PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 45)

- Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ hiện nay như thế nào? Những thành công, hạn chế và nguyên nhân?

- Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cấp huyện ở huyện Thanh Sơn thời gian qua?

- Để tăng cường quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Sơn cần thực hiện những giải pháp chính nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để có thể đánh giá được thực trang công tác quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ thì cần phải thu thập thông tin thứ cấp.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về NSNN và quản lý NSNN, quản lý chi NSNN. Những thông tin cơ bản về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các chính sách của địa phương đối với công tác quản lý chi NSNN và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ cung cấp.

Các tài liệu, số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài còn được thu thập thông qua các tài liệu, báo cáo của địa phương, của ngành tài chính, ngành Kho bạc Nhà nước và website của các Bộ, ngành, tỉnh, huyện liên quan.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài. Qua thông tin thu thập được, tác giả phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp so sánh

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lưọng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau. Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm

- Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh các nhiệm vụ, kế hoạch + So sánh các giai đoạn khác nhau.

+ So sánh các đối tượng tương tự.

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả chi NSNN giữa các năm, các thời kỳ, hoặc cơ cấu của các nhiệm vụ chi trong tổng số chi NSNN trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên số liệu thống kê mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế, xã hội. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình chi NSNN ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích tài chính ngân sách

Dựa trên các cân đối về tài chính để đánh giá cơ cấu các khoản chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu Đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu gồm:

Tiêu chí định tính:

- Đánh giá công tác quản lý chi NSNN cấp huyện (có hay không việc vi phạm các quy định về quản lý chi ngân sách nhà nước).

- Đánh giá công tác chi NSNN cấp huyện (có đảm bảo lượng tiền, đáp ứng đầy đủ, kịp thời những nhu cầu chi của các cấp ngân sách và các đơn vị hay không).

- Các khoản chi của các cấp ngân sách và các đơn vị chi và thực hiện việc giám sát theo các qui định của Nhà nước.

- Đánh giá xem mức hoàn thành các nhiệm vụ được giao như thế nào (có chi đúng, chi đủ không). Hơn nữa trong quá trình triển khai sẽ có những phát sinh các cấp ngân sách và các đơn vị cần có những chủ động báo cáo và xử lý để đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả cho nguồn kinh phí Nhà nước giao. Rút kinh nghiệm cho các năm tiếp theo.

Về định lượng:

Khi đánh giá hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước dựa trên tiêu chí về định lượng thì các cơ quan nhà nước căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của nhà nước; tùy thuộc vào nhiệm vụ chính trị được giao của từng cấp ngân sách và các đơn vị cụ thể mà đưa ra con số cụ thể về:

- Chỉ tiêu: Tổng Thu Ngân sách huyện = (A + B + C + D + E +F ). Trong đó:

(A): Thu ngân sách huyện hưởng theo phân cấp (B): Thu kết dư năm trước

(C): Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

(D): Thu chuyển nguồn từ ngân sách năm trước (E): Thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách (F): Các khoản thu huy động đóng góp XD CSHT - Chỉ tiêu: Tổng chi Ngân sách huyện = ( A + B )

Trong đó:

(A): Chi cân đối Ngân sách địa phương (B): Chi quản lý qua Ngân sách

- Chỉ tiêu A: Chi cân đối Ngân sách địa phương = ( 1 + 2 + 3 + 4 +5) Trong đó:

(1): Chi đầu tư phát triển (2): Chi thường xuyên

(3): Chi chương trình mục tiêu (4): Chi chuyển nguồn

(5): Chi bổ sung ngân sách xã

- Chỉ tiêu B : Chi quản lý qua NS = ( 6 + 7 + 8 +9) Trong đó:

(6): Học phí (7): Viện phí

(8): Chi sự nghiệp y tế từ nguồn thu khác (9): Nguồn đóng góp tự nguyện

- Chỉ tiêu: Tỷ lệ chi ngân sách thực hiện/dự toán nhằm đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch chi ngân sách. Công thức tính như sau:

Tỷ lệ (%) = TH/DT

- Chỉ tiêu: Tỷ lệ chi đầu tư phát triển hàng năm so với số được giao (%).

- Chỉ tiêu: Tỷ lệ chi thường xuyên hàng năm so với số được giao (%).

- Chỉ tiêu: Tỷ lệ chi khác hàng năm so với số được giao (%).

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)