Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
a) Tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Tổng thu NSNN trên địa bàn Vũ Thư năm 2015 đạt 847.388 triệu đồng, bằng 195% dự toán tỉnh giao và bằng 134% dự toán HÐND huyện giao, tăng 7% so với năm 2014. Trong đó, thu ngân sách huyện đạt 555.817 triệu đồng, đạt 156% dự toán của huyện. Nếu loại trừ các khoản thu chuyển nguồn, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu kết dư và thu ghi thu, ghi chi tiền thuê đất, thì số thu thực tại trên địa bàn có tiến bộ và kết quả vượt trội.
Do tổ chức thu đạt kết quả cao, đã góp phần cho công tác chi NSNN ở cả 2 cấp (huyện và xã) đều vượt kế hoạch. Toàn huyện chi NSNN năm 2015 đạt 817.247 triệu đồng, đạt 129% dự toán huyện và tăng 9% so với năm 2014. Vũ Thư tập trung ưu tiên hàng đầu cho chi phát triển kinh tế (cả huyện và xã) với tổng số gần 198.000 triệu đồng. Các khoản chi cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đều đạt và vượt dự toán.
Nguyên nhân thu, chi NSNN năm 2015 có kết quả nêu trên được huyện Vũ Thư rút ra: Căn cứ dự toán thu, chi NSNN tỉnh giao, năm 2015 là năm huyện đã chủ động xây dựng dự toán và giao sớm hơn so với các năm trước đây để các ngành và các địa phương xây dựng dự toán và các chương trình hành động. Từ công tác đôn đốc, kiểm soát chi cũng được tăng cường qua nhiều khâu.
Phòng Tài chính huyện, một mặt tăng cường cán bộ giám sát, mặt khác thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho xã có cán bộ tài chính còn yếu nghiệp vụ, đạt 100% cán bộ tài chính ở cấp xã, thị trấn qua đào tạo. Huyện còn cung cấp phần mềm để cán bộ tài chính xã thực hiện công tác kế toán, hạch toán ngân sách. Ngành Thuế cũng thông qua nghiệp vụ quản lý thuế để bồi dưỡng kiến thức thu, chi ngân sách xã. Kho bạc thông qua vai trò giám sát chi ngân sách xã và kiểm soát vốn xây dựng cơ bản nâng cao trình độ cho cán bộ tài chính các xã.
Ðặc biệt trong chi dự toán chú trọng vào khoản chi lớn thật sự có khả thi. Xã, thị trấn chủ động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới (trong đó phần vốn đối ứng để tiếp cận được vốn hỗ trợ từ tỉnh và các chương trình mục tiêu). Huyện tiếp tục rà soát, phân loại, sắp xếp các công trình xây dựng theo thứ tự ưu tiên…
Ngoài ra, Vũ Thư còn xây dựng nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSNN trên lĩnh vực xây dựng cơ bản. Kiên quyết không phê duyệtcông trình khi chưa rõ nguồn, công trình dàn trải, manh mún. Trong năm, huyện chỉ đạo thanh quyết toán nhanh gọn một số khoản chi như dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng. Chỉ đạo các xã công khai toàn bộ khoản thu của dân. Công tác chi thường xuyên, từ huyện xuống xã, thị trấn phấn đấu tiết kiệm chi 10% để bổ sung vào nguồn cải cách tiền lương.
b) Tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
Với Luật NSNN được sửa đổi về đẩy mạnh phân cấp, tăng nguồn lực cho địa phương và các đơn vị khai thác nội lực nâng cao hiệu quả tiết kiệm, giảm bớt thủ tục hành chính. Huyện Na Hang tổ chức thực hiện khác tốt công tác chi NSNN đáp ứng được các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Trong điều hành chi ngân sách, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Na Hang đã chỉ đạo chặt chẽ, sát sao, các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác hướng dẫn,
kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm nền việc chi tiêu NSNN được bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển được bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi tiêu dùng tiết kiệm, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của huyện và cơ sở. Ngoài ra, Na Hang còn đáp ứng kinh phí phục vụ các khoản chi đột xuất của huyện, xã, đã tạo điều kiện cho các cấp, ngành hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Kho bạc huyện đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và thường xuyên phối kết hợp với các phòng, ban chuyên môn thuộc khối Tài chính tập trung kịp thời các khoản thu NSNN và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN trên địa bàn huyện.
Đối với việc bố trí kinh phí NSNN cho các chương trình, dự án, cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về kinh tế - xã hội và những tác động ảnh hưởng đến các vấn đề khác có liên quan để có căn cứ bố trí kinh phí thực hiện. Việc giám sát thực hiện được chú trọng đến công tác giải ngân để đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả của chương trình, dự án so với mục tiêu đã đề ra. Trường hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không đạt được mục tiêu sẽ thực hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình, dự án kém hiệu quả.
Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện, huyện Na Hang còn tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là giải pháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý chi ngân sách Nhà nước đối với huyện Thanh Sơn
Từ kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý chi NSNN cấp huyện, huyện Thanh Sơn có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng vào địa phương mình như sau:
Bài học thành công, hợp lý có thể vận dụng
- Việc quản lý chi NSNN phải được thực hiện đúng theo luật và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Các huyện khác nhau có quá trình phát triển KT – XH khác nhau nhưng đều phải cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách
- Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của HĐND, UBND các cấp, các ngành, các đơn vị trong tổ chức quản lý giúp khai thác nguồn thu hiệu quả và sử dụng tiết kiệm ngân sách
- Chất lượng công tác lập dự toán quyết định phần lớn hiệu quả công tác thu – chi NSNN trong năm. Nên phải lập dự toán chi NSNN sát với thực tế tại địa phương, đảm bảo yêu cầu hợp lý trong từng giai đoạn phát triển.
- Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chi NSNN phải thực hiện thường xuyên, xử lý kịp thời dứt điểm các sai phạm trong nội dung chi NSNN.
Bài học không thành công cần tránh
- Chưa coi trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc lập dự toán ngân sách nhằm phát triển KT - XH
- Chưa mạnh dạn phân cấp quản lý ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ theo qui định, bên cạnh đó chưa tổ chức tập huấn, đào tạo để nâng cao kinh nghiệm quản lý thu - chi cho các cấp địa phương.
- Các nhiệm vụ chi chưa phân cấp đồng bộ nhằm tạo điều kiện tối đa cho việc quản lý điều hành và phát triển đồng đều.
Chương 2