Thiết kế chương trình môn học tự chọn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế các môn thể thao tự chọn cho sinh viên trường đại học việt bắc (Trang 34 - 38)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH THỂ THAO TỰ CHỌN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.6. Thiết kế chương trình môn học tự chọn

1.6.1. Chương trình môn học tự chọn

Chương trình môn học tự chọn là tài liệu do giảng viên biên soạn để cung cấp cho sinh viên những nội dung chủ yếu sau đây:

Thông tin chung về môn học tự chọn, mục tiêu của môn học, giảng viên, nội dung chi tiết môn học, học liệu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, chính sách đối với môn học và hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học.

Mục tiêu đầu ra (Learning outcome)

Mục tiêu đầu ra (Learning outcome) Mục tiêu đầu ra

(Learning outcome)

Mục tiêu đầu ra (Learning outcome) Mục tiêu đầu ra

(Learning outcome)

25

1.6.2.Mục tiêu xây dựng chương trình môn học tự chọn

- Cung cấp cho sinh viên thông tin về mục đích, nội dung môn học và yêu cầu học tập môn học, đáp ứng các yêu cầu tự chọn của sinh viên.

- Đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ và là cơ sở để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

- Tạo ra một công cụ để kiểm tra việc giảng dạy của giảng viên và việc học tập của sinh viên.

- Đẩy mạnh khâu tự học, tự nghiên cứu, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của sinh viên.

- Từng bước nâng cao chất lượng dạy - học ở đại học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.

1.6.3. Quy trình xây dựng chương trình môn học tự chọn

- Xác định nhu cầu, hứng thú các môn học tự chọn của sinh viên.

- Xác định mục tiêu môn học hay còn gọi là chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

- Xác định mối quan hệ giữa môn học đang xây dựng với các môn khác trong chuỗi các môn học của chương trình tổng thể nhằm xác định các môn tiên quyết, các môn học song hành, cũng như các môn tiếp theo, các môn học tự chọn.

- Xác định sự tương quan giữa các chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tổng thể, giúp ta phát hiện những yếu tố bất thường của chương trình đào tạo.

- Xác định các phương pháp giảng dạy môn học, các phương pháp đánh giá để bảo đảm thực hiện được các chuẩn đầu ra đã nêu của môn học.

1.6.4. Cấu trúc chương trình môn học tự chọn

Cấu trúc của chương trình môn học tự chọn gồm các nội dung sau đây:

- Tên môn học.

26 - Các môn tiên quyết, các môn học song hành.

- Mục tiêu cụ thể mà môn học cần đạt được.

- Chuẩn đầu ra sinh viên cần phải đạt được sau khi học môn này.

- Nội dung môn học gồm các phần, chương, bài của môn học được trình bày với 3 yếu tố thông tin nội dung kiến thức phương pháp học tập, chuẩn đầu ra.

- Yêu cầu và cách đánh giá kết quả học môn học.

- Tài liệu tham khảo chính và các tài liệu khác phục vụ cho học môn học.

Kết luận chương 1

Giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, được cụ thể hoá bằng pháp luật (Luật Giáo dục), bằng các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua các thông tư, các nghị định, các quy định và các quyết định. Đây là những hành lang pháp lý cho các cơ sở giáo dục hoạt động và phát triển.

Giáo dục thể chất và các hoạt động TDTT đóng một vai trò rất to lớn trong giáo dục toàn diện nhân cách nói chung và đào tạo nhân lực ở các trường đại học nói riêng. Vì vậy, các trường đại học phải tham gia xây dựng chương trình giáo dục thể chất đáp ứng với yêu cầu của Luật Giáo dục nhằm đào tạo ra những lớp SV đáp ứng cho nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Môn học giáo dục thể chất có những đặc điểm riêng so với các môn học khác. Do vậy việc xây dựng chương trình môn học Giáo dục thể chất phải dựa vào những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên Việt Nam và thậm chí phải chú ý đến đặc điểm vùng miền của sinh viên.

Thiết kế các môn học tự chọn có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn học GDTCphải dựa trên lý luận chung về thiết kế chương trình. Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học tự chọn cần được

27

nghiên cứu phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý sinh viên, đặc điểm đào tạo các lĩnh vực nghề nghiệp, mục đính cuối cùng là góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong nhà trường và đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

28 Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế các môn thể thao tự chọn cho sinh viên trường đại học việt bắc (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)