó có ba cách tiếp cận cơ bản sau đây:

Tiếp cận nội dung:

Quan niệm cho rằng giáo dục là quá trình truyền đạt kiến thức cho người học, do vậy chương trình giáo dục là bản phác thảo nội dung giáo dục, với hệ thống các môn học được sắp xếp theo trình tự, qua đó người dạy và người học biết mình phải dạy và phải học những gì.

Cách tiếp cận này đã tồn tại một thời gian dài và tỏ ra có nhiều nhược điểm, người dạy, người học chỉ chú trọng đến nội dung kiến thức (lấy nội dung làm trung tâm), phương pháp dạy học chủ yếu là truyền đạt và lĩnh hội kiến thức.

Tuy nhiên trong thời đại bùng nổ thông tin, cứ 5 đến 7 năm khối lượng thông tin lại tăng gấp đôi, với thời gian đào tạo gần như cố định (thậm chí còn

18

giảm đi), thì người dạy - người học không đủ khả năng để tiếp thu khối kiến thức khổng lồ, cho dù đây là kiến thức tối đa thì nó cũng nhanh chóng lạc hậu.

Nếu coi giáo dục là quá trình truyền thụ kiến thức và chương trình giáo dục chú trọng trước hết đến nội dung là quá giản đơn, đã bỏ qua nhiều yếu tố khác không kém phần quan trọng. Cách tiếp cận này không thể đánh giá chính xác được hiệu quả của quá trình đào tạo, mà chỉ đánh giá kết quả học tập thông qua lượng kiến thức, kỹ năng mà người học tiếp thu được.

Tiếp cận mục tiêu:

Một quan niệm tiến bộ hơn cho rằng giáo dục là quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực theo mục tiêu đào tạo đã xác định, do vậy, chương trình giáo dục là bản kế hoạch phản ánh nội dung và phương thức giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.

Cách tiếp cận này là một bước tiến lớn trong tư duy giáo dục, đó tạo ra một quy trình công nghệ hướng vào mục tiêu, tuy nhiên nó chưa đặt quá trình đào tạo trong trạng thái phát triển nên việc tổ chức đào tạo chưa thích ứng trước những thay đổi của xã hội.

Cách tiếp cận mục tiêu, giúp xác định hệ thống kiến thức, kỹ năng cần rèn luyện cho người học, phương pháp đào tạo, nguồn học liệu, cũng như phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (đối chiếu với mục tiêu đào tạo).

Mục tiêu đào tạo chính là mục tiêu đầu ra thể hiện qua những thay đổi về hành vi người học từ lúc vào trường tới lúc ra trường và tham gia vào thị trường lao động.

Theo cách tiếp cận này, nội dung, kiến thức, kỹ năng vẫn được coi trọng, song kiến thức, kỹ năng chỉ là yếu tố giúp đạt tới mục tiêu đào tạo đã được xác định từ trước. Có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:

19

Sơ đồ 1.1. Xây dựng chương trình giáo dục bằng phương pháp tiếp cận mục tiêu

Căn cứ vào đó, người dạy, người học có thể lựa chọn kiến thức, phương pháp, phương tiện phù hợp nhằm đạt được mục tiêu. Thiết kế chương trình giáo dục trên cơ sở mục tiêu đào tạo rõ ràng có những ưu điểm nhất định.

Tuy nhiên cách tiếp cận này cũng có những nhược điểm:

- Giáo dục không đơn thuần là công cụ để tạo ra những sản phẩm theo một “khuôn mẫu” cố định.

- Giáo dục không chỉ là quá trình rèn luyện người học theo mục tiêu mà còn là quá trình phát triển con người, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có để tự hoàn thiện, thích nghi với cuộc sống luôn biến động.

- Giáo dục con người không thể xem là tương đồng với khái niệm “công nghệ” cứng nhắc. Người học trải nghiệm một chương trình giáo dục theo những con đường riêng, tùy theo năng lực nhận thức, các hoạt động ưu tiên của bản thân. Cùng một tác nhân không thể tạo ra sự giống nhau ở những con người khác nhau.

Mục tiêu đầu ra (Learning outcome)

Quy trình đào tạo Phương pháp dạy

học

Kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo Nội dung đào tạo

(Kiếnthứckỹnăng)

20

Mặc dù còn nhiều ý kiến bàn cãi song cách tiếp cận mục tiêu trong thiết kế chương trình, nội dung đào tạo, tổ chức thực hiện sẽ còn phát huy tác dụng trong tương lai.

Tiếp cận phát triển:

Với nhận thức cho rằng đào tạo là quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực trong điều kiện nền kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ liên tục phát triển, do vậy chương trình đào tạo là bản thiết kế tổng thể cho các hoạt động đào tạo, phản ánh mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo và phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo một quy trình chặt chẽ, phù hợp với sự phát triển, tiến bộ của khoa học, công nghệ và thực tiễn cuộc sống.

Như vậy chương trình giáo dục là một quá trình, còn giáo dục là sự phát triển. Giáo dục là sự phát triển với ý nghĩa:

- Giáo dục làm phát triển con người, phát triển mọi tiềm năng sẵn có, kinh nghiệm đã trải nghiệm để họ có thể làm chủ được bản thân, đương đầu với thử thách một cách chủ động, sáng tạo.

- Giáo dục là một quá trình tiếp diễn thường xuyên, suốt đời, do vậy mục đích giáo dục cần chú trọng đến sự phát triển năng lực hoạt động của người học hơn là truyền thụ nội dung kiến thức đó được xác định từ trước.

Theo Kelly, theo cách tiếp cận giáo dục là quá trình nhờ đó mà mỗi người được phát triển một cách tối đa. Pan Hirst (1965) cho rằng giáo dục phải phát triển tư duy logic, năng lực sáng tạo, phát triển tri thức hơn là tiếp thu kiến thức đơn thuần.

Whitehead (1932) cũng từng nói giáo dục là nghệ thuật sử dụng kiến thức hơn là nắm được kiến thức.

Theo J. White (1995) con người không thể học tất cả những gì đang có, chương trình giáo dục phải giúp người học “có thể đương đầu với những đòi hỏi của nghề nghiệp không ngừng thay đổi, với một thế giới biến động khôn lường”.

21

Tất cả những điều đó đòi hỏi phải thiết kế chương trình giáo dục như một quá trình bao gồm các hoạt động cần thực hiện giúp người học phát triển tối đa năng lực tiềm ẩn để đáp ứng các mục tiêu.

Theo cách tiếp cận này người thiết kế phải chú trọng đến khía cạnh nhân văn của chương trình giáo dục. Chú ý tới đối tượng đào tạo, nhu cầu, hứng thú của họ phải được xem là điểm xuất phát của việc xây dựng chương trình.

Theo Kelly, chương trình giáo dục chỉ thực sự có tính giáo dục nếu nội dung của nó bao gồm những cái mà người học coi trọng và kiên trì theo đuổi từ đó phát triển mọi năng lực tiềm ẩn của bản thân.

Từ cách tiếp cận này, hình thành lý thuyết “dạy học lấy người học làm trung tâm”. Các bài giảng được tổ chức dưới dạng các hoạt động thông qua việc giải quyết các tình huống, tạo cơ hội cho người học được thử sức trước những thách thức khác nhau. Vai trò của người thầy (teacher) chuyển thành vai trò người hướng dẫn (instructor) người học được rèn luyện phương pháp tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo.

Và như vậy, thiết kế chương trình giáo dục tự chọn nằm trong xu hướng phát triển này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế các môn thể thao tự chọn cho sinh viên trường đại học việt bắc (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)