Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CỦA HUYỆN CỦ
2.3. Đánh giá chung về nghề và làng nghề tại huyện Củ Chi
2.3.3. Những thách thức đặt ra đối với việc phát triển bền vững nghề và làng nghề tại huyện Củ Chi
- Về quy hoạch: Việc quy hoạch phát triển các làng nghề phải gắn liền với quy hoạch vùng nguyên liệu tại chỗ phục vụ sản xuất của làng nghề, đồng thời gắn với hoạt động du lịch, nhằm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm của làng nghề.
- Về cơ sở hạ tầng: Thí điểm mô hình làng nghề tập trung, ngân sách thành phố hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng có thu hồi lại vốn theo quy mô đầu tư của doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân làng nghề.
- Về phát triển nguồn nhân lực: Khuyến khích và hỗ trợ cho các làng nghề tự tổ chức các lớp dạy nghề, truyền nghề. Vận dụng, triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18/4/2012 của UBND TpHCM về phê duyệt đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.
- Về nguồn nguyên liệu: Do nguồn nguyên liệu của làng nghề trước đây chủ yếu là nguyên liệu tại chỗ, nhưng hiện nay do đô thị hóa và khu công nghiệp tăng lên do đó nguyên liệu đầu vào là do nơi khác chuyển đến.
- Về sản phẩm và mẫu mã: Số lượng sản phẩm mà làng nghề làm ra hàng năm tăng lên, các sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng
mẫu mã, nhiều loại như: bánh tráng cuốn, bánh tráng rế, bánh tráng phơi sương … để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
- Về quy mô sản xuất: Do bánh tráng được sản xuất theo phương thức truyền thống và hiện đại, nên xây dựng các mô hình liên kết sản xuất giữa các cơ sở để nâng cao năng suất.
- Về đầu tư tín dụng: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các làng nghề. Các doanh nghiệp, hộ dân, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất tại các làng nghề sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ và lãi vay theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị của thành phố.
- Về thị trường: Cần tìm kiếm các đối tác thông qua các hình thức như tổ chức hội chợ, xây dựng website của làng nghề.
- Về môi trường: Áp dụng các chính sách ưu đãi về khoa học công nghệ và môi trường làng nghề theo quy định tại Điều 10, Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Thủ tướng chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm làng nghề.
Tiểu kết chương 2
Qua khảo sát quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của một số nghề, làng nghề trên địa bàn huyện Củ Chi. Các làng nghề bước đầu đã tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trên các mặt kinh tế, xã hội: Giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn như xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch lao động vùng theo hướng CNH, HĐH, hình thành cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ, nhưng về mặt môi trường thì chưa đảm bảo.
Các làng nghề truyền thống ở huyện Củ Chi hiện nay đang gặp không ít khó khăn, về thị trường, về công nghệ sản xuất. Do lực lượng lao động trình độ học vấn còn hạn chế, đa số không qua đào tạo cơ bản nên gặp khó khăn khi tiếp thu công nghệ mới.
Phần nhiều người lao động ở các làng nghề chưa tách khỏi nông nghiệp nên tác phong sản xuất công nghiệp và ý thức hoạt động nghề còn mang tính thời vụ rõ rệt. Hiện nay, nguồn nguyên liệu bị hạn chế, và diện tích trồng nguyên liệu bị thu hẹp.
Mặt khác do cơ chế thị trường, nhiều gia đình không duy trì được nghề, đã chuyển sang nghề khác, lớp trẻ đã quay lưng với nghề truyền thống vì thu nhập thấp và thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, sự cạnh tranh và liên kết kinh tế của các làng nghề trên địa bàn huyện còn hạn chế.
Khôi phục và phát triển làng nghề là chủ trương đúng, tuy nhiên do phát triển không đồng bộ, thiếu quy hoạch nên dẫn đến môi trường tự nhiên ở các làng nghề bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Do vậy, cần có những giải pháp để bảo tồn và phát triển bền vững nghề và làng nghề với những giá trị kinh tế - văn hóa – xã hội và môi trường, trước cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại.