Khảo sát tình hình phát triển của làng nghề đan lát Thái Mỹ và làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN CỦ CHI - TPHCM (Trang 64 - 68)

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CỦA HUYỆN CỦ

2.2 Tình hình phát triển nghề và làng nghề ở huyện Củ Chi

2.2.2 Khảo sát tình hình phát triển của làng nghề đan lát Thái Mỹ và làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông

Nghề thủ công truyền thống vốn có truyền thống quý báu từ lâu đời, với những nét độc đáo, tinh xảo, mỗi sản phẩm có nét độc đáo riêng, tên của sản phẩm luôn kèm theo tên của làng nghề làm ra nó, sản phẩm nổi tiếng cũng làm cho làm cho làng nghề tạo ra các sản phẩm đó nổi tiếng. Nghề thủ công truyền thống đã gắn liền với lịch sử phát phát triển văn hóa, xã hội của vùng đất thép Củ Chi, đây là sự kết hợp hài hòa giữa

những giá trị của vùng đất với những tinh hoa sáng tạo của người dân địa phương nơi đây.

Sau giải phóng, kinh tế của huyện Củ Chi vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp và nghề đan lát truyền thống ở địa phương. Sản phẩm ở đây mang đặc trưng và tính độc đáo riêng. Tuy nhiên do không có đầu ra nên sản phẩm của người dân khi đó chỉ sản xuất chủ yếu cung cấp cho tiêu dùng nhỏ lẻ. Vì thế, cuộc sống người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn, điều kiện vật chất cơ sở hạ tầng cũng thiếu thốn.

Thế nhưng, lấy xuất phát điểm từ nông nghiệp, trong 10 năm gần đây, huyện Củ Chi đã tập trung phát triển ngành nghề theo hướng đô thị, trở thành điểm nhấn về hướng phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay của cả nước. Bên cạnh đó, các ngành nghề truyền thống, làng nghề đã giải quyết phần nào lao động nhàn rỗi trong nông thôn.

2.2.2.1. Làng nghề đan lát Thái Mỹ.

- Tình hình chung: Làng nghề đan lát Thái Mỹ hiện nay có 3 doanh nghiệp và nhiều hộ sản xuất nhỏ, lẻ, hàng năm giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn.

- Về nguyên liệu và mặt bằng sản xuất: Nguyên liệu sản xuất của làng nghề găp nhiều khó khăn do khan hiếm, do diện tích đất trồng nguyên vật liệu bị thu hẹp.

- Về công nghệ sản xuất: Đã áp dụng máy móc vào một số công đoạn, tuy nhiên vẫn được làm thủ công ở các công đoạn trực tiếp làm ra sản phẩm.

Nguồn lao động phần đông là phụ nữ, phụ việc ở những công đoạn đơn giản, như làm đẹp sản phẩm, đóng gói sản phẩm.

Sản phẩm chủ yếu là vật dụng trong đời sống hàng ngày là thúng, sọt, rổ…và làm theo đơn đặt hàng của khách hàng.

Bảng 2.4 : Giới tính người lao động

Tần suất Phần trăm Phần trăm Giá trị

Phần trăm tích lũy Giá

trị

Nam 18 45,0 45,0 45,0

Nữ 22 55,0 55,0 100,0

Tổng cộng 40 100,0 100,0

Biểu 2.2 Giới tính người lao động

Bảng 2.5 Làm công đoạn

Tần suất Phần trăm Phần trăm Giá trị

Phần trăm tích lũy

Giá trị

Chọn lựa, phân loại và xử

lý nguyên liệu 1 2,5 2,5 2,5

Thiết kế mẫu mã, kiểu dáng 6 15,0 15,0 17,5

Xử lý, làm đẹp sản phẩm 1 2,5 2,5 20,0

Trực tiếp làm ra sản phẩm 13 32,5 32,5 52,5

Đóng gói 14 35,0 35,0 87,5

Vận chuyển sản phẩm 5 12,5 12,5 100,0

Tổng cộng 40 100,0 100,0

Biểu 2.3 Làm công đoạn

2.2.2.2. Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông

- Tình hình chung: Làng nghề sản xuất bánh tráng Phú Hòa Đông tồn tại lâu đời ở địa phương. Hiện nay, làng nghề 5 doanh nghiệp và nhiều cơ sở sản xuất nhỏ (quy mô hộ gia đình).

- Quy mô sản xuất: Bánh tráng được sản xuất theo hai hình thức:

Truyền thống và hiện đại.

+ Sản xuất truyền thống (thủ công): đây là hình thức sản xuất không sử dụng nhiều máy móc, số lượng người trong cơ sở khoảng 1 - 4 người thường là người trong gia đình (người tráng, người phơi, người xếp và đóng gói). Hình thức sản xuất đơn giản, diện tích sản xuất nhỏ khoảng 10-20m2, chi phí đầu tư thấp.

+ Sản xuất hiện đại (xu hướng công nghiệp): Đặc điểm của hình thức này là hầu hết các công đoạn trực tiếp tạo ra sản phẩm đều bằng máy móc (máy xay bột, máy chạy bánh lên liếp, không cần người tráng).

Vì vậy, sản xuất với năng suất cao. Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu lớn, do đó chỉ có một số cơ sở đầu tư được các loại máy này.

- Về nguyên liệu: Nguyên liệu chính để sản xuất bánh tráng là gạo. Là nguyên liệu có sẵn ở địa phương. Do đó không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu.

Biểu 2.4 Diện tích sản xuất

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI HUYỆN CỦ CHI - TPHCM (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)